Bàn về khoái lạc
Phương thuốc khoái lạc
Có người đã nghiên cứu qua phương thuốc khoái lạc, anh ta nói phương thuốc này có ba vị thuốc là:
1. Tìm được việc làm
2. Tìm được người để yêu
3. Nghĩ ra được một tiền đồ sáng sủa
Giả sử chúng ta cảm thấy phương thuốc này là hay thì nhiều nhất chẳng qua chỉ là trị ngọn chứ quyết không phải là trị gốc. Trong xã hội đã có hàng triệu hàng triệu người đã có ba vị thuốc này, thế nhưng không phải ai ai cũng đều sung sướng cả. Đó là một sự thực hiển nhiên mà lại quá ư dễ thấy, bạn và tôi cũng đều biết cả.
Tìm được việc làm quả nhiên là sung sướng, chẳng những anh có tiền để sống mà còn có thể thực hiện được lý tưởng và hoài bão của anh. Đến khi nhìn thấy hiệu quả, người và ta đều thu được hiệu ích, đương nhiên là khoái lạc rồi.
Tìm được người yêu, có nơi gửi gắm về tinh thần, điều này hiển nhiên không chỉ hạn chế ở người yêu trẻ trung, nó như những đứa trẻ ngây thơ, bà nội tuổi cao, người bạn ở xa, cùng với mọi thứ mà bản thân mình yêu quý đều ở trong đó. Tinh thần có chỗ để gửi gắm, tự nhiên sẽ cảm thấy khoái lạc.
Còn nói tới tiền đồ sáng sủa ư, điều đó càng khiến cho anh khoái lạc. Chúng ta đã nhìn thấy những người theo đuổi các nghề nghiệp, khi bàn tới việc thực hiện các kế hoạch trong tương lai của họ, ai nấy đều tươi cười hớn hở, mừng vui sung sướng, giống như những tín đồ của đạo Phật, họ nghĩ tới lạc thổ ở Tây phương, tất nhiên cũng vô cùng khoái lạc.
Có điều trên thực tế thì không phải ai ai cũng đều được như vậy, cũng như những người làm việc, họ cảm thấy sự tình chán ngán, những tiếng khóc của trẻ con, tiếng làu bàu ca cẩm của cụ già, người bạn ở xa lâu không có tin tức, cùng với tất cả những thứ mà mình yêu quý đều bị tiêu vong chết chóc, thì không thể dẫn tới khoái lạc nào được. Đối với những kế hoạch trong tương lai ai lại có thểbảo đảm nó đều có thể thực hiện được như ý cả. Khi thời gian dần dần bước tới thì khoái lạc sẽ lặng lẽ bay đi. Tôi nhìn thấy một vị hòa thượng giảng kinh A di đà, khi ngài giảng tới lạc thổ ở Tây phương, nhìn thấy chú tiểu hòa thương bưng trà tới cho một vị thí chủ đã có vẻ ngạo mạn một chút, ngài liền nổi cơn giận dữ.
Niềm sung sướng khoái lạc không thể thường xuyên tồn tại được thật khó có thể viết ra một phương thuốc khoái lạc được.
Trước đây tôi đã đọc qua một tờ tạp chí ngoại quốc, có một bài viết tên là "Bạn có được khoái lạc không?". Kết luận của bài viết là dục vọng của nhân loại quá nhiều. Một sự việc tới tay, liền nghĩ tới một sự việc khác. Một kế hoạch chưa được thực hiện liền nghĩ tới kế hoạch thứ hai. Như vậy thì vĩnh viễn không thể có khoái lạc được.
Chỉ có khi khoái lạc tới, đối với khoái lạc đã sản sinh ra ý muốn cảm tạ, thế thì niềm khoái lạc này mới có thể tồn tại được một chút thời gian. Lời nói này rất có lý thú, khiến cho tôi liên tưởng tới khi chúng ta cảm thấy đầy đủ, nói "Tạ ơn trời đất: biến thành không phải là thật sự tạ ơn trời đất, mà chính là muốn đem niềm sung sướng này kéo dài tồn tại thêm một chút thời gian nữa.
Chúng ta vẫn luôn luôn có một phương thuốc khoái lạc tồn giữ được lâu dài. trong tục ngữ đã có một câu "Tri túc thường túc" - Biết đủ thì luôn luôn được đủ. Câu nói này vẫn luôn luôn được lưu hành ở trong xã hội, lẽ dĩ nhiên vẫn có đặc hiệu của nó. Có điều chúng ta không phải là không có "Tri túc", cũng không phải là không muốn "Thường lạc". Chính là vì mối quan hệ giữa con người và ta biến hóa quá nhiều, cũng giống như vị lão hòa thượng giảng kinh A Di Đà kia lại gặp chú tiểu đắc tội đối với thí chủ bắt ông ta không giận dữ thì còn biết làm gì?
Thặng dư khoái lạc
Đây là một danh từ mới, bình thường chúng ta không dùng.
Thế nhưng, chúng ta thường có tình cảnh như thế này. Chúng ta viết thư cho bạn của chúng ta, báo cho bạn biết một loạt tin vui, sau khi bức thư đã gửi đi rồi, trong lòng chúng ta cảm thấy sung sướng. Hoặc như những thanhniên nhận được phần thưởng, ở lúc nhận thưởng, sung sướng khỏi cần phải nói, phần thưởng cầm trong tay rồi, niềm sung sướng đã trôi qua, có lẽ ban đêm bỗng nhiên nghĩ lại, trong lòng tự sung sướng một hồi. Lại như một cụ già, chúng ta mời cụ viết cho một bài hồi ức là đời sống thiếu niên, cụ đã nêu ra từ trong con tim mọi điều về đời sống thiếu niên, viết ra được đã là điều sung sướng, sau khi viết xong gửi đi rồi trong lòng cụ vẫn có niềm sung sướng tồn tại.
Mấy ví dụ nêu trên đều là sung ssướng khoái lạc cả. Thế nhưng sự khoái lạc không nhất định là ở lúc đó mà là ở đằng sau sự việc. Đó là thặng dư, cho nên tôi gọi nó là thặng dư khoái lạc.
Cuối cùng thì loại khoái lạc thặng dư này tốt hay không tốt, nói rằng không những chỉ tốt mà còn là nguồn gốc của hạnh phúc nữa. Ở ngoại quốc có câu tục ngữ nói rằng "Khoái lạc như của cải giàu có!". Thực quả có như vậy, một chút cũng chẳng sai. Sự tích lũy của cải giàu có chính là do ở thặng dư. Ví dụ một người đi câu cá, mỗi ngày câu được một con, ăn hết một con, đương nhiên là không còn gì để mà giàu có đáng nói nữa; Nếu như câu được mười con, chỉ ăn một con, đem chín con kia đổi thành tiền, tích lũy lại, như vậy thì mới có cơ hội để tăng thêm của cải. Giả sử người đó lại đem đồng tiền tích lũy được dùng vào chỗ sinh lời, thế thì của cải giàu có của ông ta có đều phải trải qua ba bước, thứ nhất là thặng dư (dư thừa), thứ hai là tích lũy, thứ ba là dùng vào chỗ sinh lợi. Cho nên một loạt nhà kinh tế học đã nói: "Tư bản chính là của cải dư thừa".
Khoái lạc cũng như vậy, không có thặng dư khoái lạc chính là không có khoái lạc. Một người cuộc sống rất thiếu thốn, đã vay tiền để đi sắm lễ chúc mừng, khi chúc mừng, người
đó sẽ được một lần sung sướng. Thế nhưng sau khi trở về nhà, chẳng những không có thặng dư khoái lạc, trái lại đã vì chúc mừng mà phải vay nợ, đã tăng thêm nỗi đau khổ của anh ta.
"Hạnh phúc bởi tích lũy khoái lạc mà thành", cũng giống hệt như của cải vậy, của cải mà chúng ta tích lũy được cần phải được dùng vào chỗ để sinh lợi, thì của cải của chúng ta mới có thể được tăng thêm. Chúng ta cần dùng trái tim thặng dư khoái lạc để giúp đỡ người khác, hiểu biết họ, thông cảm với họ, hạnh phúc của chúng ta mới có thể tăng thêm được. "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (Buồn trước nỗi buồn của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ) mà cổ nhân nói, cũng chính là có ý nghĩa này.
Làm một con người đương nhiên phải mong muốn có hạnh phúc, mà hai chữ hạnh phúc quyết không phải chỉ là ăn ngon mặc đẹp, nhà lầu xe hơi. Đó chính là: Thứ nhất, trong trái tim luôn luôn có thặng dư khoái lạc. Thứ hai, dùng trái tim thặng dư khoái lạc này để khiến cho người khác cũng có thể luôn luôn có thặng dư khoái lạc. Như vậy, xã hội mới là xã hội có hạnh phúc, con người trong xã hội mới là con người hạnh phúc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân