Thay chỉ số tăng trưởng bằng chỉ số hạnh phúc
Trong thế giới tư bản, các cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thường để lại nhiều vết thương, không những cho "thân xác" mà còn là "những vết thương lòng" gây tổn hại tinh thần cả một thế hệ. Cuộc đại suy thoái Mỹ 1929 làm nước Mỹ bị ám ảnh đến tận thế kỷ XXI. Khủng hoảng dầu mỏ tạo ra chủ nghĩa cô lập cực đoan tại nước Mỹ. Khủng hoảng tài chính Á Châu 1997 tạo ra nhiều vết sẹo trong tư duy của nước Thái Lan…
Trong giấc mơ giàu có, tăng trưởng, con người đã linh cảm về tính bất ổn của cuộc chạy đua kinh tế này, nhưng chỉ khi một cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, cảm nhận đó mới được hiện thực hóa và người ta mới té ngửa ra rằng: hạnh phúc là một khái niệm không cùng nghiệm với giàu có.
Câu chuyện về sự tỉnh thức này đang râm ran khắp nơi trên địa cầu, từ những quốc gia rất giàu đến những đất nước đang phát triển.
Từ chỉ Số Well-Being của nhà quý tộc Anh…
Kinh tế thế giới chưa bao giờ phát triển như vậy của cải và hàng hóa chưa bao giờ nhiều như vậy… Chủ nghĩa tư bản thị trường, động cơ gia tốc cho toàn bộ sự giàu có đó, dường như đã hoàn thành nhiệm vụ thật đáng khen.
Nhưng có thật thế không? Chuyện ngày xửa ngày xưa quả có kể rằng giàu có sẽ giúp người ta hạnh phúc, nhưng đó cũng là chuyện ngày xưa thôi, ngày nay, người ta biết: cần phải có thêm một cái gì đó nữa mới đủ cho hạnh phúc nẩy mầm.
Nhiều người ở Châu Âu giàu có hiện đồng tình với ý niệm: kinh tế nên làm ra một cái gì đó khác hơn tiền mới giúp con người dễ chịu hơn. Dĩ nhiên giữa họ cũng tồn tại tranh cãi mà một bên là những nhà tư bản thực dụng Anglo - American và bên kia là người Âu châu lục địa vốn có khuynh hướng bons vivants (sống thoải mái) kiểu Pháp (người Pháp thường bị người Anh chê là: dùng quan niệm chất lượng cuộc sống" để biện hộ cho tốc độ tăng trưởng thấp của họ). Tuy vậy một người Anh chính hiệu quý tộc: David Cameron, lãnh đạo đảng Bảo thủ và có thể là Thủ tướng Anh tương lai lại đồng ý vớt ý nghĩ của người Pháp khi ông ta ấp ủ ý niệm về chỉ số “General Well-Being, gọi tắt là TWB" (Tổng Giá trị Hạnh phúc) để thay thế cho chỉ số GDP truyền thống.
Ngay đầu năm 2007, Tạp chí kinh tế hàng đầu của thế giới trụ sở tại Anh, thường được mệnh danh là “Kinh Thánh" của nhà tư bản, tờ The Economist đã đưa ra một chuyên đề nghiên cứu chỉ độc một chữ: "Happiness". Trong đó chỉ ra rằng: dù rất thành công và giàu có về mọi mặt, cảm giác của dân cư tại các nước Anh, Mỹ đều không cảm thấy… hạnh phúc. Cho nên, họ cũng đồng tình việc tìm kiếm giải pháp thay thế chỉ số phát triển kinh tế GDP (Gross Domestie Product) bằng một cái gì đó nhân văn hơn như chỉ số GWB (Gross Well-being). Rõ ràng, khuynh hướng phát triển sao cho người dân thấy hạnh phúc (chứ không hẳn là giàu có thừa mứa, chạy đua tối mày mặt) đang dần chiếm ưu thế.
Ở Mỹ, sự bất bình đẳng, làm việc quá mức và những cái giá còn dấu kín phải thanh toán cho sự thịnh vượng… đang bùng lên thành một cuộc tranh luận lớn. Chữ “Wellness"- sự dễ chịu là mục tiêu của việc chăm sóc sức khỏe tâm-thể cho con người (chứ không chỉ có mỗi health-sức khỏe của ngành Y tế) đang trở thành một ngành kỹ nghệ lớn, phát triển mạnh, lợi nhuận cao.
Năm năm trước, tôi có cơ hội đọc một cuốn Sách thú vị đề cập đầu tiên về vấn đề này, sách nhan đề The Future of Sueeess (Tương lai của Thành công) của ông Robert Reich, nguyên Bộ trưởng Lao động Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton. Trong sách, ông Reich một người phụ trách về lao động đương nhiên rất quan tâm đến vấn đề xã hội và con người, cho rằng, hai chữ thành công của một "kiếp người" rồi sẽ phải thay đổi, chứ không thể hùng hục làm như người Mỹ hiện nay, người ta phải “Work Smart" (làm việc một cách thông minh) thay vì work hard (làm việc hì hục) để dành thêm thì giờ cho phát triển tâm hồn.
Đến Chủ nghĩa Tư bản Phật giáo, Tư bản Karma… của Châu Á
Xu thế nhận thức mới này tuy thế, lại không mới đối với các quốc gia Châu Á có nền tảng Phật Giáo. Nhiều năm trước, nước Bhutan - nơi đức Phật sinh ra, nơi có vườn Lâm tì ni - nhà vua Bhutan đã đề ra chỉ số phát triển không đơn thuần nhắm đến của cải, gọi là GNP (Gross National Happiness - Tổng Hạnh phúc Quốc gia). Ở một nước Phật giáo khác là Thái Lan, vua nước này cũng vậy, ngài đưa ra khái niệm Boudhist Capitalism (chủ nghĩa tư bản Phật Giáo) qua đó khuyên quốc gia không phát triển kinh tế kiểu làm giàu bằng mọi giá như vừa qua, mà quay về các khái niệm hài hòa hơn của Phật giáo. Cũng cuối năm rồi, Tạp chí Businessweek tường thuật về một xu thế mới là Karma Capitalism (Chủ nghĩa Tư bản Karma) trong đó đưa chữ “nghiệp” karma vào làm ăn để hiểu sâu sắc hơn về lẻ vô thường của cuộc đời, nhằm khắc phục khía cạnh quá khốc liệt của chủ nghĩa tư bản cũ, Tư bản “Nghiệp chướng" là một loại chủ nghĩa tư bản rất an bình và rất thiền kiểu Ấn Độ…
Diễn biến tình hình nước Thái từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á mười năm trước, mà đất nước này là nơi bắt đầu và là tâm của cơn chấn động, làm cho nhiều người Thái bừng tỉnh từ đó xuất hiện Kinh tế học Phật giáo (Buddhist Economics) như một con đường trung đạo.
Lý thuyết của học thuyết này bác bỏ cách tăng trưởng quá nóng và đầy tính đầu cơ mà Thái Lan đã đi theo suốt nhiều năm qua với kết cục là cuộc sụp đổ gây tổn thất và chấn thương cho toàn xã hội hồi năm 1997. Chính quan điểm này đã xem cách phát triển kinh tế quá hăng hái của cựu Thủ tướng Thaksin là phiêu lưu nguy hiểm. Từ đó dẫn đến cuộc đảo chính hồi đầu năm.
Các người đảo chính lập luận: ông Thaksin với “Thaksinomies"- Học thuyết kinh tế Thaksin - muốn tạo một cuộc đại nhảy vọt cho người nông dân nghèo thông qua cho vay nhẹ lãi, hứa chăm sóc y tế giá rẻ và các chính sách nhằm tạo ra một “chủ nghĩa tư bản nông thôn" (farmyard capitalism) và các chính sách này sẽ đưa quốc gia đến một cuộc khủng hoảng nợ khác. Kinh tế Phật giáo ngược lại nhắm đến khái niệm “tri túc" (biết đủ) với ba quan niệm chính: khoan hòa, hợp lý và tự tại, và chính trạng thái này sẽ bảo vệ Thái trước những cú sốc của toàn cầu hóa.
“Đó là những biện pháp đặc thù mà Chính phủ sẽ áp dụng để đẩy mạnh việc phát triển con người". Ông Surayud Chulanont Thủ tướng lâm thời Thái Lan (trước khi đó Chính phủ dân cử mới hiện nay viết trong một nghiên cứu ấn hành bởi UNDP mang tên “Kinh tế Tri túc và Phát triển con người” (Sufficiency Economy and Human Development). Ông muốn đẩy mạnh “hạnh phúc" thay vì tăng trưởng.
Hoàng gia Thái từ lâu đã cổ xúy cho sự tri túc trong đời sống Thái bao hàm sự khiêm tốn, giản dị và sống phù hợp với điều kiện của mình. Từ đầu thập niên 90, một nhóm các tướng lãnh về hưu, các quan chức lão thành, các nhà kinh tế đã tập hợp lại để cụ thể hóa các ý tưởng của nhà vua thành một học thuyết kinh tế thống nhất (Một phần lớn được thể hiện trong báo cáo năm 2007 của UNDP và trong kế hoạch năm năm sau đó). Nhóm này cho rằng đây là con đường trung đạo giữa toàn cầu hóa quá mức và cô lập quá mức, giữa một chủ nghĩa tư bản không thể kiểm soát với một Nhà nước bao cấp, giữa "sự lạc hậu và những giấc mơ không lường”...
Như nhận định của Wisarn Pupphavesta: nhà kinh tế của Viện Nghiên cứu Phát triển Thái lan: “Một trong những mục tiêu của học thuyết là để giảm nhẹ căn bệnh cố hữu của chủ nghĩa tư bản vốn không thể tránh: vòng “ác nghiệt”của chu kỳ tăng trưởng - sụp đổ đã từng làm điên đảo các nền kinh tế khác nhau. Tôi công nhận rằng nó đó phần chống lại với chủ nghĩa tư bản tiêu dùng kiểu neoliberal, nhưng chúng tôi buộc phải chọn một cách sống mới".
Thiết nghĩ, hạnh phúc giờ đây không còn là đối tượng của từng cá nhân cũng không chỉ là phạm trù quan tâm của triết học, thần học, tâm lý học… mà đã trở thành vấn nạn của kinh tế chính trị. Các nhà nước giờ đây không chỉ hướng dẫn những thành quả mà còn phải xem xét xem quả, đó là “chính quả" hay là nghiệp chướng nữa!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng