Một phương thức tư duy mới
Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới.
Một mặt, cần phải bổ sung cho tư duy tách biệt với phương thức giản lược nhận thức về toàn bộ thành nhận thức về các bộ phận cấu thành toàn bộ bằng một tư duy liên kết. Complexus có nghĩa là "cái được dệt lại với nhau”. Tư duy phức tạp là tư duy tân cách vừa phân biệt - nhưng không tách rời, vừa liên kết, ngoài ra cần phải xét đến sự không chắc chắn. Giáo điều của một thứ quyết định luận đã sụp đổ. Vũ trụ không bị chủ quyền tuyệt đối về trật tự chi phối, nó chịu sự chi phối của một mối quan hệ "dialogic" (quan hệ vừa đối kháng, vừa cạnh tranh và vừa bổ sung) giữa trật tự, sự rối loạn và tổ chức.
Các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt của Edgar Morin: - Trái đất – Tổ quốc chung, NXB Khoa học xã hội, 2002. |
Ý niệm về sự phức tạp, như người ta thấy rõ, hoàn toàn không phải là một ý niệm loại bỏ sự chắc chắn để đưa vào sự không chắc chắn, loại bỏ sự tách biệt để đưa vào sự không thể tách rời, loại bỏ sự logic để cho phép mọi sự vi phạm. Trái lại, bước đi bao gồm một cuộc khứ hồi không ngừng giữa chắc chắn và không chắn chắn, giữa hợp phần và toàn phần, giữa sự tách rời được và sự không tách rời được. Đây không phải là từ bỏ những nguyên tắc của khoa học kinh điển - trật tự, sự tách rời được và tính logic- mà là làm chúng hòa nhập với nhau trong một sơ đồ vừa rộng rãi hơn vừa phong phú hơn. Đây không phải là đối lập một chủ nghĩa khoan đào toàn bộ và trống rỗng và chủ nghĩa giản lược có hệ chống, ở đây chính là gắn kết cái cụ thể của các phần với toàn phần. Cần phải nối liền với nhau các nguyên lý trật tự và vô trật tự, tách biệt và nối liền, tự lập và phụ thuộc, vốn bổ sung cho nhau, cạnh tranh với nhau và đối kháng nhau trong lòng vũ trụ.
Tóm lại, tư duy phức tạp không trái ngược với tư duy giản lược, nó hòa nhập tư duy giản lược, như Hegel đã nói: tư duy phức tạp thực hiện sự phối hợp giữa đơn giản và phức tạp.
Thực vậy, ý niệm về sự phức tạp có thể cũng được biểu thị một cách đơn giản như ý niệm về sự đơn giản, đòi hỏi tách rời trong khi vẫn phân biệt.
Tư duy phức tạp chủ yếu là tư duy hội nhập cái không chắc chắn và nó có khả năng hình dung ra sự tổ chức. Nó có khả năng liên kết, đan bện, tập hợp, nhưng đồng thời cũng có khả năng nhận biết cái cá biệt và cái cụ thể.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt