Sự va chạm của các nền văn minh
Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XIX đã chứng kiến nhiều sự kiện đặc biệt trong đời sống quốc tế. Sự thống trị của phương Tây trong nhiều lĩnh vực bắt đầu suy giảm, nhường chỗ cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau của các nước phi phương Tây khác trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Mối liên kết giữa các quốc gia hình như dựa trên một nền tảng mới, có những quốc gia trước đây là cừu thù nay lại liên kết với nhau hoặc ngược lại. Những tranh chấp về sắc tộc, tôn giáo, phong trào tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa dân tộc quá khích, sự chênh lệch giàu nghèo… để lại hậu quả ghê gớm ở nhiều nơi trên thế giới và ảnh hưởng hầu như mọi quốc gia. Nguyên nhân của những hiện tượng và sự kiện đó là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong cuốn “Sự va chạm của các nền văn minh”.
Cuốn sách gồm năm phần:
Phần Ibàn về bản chất các nền văn minh, quan hệ giữa các nền văn minh và phản ứng của các nền văn minh khác đối với nền văn minh phương Tây. Phần này đặc biệt đề cập đến diện mạo mới của nền văn minh nhân loại. Theo đó, các quốc gia có văn hoá giống hoặc tương đồng sẽ ngày càng gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau phát triển. Tác giả còn đưa ra nhận định: “các xung đột trong tương lai sẽ được châm ngòi bằng những yếu tố văn hoá chứ không phải kinh tế hay ý thức hệ tư tưởng. Những xung đột nguy hiểm nhất sẽ xảy ra ở những phân giới sai lệch nhất giữa các nền văn minh”.
Phần IIcho độc giả cái nhìn mới về cán cân thăng bằng giữa các nền văn minh đang thay đổi: ảnh hưởng của phương Tây sẽ ngày càng suy giảm trong khi các nền văn minh châu Á đang bành trướng sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị. Đặc biệt, phần này sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức cơ bản để phân biệt hai khái niệm “văn minh” và “nền văn minh”. Bạn vẫn thường sử dụng hoặc nghe nhắc đến hai khái niệm này nhưng bạn có thật sự hiểu nó? Bạn biết gì về “văn minh” với tính chất số ít, là một tiêu chí để đánh giá các xã hội, và “văn minh” với tính chất số nhiều, thể hiện “sự chối bỏ một nền văn minh được coi là duy nhất lí tưởng”?
Phần IIIđặc biệt lưu ý đến cơ sở của những mối liên kết mới: cơ sở nền văn minh và văn hoá hình như đang thay thế cho cơ sở ý thức hệ tư tưởng. Trật tự thế giới mới đang xuất hiện: những xã hội chung nhau giá trị văn hoá đang hợp tác với nhau, các quốc gia đang tập hợp lại xung quanh quốc gia chủ chốt của nền văn minh của họ.
Phần IVgiới thiệu nhiều ý kiến khác nhau phản bác khái niệm về tính phổ cập của văn minh phương Tây. Đặc biệt mối liên kết giữa các nước “anh em” trong thế giới Hồi giáo ngày càng trở thành vấn đề cần cả thế giới quan tâm. Khái niệm “chiến tranh do phân giới văn minh sai lệch” cũng được bàn một cách cụ thể.
Phần Vvẽ ra bức tranh tương lai của các nền văn minh và cho rằng để tránh một cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh, các nhà lãnh đạo thế giới cần chấp nhận và hợp tác để duy trì tính chất đa văn minh của nền chính trị toàn cầu.
Cuốn sách này được viết trước khi nhiều sự kiện trên thế giới của những năm sau đó mà chúng ta vừa được chứng kiến chưa xảy ra. Vì vậy, có thể nói nhiều nhận định của cuốn sách có tính tiên đoán. Những dòng cuối cùng của cuốn sách như sau: “Trong kỉ nguyên sắp tới, những va chạm giữa các nền văn minh là mối đe doạ lớn nhất cho nền hoà bình thế giới, và một trật tự quốc tế dựa trên các nền văn minh là một đảm bảo an toàn chắc chắn nhất để chống lại chiến tranh thế giới”. Một kết luận rõ ràng, khách quan và khoa học đáng để chúng ta suy nghĩ!
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
31/12/2018L.TPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI
19/04/2005Phạm Khiêm Ích