Tôn giáo và xã hội hiện đại

03:53 CH @ Thứ Năm - 01 Tháng Sáu, 2006

Lần nào đọc Cao Huy Thuần tôi cũng có một cảm giác sảng khoái. Có lúc giật mình. Có lúc lại tủm tỉm cười. Anh có kiểu viết vừa bác học lại vừa bình dân, vừa Giáo sư Đại học vừa thầy giáo làng, vừa là nhà luật học, vừa là một người “hành thâm Bát nhã". Cái gì tôi cảm thấy lờ mờ thì hình như được anh "zoom" lại cho, giải thích có ngành có ngọn. Văn anh thâm trầm, kín đáo, mà không thiếu dí dỏm, hài hước. "Nói chung" là nhẹ nhàng, dễ đọc, dù đề cập mật vấn đề không dễ như cuốn Tôn Giáo& Xã hội hiện đại, một cuốn sách mới của anh luận về sự biến chuyếnlòng tin ở phương Tâytrong bối cảnh "cực hiện đại", "siêu hiện đại", do Nxb Thuận Hóa vừa mới xuất bản.

"Kỹ nghệ hóa, đô thị hóa, lý tính hóa đã phá vỡ hệ thống lòng tin cũ. Con người hiện đại ở ChâuÂu trở nên lạnh lùng, khô cứng, đánh mất thế giới thần tiên mà nhân loại đã được nuôi dưỡng qua bao nhiêu thời đại. Thế nhưng không phải vậy, lòng tin có chuyển biến, đổi thay. Tính tôn giáo (religieux) thì vận sống động dù ở trong một xã bội cực hiện đại có khi còn là một sự quá đà như ta thấy trong văn chương, nghệ thuật, trong đời sống hằng ngày hiện nay ở Âu Mỹ với nào phép thuật, phù thủy, bùa chú, hồn ma, chiêm tinh, bói toán, sao quá, bình nhân... dị đoan mê tínđủ thứ! Nhiều khi thấy họ Phong trần hơn cả Phong thần, Tây Du hơn cả Tây Du. Hình như trái đất tròn, cứ lần bên này thì mọc bên kia! "

Đọc Cao Huy Thuần dễ nhận ra đằng sau những câu chữ là tấm lòng hướng về đất nước quê hương, về Đông phương, như một phương trời khác, nơimà "song song với hiện tượng giã từ thếgiới thầntiên ở phương Tây, các nhà xã bội học cũng đang chú mắt vào hiện tượng trở lại thếgiới thần tiên ở các phương trời khác, một thế giới thần tiên minh triết hơn. Anh cảm giác: "Trào lưu cá nhân hóa trong thời hiện đại đã tạo ra những con người với hai chiều hướng nội tâm trái ngược: một mặt độc lập tự chủ, một mặt yếu đuối hoang mang như con tàu mất neo, mất định hướng. Mất định hướng cho nên đi tìm, đi tìm mà không biết mình đi tìm cái gì: tình trạng hoang mang giữa cô đơn nội tâm đó là mảnh đất béo bở cho bao nhiêu hành động trục lợi. Hậu qủa là gì? "Là trăm hoa đua nở.Hàng loạt tín ngưỡng mới bung ra như nấm gặp trời mưa" mà mất cảnh giác ta dễ trở thành những "con nai vàng ngơ ngác giương mắt nâu cho những tay thợ săn"! Ta chẳng đã từng kinh ngạc khi thấy rất nhiều trí thức khoa bảng là thành viên của giáo phái Aum ở Nhật nọ đó hay sao?

“Tiến bộ vật chất và khoa học kỹ thuật càng tạo thêm những khoảng trốngtâm linh... Con người không lúc nào được yênổn giữa bao nhiêu xáo động xã hội, văn hóa, chính tri, kỹ thuật hình như ngày càng đẩy con người đến bờ vực thẳm: ta thấy gần đây chuyện tự tử tập thế trong giới trẻ Nhật, chuyện sản xuất những Robot biết nói phục vụ người già cô đơn, sản xuất những chiếc gối có hình bắp đùi, vòng tay cho nam nữ độc thân, rồi chuyện đám cưới tập thể đồng tính luyến ái, chuyện sinh sản vô tính, nhân giống đơn dòng, cái chết tự chọn…

Tìm đâu một cõi tâm thanh tĩnh? Câu hỏi của Tu Bồ Đề đặt ra với Đức Phật, hơn hai ngàn năm trước trong kinh KimCangnhư vẫn cònmới nguyên đó: "Vân hàưng trụ, vânhà hàng phục kỳtâm?". Và câu trả lời đơn giản mà đúng cho mọi thời đại: Ưngvô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!

Một cuốn sách đáng đọc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Làm mềm” sách triết

    02/05/2006Lam ĐiềnMột điểm mới, lạ trong xuất bản sách: 36 tập sách dịch về các chủ thuyết triết học, những tư tưởng của các triết gia đều thể hiện theo kiểu... tranh truyện. Tủ sách mang tên “Nhập môn” (NXB Trẻ) nhằm giới thiệu khái lược nội dung tư tưởng của từng triết gia, từng chủ thuyết của các nhà khoa học...
  • Về giá trị và giá trị Châu Á

    22/02/2006Hồ Sĩ QuýTác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam...
  • Triết lý trong văn hoá phương Đông

    18/01/2006Nguyễn Hùng HậuNghiên cứu văn hoá được tác giả tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý để chúng ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
  • Triết học Tôn giáo

    12/12/2005TS. Trần Nguyên ViệtBộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn Triết học giáo của tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này...
  • Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây

    30/11/2005Phạm Minh LăngCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn đánh giá rất cao những công trình, những ý tưởng của những người đi trước. Engels luôn kêu gọi chúng ta hãy nghiên cứu và nắm vững lịch sử triết học của thế giới, cái kho tàng đầy ắp những giá trị tư tương của nhân loại....
  • Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam

    11/11/2005Nguyễn Hùng HậuCùng với khuynh hướng tìm về cội nguồn, việc nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử - một thiền phái Việt Nam, do người Việt Nam tạo dựng và phát triển - là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Thông qua việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu tổ tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong lịch sử hơn...
  • Các lạt ma hóa thân

    12/10/2005Sách thu hút bạn đọc các giới trước hết do sức hấp dẫn của những câu chuyện truyền miệng vốn có từ lâu về xứ sở huyền bí Tây Tạng. Mà, theo truyền thống tâm linh, người ta tin, sau khi chết, một vị lạt ma có thể hóa thân thành một người khác...
  • Tư Tưởng Loài Người Qua Các Thời Đại

    13/09/2005Tác giả: Sir Julian Huxley- Dr. J. bronowski- Sir Gerald Barry- James Fisher. Tư tưởng loài người qua các thời đại là quyển sách cuối của bộ sách nghiên cứu về tri thức loài người. Tổng tập sách này trình bày một cách toàn diện sự phát triển của những tư tưởng chủ yếu về : tôn giáo, khoa học, đạo đức, xã hội... những tư tưởng ảnh hướng đến đời sống vǎn minh của loài người...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • Lưới trời ai dệt

    17/08/2005Khi con người ngắm nhìn vũ trụ thì đó là cảnh tượng của một cái giả hợp ngắm nhìn một cái giả hợp khác và tưởng cả hai đều thực có. Đó chính là nhầm lẫn lớn nhất của cảm quan và ý thức. Đó là "vọng tâm", là nguyên ủy của thế giới và con người, là cơ nguyên của mọi dạng tồn tại. Trong vọng tâm thì mọi sự đều có, nhưng chúng không thực có. Thế nên tất cả đều có và tất cả đều không. (Nguyễn Tường Bách)
  • Cái vô hạn trong lòng bàn tay

    09/07/2005Minh BùiĐề cập đến hai cuộc đời, một của nhà vật lý thiên văn sinh ra đã là Phật tử - người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình, và một của nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư - người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.
  • Sự va chạm của các nền văn minh

    04/07/2005Lam KiềuVài năm gần đây, bạo lực liên tiếp leo thang ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc khủng bố đẫm máu đe dọa cuộc sống của bao người dân vô tội. Hơn thế nữa, các tài sản văn hoá vật thể, minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của con người cũng bị phá huỷ. “Trong các cuộc chiến tranh giữa các nền văn hoá, thì văn hoá bao giờ cũng là kẻ chiến bại”. Đó là một trong rất nhiều nhận xét sâu sắc và đầy tâm huyết mà Samuel Shungtington đưa ra trong cuốn sách của mình.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác