Cội nguồn hạnh phúc
Hiếm ai thấy được khuôn mặt hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng ai cũng hiểu để chung sống suốt đời với một người khác giới gọi là vợ hay chồng, rất cần yêu và thấu hiểu con người đó. Không chỉ yêu đôi mắt, làn môi, mà cần cả yêu tính cách, cử chỉ và hành động. Đó là tâm hồn ở mỗi người, là vẻ riêng biệt ẩn chứa bên trong con người đó...
Chuyện ngày xưa
Thời trước, có một vị tướng tài lập được công to, vua liền mở yến tiệc khen thưởng và ban cho vị tướng đó một người thiếp xinh đẹp làm bầu bạn. Sau khi nghe lệnh ban thưởng giữa lúc tiệc vui, vị tướng tài đã xin vua cho tâu thật sự suy nghĩ của mình: “Muôn tâu bệ hạ, ân đức của người hạ vô cùng cảm kích, chỉ e thần không thể nhận được bổng lộc vua ban.” Nhà vua rất lấy làm ngạc nhiên: “Ta nghe nói ở quê ngươi có một người vợ già xấu xí nên mới ban tặng thưởng đó để làm ngươi vui. Vậy chăng hà cớ vì sao nhà ngươi lại chối từ ân đức đó?”. Vị tướng trả lời:”Vợ thần tuy nhà quê, vừa xấu vừa già, nhưng lại có một tâm hồn tuyệt đẹp. Khi hạ thần rời quê lên kinh thành dự thi, nàng đã nguyện một mình ở lại nuôi con cho hạ thần yên tâm đỗ đạt thành tài, lại gắng làm kiếm tiền cho chồng mang đi đường ăn học. Khi hạ thần nhận chiếu chỉ vua ban cầm quân ra chiến trường diệt giặc, vẫn chỉ mình vợ hạ thần nhận trọng trách vừa nuôi con vừa chăm sóc bố mẹ già của thần ở quê nhà. Công lao đó ví như trời biển, thử hỏi hạ thần làm sao đền đáp. Nếu hạ thần nghe theo nhà vua nhận bổng lộc này, coi như phụ tình người vợ ơn cao nghĩa cả, tuy già xấu nhưng lại có một tâm hồn đẹp thật hiếm ai có nổi”. Nghe đến đây nhà vua hiểu ra và hết lời khen ngợi vợ vị tướng nọ ăn ở tình nghĩa vẹn toàn, đáng để người người noi gương học tập.
Đó là một ví dụ rất điển hình để minh chứng cho thuyết yêu “tâm hồn “ ở con người. Gọi yêu “tâm hồn” cho văn vẻ, lãng mạn. Thật ra xưa kia các cụ hay cho đó là tình cảm gắn bó giữa hai tính cách con người, hay gọi là gắn bó với nhua bởi cái tính, cái nết. “Tâm hồn” mỗi người trước kia được hiểu là cái tâm, cái nết ở mỗi người, là cái cốt lõi, bản chất con người đó mà cụ Nguyễn Du đã từng phác họa vẻ đẹp tâm hồn bằng vần thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Tâm hồn cáo quý, khi hòa hợp với nhau sẽ nên duyên vợ chồng.
Thế nên, cho dẫu lấy được người đẹp mà không hợp không hợp nết, không đồng điệu tâm hồn và không hợp tính, hợp tình sẽ vô cùng khổ sở và bất hạnh. Cuộc sống vợ chồng sẽ luôn mâu thuẫn, lục đục.
Và chuyện ngày nay
Dường như “ tâm hồn” đã bị giới trẻ ngày nay xem nhẹ. Dưới tác dụng của các tính toán, vụ lợi, cá nhân. Dưới tác dụng của kinh tế thị trường đầy âm mưu, lợi nhuận… Dưới lối sống hiện đại đang ngày càng tiêm chích mạnh mẽ vào cách sống của giới trẻ, tư tưởng của họ cũng như quan niệm của họ về tình yêu, cuộc sống dường như có nhiều điểm khác, thậm chí khác biệt hoàn toàn với lớp thế hệ ông bà, cha mẹ, anh chị của họ. Nếu cứ chọn “ tâm hồn” mà yêu trước nhất, sau đó mới nghĩ đến hình thức và các mặt khác như những thế hệ đi trước vẫn làm thì bọn trẻ thời nay cho là “hâm “ là cổ điển, lỗi thời.
Những câu chuyện tình cảm động được xuất phát chính từ tâm hồn của các bạn trẻ, dám vượt lên những giá trị vật chất, những tiêu chuẩn bình thường nhằm định giá cho một cuộc tình, để bảo vệ cho tình yêu chân chính xuất phát từ chính trái tim và tâm hồn. Có hay không một sự định hướng? Có hay không một sự học hỏi, noi theo từ thế hệ trước? Hay đó là một sự nhìn nhận hoàn toàn tự giác, tự nguyện từ một lớp người tiên tiến, thức thời?
Để tương lai của mỗi chúng ta sẽ là hạnh phúc. Để tuổi già chúng ta sẽ được an nhàn và hưởng thụ những thành quả tốt đẹp do chính chúng ta vun trồng, không gì cấp bách và không nằm ngoài mục tiêu giáo dục tư tưởng, lối sống cho chính con, cháu, em chúng ta. Từ cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, con người, chúng sẽ có nhìn xác thực về tình yêu lứa đôi và cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Chúng sẽ phân biệt được rằng thế nào là tình yêu chân thực, thế nà là một cuộc tình nhuốm màu vụ lợi của những đồng tiền. Nếu chúng ta dạy cho chúng biết cách yêu chân thật, chúng sẽ biết yêu từ trái tim, từ sự rung động của tâm hồn, và đó mới chính là cội nguồn hạnh phúc, đó mới chính là tình yêu – hạnh phúc của đời người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005