Ý nghĩa của bi kịch

01:10 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Tư, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Tại sao chúng ta bị thu hút mạnh bởi những vở bi kịch xuất sắc trên sân khấu và bởi những chuyện kể về những số phận và biến cố bi thảm trong đời thực? Dường như chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu vì chúng và theo bản năng chúng ta tránh tiếp xúc với những điều khó chịu như vậy, nhưng tại sao bi kịch và sự bi thảm lại hấp dẫn như vậy? Bi kịch là gì?

O.R.M.

O.R.M. thân mến,

Thuật ngữ “bi kịch” có một nghĩa hẹp và một nghĩa rộng. Bi kịch theo nghĩa hẹp ám chỉ những biến cố xảy ra trên sân khấu – hoặc trong phim ảnh, trong tiểu thuyết. Bi kịch theo nghĩa rộnglà một tính chất của cuộc sống con người. Thuật ngữ nói ở đây ám chỉ đến những gì xảy ra trong đời thực.

Ví dụ kinh điển về bi kịch theo nghĩa hẹp là thể loại kịch bắt nguồn từ nước Hy Lạp cổ đại. Theo Aristotle, bi kịch khác với hài kịch vì có một kết cục không vui. Nhân vật bi kịch, một người ở trên mức bình thường về địa vị và tính cách, phải chịu một sự đổi thay của vận mệnh. Nỗi bất hạnh của anh ta do sự kết hợp của số phận và sai lầm gây ra, chứ không đơn thuần do bản chất hung bạo và sự ngu ngốc của anh ta.

Khán giả thông cảm với nhân vật bi kịch rồi cảm thấy thương hại và kinh hãi trước số phận của anh ta. Oedipus, Hamlet(1), Vua Lear(2)là những điển hình của nhân vật bi kịch. Họ đều đi đến những kết cục bất hạnh. Nhưng họ không đơn thuần chịu đựng, ngớ ngẩn như những con vật hạ đẳng hay thụ động như những kẻ khóc than yếu đuối. Họ chiến đấu chống lại định mệnh của họ, và họ chấp nhận nó. Họ tìm thấy ý nghĩa trong sự khốn khổ của mình. Vậy thì bi kịch trên sân khấu ngụ ý một quan điểm nào đó về bản chất và ý nghĩa của kiếp nhân sinh – bi kịch theo nghĩa rộng hơn. Chính cái nhân sinh quan bi đát này đã được tuyên bố bởi các triết gia hiện đại như Nietzsche(3), Unamuno(4), Berdyaev(5), và Jaspers(6). Theo các triết gia này, đời người là một cái gì cực kỳ nghiêm trọng và hiểm nguy, dính dáng với những khát vọng vượt xa mức độ thông thường. Vì lẽ đó nó thường dẫn tới sự vỡ mộng, nghịch lý, và đau khổ.

Bi kịch, đối với các nhà tư tưởng này, không chỉ là bóng tối và sụp đổ. Họ chỉ cho thấy nỗi hân hoan mà nhân vật trải nghiệm khi đối mặt với số phận của anh ta. Thật vậy, Karl Jaspersnghĩ rằng ý chí tranh đấu, đương đầu và vượt lên số phận này, là tiêu biểu cho tinh thần Tây phương. Ông phân biệt sự căng thẳng và ngoan cố không ngừng nghỉ này với sự chấp nhận thanh thản hoặc sự dửng dưng đặc trưng của tinh thần Đông phương.

Theo quan điểm này, con người cao cả trong thất bại của hắn. Trái với câu chuyện “thành công” cạn cợt, bi kịch sân khấu cho thấy sự cao cả và phẩm giá thực sự của con người ngay giữa những đổ vỡ và “đắm tàu”. Bi kịch sân khấu chuyên chở ý nghĩa bi đát của đời sống và ý thức khốn khổ về sự vĩ đại tiềm tàng trong con người. Khán giả, bằng cảm xúc và tưởng tượng của mình, tham gia vào cuộc tranh đấu và nhận thức của nhân vật bi kịch. Chúng ta đứng về phía Oedipus, Hamlet, và Lear cùng giáp mặt với sự thật và ý nghĩa cuộc đời.

Nếu chúng ta tìm trong văn học hiện đại những tác phẩm chứa đựng cái nhìn bi đát đó, hiếm khi chúng ta bắt gặp cái gì khớp với định nghĩa tường tận của Aristotlevề bi kịch. Các nhân vật hiện đại thường là những con người bình thường, mặc dù có hiểu biết và diễn đạt rành mạch hơn chút ít về số phận của mình. Họ không tin chắc về những gì tốt đẹp cho con người và về những chân lý tối hậu mà chúng ta tìm thấy trong các vở kịch cổ xưa.

Tuy nhiên, bi kịch vẫn còn được tìm thấy trong văn học hiện đại.

Thường thì tác giả và khán giả nhận thức về ý nghĩa của hoàn cảnh bi thảm rõ hơn các nhân vật chính, nhưng ý nghĩa vẫn như thế. Các nhân vật bi kịch trong văn chương đương đại có thể kể đến Willy Lomantrong Death of a Salesman(“Cái chết của người chào hàng”), Blanche Duvaltrong A Streetcar Named Desire(“Chuyến tàu mang tên dục vọng”), Clyde Griffithstrong A American Tragedy(“Một Bi kịch Mỹ”), và Bigger Thomastrong Native Son(“Đứa con trai bản xứ”).

Tuy nhiên, trái với khuynh hướng thời thượng trong tư tưởng hiện đại, bi kịch không phải là từ ngữ cuối cùng trong cuộc đời. Những tôn giáo xây dựng trên Kinh Thánh thừa nhận những thực tại tối tăm của kiếp nhân sinh nhưng nhìn chúng dưới ánh sáng của chủ định và sự cứu chuộc thần thánh. Đó là lý do vì sao Danteđặt tên tuyệt tác của ông, khởi đầu tại Địa ngục và kết thúc trên Thiên đàng, là Divine Comedy(“Hài Kịch Thần Thánh”). Nó có một kết thúc có hậu – sự cứu rỗi.



(1)Hamlet:tên một nhân vật chính trong vở bi kịch cùng tên của Shakespeare.
(2)(Vua) Lear
: tên một nhân vật chính trong vở bi kịch cùng tên của Shakespeare.
(3)Friedrich Wilhem Nietzsche(1844 – 1900): triết gia Đức, tác giả của tác phẩm thời danh Thus Spake Zarathustra(“Zarathustra đã nói như thế”; 1883 – 1885).
Là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 19, ông xây dựng triết học của ông trên ý chí vươn tới quyền lực và chống lại tôn giáo.
(4)Miguel de Unamuno
(1864 – 1936): nhà văn, nhà giáo dục, triết gia Tây Ban Nha với những tiểu luận gieo ảnh hưởng đáng kể lên đất nước Tây Ban Nha đầu thế kỷ 20.
(5)Nicolai Alexandrovich Berdyaev
(còn đọc là Berdyayev) (1874 – 1948): triết gia hiện sinh Cơ Đốc giáo người Ukraine.
(6)Karl Jaspers(1883 – 1969): triết gia Đức, một trong những nhà tư tưởng hiện sinh quan trọng nhất của Đức.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?

    02/11/2015Nguyễn Thanh SơnBởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu âu đã đi hơn 400 năm?
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Về tính duy nhất của nghệ thuật

    12/01/2006Bình NguyênTôi hằng tin mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa tính duy nhất, dù cho đôi khi chúng có sự trùng lặp nhau ở mức độ cao. Mỗi sáng tạo là duy nhất, mãi mãi duy nhất. Cái duy nhất này tự nhiên, nó toát ra từ giá trị cốt lõi của tác phẩm không phải từ những bồi đắp bề ngoài.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Một cuốn tiểu thuyết luận đề về Tính Đảng trong thời kỳ đổi mới

    21/10/2005Nguyễn Chí HoanTác phẩm “Luật đời và cha con” của tác giả Nguyễn Bắc Sơn đã gây chú ý không phải vì sự mới lạ trong thế giới loại tiểu thuyết đương thời mà bởi thông qua các nhân vật là Đảng viên, nó có tham vọng khảo sát xã hội thời đổi mới từ góc độ hoạt động của các cán bộ Đảng viên và qua đó gợi lên một luận đề về tính Đảng trong cuộc vận động cải tiến cơ chế và phương thức lãnh đạo của Đảng. Một chủ đề chính trị - xã hội như vậy thổi một luồng nóng hổi qua các trang viết của tác giả...
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • "Cô đơn là bản chất của nghệ sỹ"

    30/09/2005Trần Hoàng Thiên KimLuôn bận rộn với các công việc quản lý, lúc nào cũng nhìn thấy ông tất bật cho việc giao ban, họp hành, báo chí... vậy mà khi đến với thơ thấy ông say sưa như thể những vần chữ đang cuốn ông đi. Với gần 30 tác phẩm gồm đủ các thể loại: thơ, truyện thiếu nhi, kịch, kịch bản phim, tuỳ bút, ký, nghiên cứu văn học, nhà thơ Vũ Duy Thông đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn Việt Nam. Ông vẫn tâm niệm "Thơ là cuộc điều trần với chính mình và lời hoà giải với đồng loại"...
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • xem toàn bộ