Cần xác định cho rõ tính chất và nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam hiện nay

01:48 CH @ Thứ Tư - 01 Tháng Ba, 2006

Việc xác định tính chất và nhiệm vụ này vô cùng quan trọng. Như sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ là cách mạng giải phóng dân tộc, nên đề ra chính sách đoàn kết toàn dân, kể cả giai cấp phong kiến trong đó có cả cựu hoàng Bảo Đại, xác định đối tượng của cách mạng là thực dân phản động và việt gian.

Sau năm 1975, nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành, đáng lẽ chúng ta phải chuyển sang giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản, dùng đảng và chính quyền của giai cấp vô sản để hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân chủ, nói một cách khác, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, nghĩa là về mặt chính trị giải phóng con người khỏi tàn dư phong kiến thực dân, thực hiện các quyền tự do kinh doanh, tự do cư trú, tự do ngôn luận...; về mặt kinh tế phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp hóa đất nước... Thế nhưng chúng ta đã đốt cháy giai đoạn, vội vàng chuyển sang cách mạng XHCN ngay, xây dựng một chế độ chính trị thoát khỏi những điều kiện vật chất sẵn có. Khi ấy, chúng ta tưởng rằng có thể dựa vào Liên Xô để công nghiệp hóa đất nước, để cơ giới hóa nông nghiệp.

Thực ra nước ta vẫn chưa chín mùi cho cách mạng dân chủ tư sản, vì nền công nghiệp chưa phát triển, giai cấp tư sản cũng chưa đủ để lãnh đạo cuộc cách mạng đó. Lịch sử đã khiến Đảng ta phải đứng ra hoàn thành cuộc cách mạng đó, tức là xây dựng cơ sở vật chất, tạo ra những tiền đề văn minh để khi có điều kiện thì chuyển sang XHCN. Nhiệm vụ này vô cùng khó khăn vì giai cấp vô sản chưa có kinh nghiệm xây dựng công nghiệp, chưa có kinh nghiệm quản lý xí nghiệp, quản lý đất nước. Nhiệm vụ này tương tự như của Minh trị Thiên hoàng đứng ra hiện đại hóa nước Nhật. Quá trình hiện đại hóa đã đẻ ra một giai cấp tư sản Nhật mạnh, nhưng Nhật hoàng vẫn không đổ, mà là bình phong cho giai cấp tư sản cầm quyền. Giai đoạn cách mạng hiện nay, ta gọi là bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ, về thực chất là giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản. Trong giai đoạn này, giai cấp tư sản dân tộc không phải là đối tượng của cách mạng mà là người bạn đường của cách mạng. Nếu không có giai cấp vô sản cầm quyền thì đương nhiên họ đã phải là người cầm quyền. Không nên đặt vấn đề hạn chế sự phát triển của giai cấp tư sản bởi vì những nhà kinh doanh giỏi, những nhà sản xuất giỏi chẳng những sản xuất ra của cải vật chất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, về thực chất họ làm lợi cho dân cho nước nhiều lần hơn những ông quan cách mạng chỉ biết đè đầu cưỡi cổ và đục khoét nhân dân. Trong khi chúng ta mời những nhà tư bản nước ngoài vào đầu tư ở nước ta, thì không có lý do gì lại hạn chế các nhà tư bản trong nước. Trong giai đoạn cách mạng này, không thể không xảy ra sự phân hóa ở nông thôn, cuối cùng dẫn tới tỉ lệ dân số nông nghiệp xuống còn 20-25% và số người lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Chỉ khi nào số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân tăng lên thì chất lượng của Đảng cộng sản mới được nâng cao thực sự. Nếu không nó vẫn bị ảnh hưởng của tư tưởng nông dân phong kiến.

Thời kỳ cách mạng tư sản dân chủ hay bước đầu của thời kỳ quá độ dài bao lâu? Với tốc độ nhanh nhất, Hàn Quốc cũng mất 30 năm mới đạt trình độ hiện nay. Với một bộ máy quan liêu rườm rà và trì trệ như hiện nay thì 50 năm nữa ta chưa chắc đã bằng Malaixia bây giờ, chưa nói bằng Hàn Quốc. Trong một thời gian dài như vậy, vẫn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu giai cấp sẽ có sự thay đổi, chắc chắn có sự phát triển của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, sự giảm đi của nông dân, trong tương lai liệu Đảng cộng sản cầm quyền có đủ sức để điều hòa quyền lợi của các giai cấp khác nhau không? Hiện tại, nhân dân ta mới thoát khỏi sự áp bức của thực dân và phong kiến, trên thực tế chưa hiểu và chưa biết sử dụng hết quyền dân chủ của mình cho nên nhiều lúc, nhiều nơi còn bị đè nén bởi những hiện tượng chuyên quyền độc đoán. Mặc dầu đã mắc những sai lầm nghiêm trọng, mặc dầu quá nhiều đảng viên sa sút, Đảng còn lãnh đạo được, phần vì công lao giải phóng dân tộc. Nhưng nếu chúng ta không đổi mới Đảng, thật sự trở thành trí tuệ và lương tâm của thời đại, liệu ta còn đủ sức lãnh đạo thành công nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới hay không?

Muốn phát triển kinh tế thị trường, Đảng phải có những đảng viên kinh doanh giỏi, làm chủ ngân hàng giỏi, làm chủ các xí nghiệp tư nhân giỏi. Muốn vậy Đảng phải bỏ qui định Đảng viên khi muốn làm giàu phải ra khỏi Đảng. Đồng thời Đảng cần kết nạp những nhà tư sản giỏi vào Đảng để sử dụng những kinh nghiệm quản lý của họ, thực hiện lời của Lênin, sẵn sàng đổi hàng trăm đảng viên cộng sản lấy một chuyên gia tư sản.

Trong một phần ba của thế kỷ 20, lịch sử nước ta đã có những đóng góp vẻ vang cho sự nghiệp cách mạng thế giới. Tiếc rằng, cùng với các đảng anh em khác, chúng ta đã mắc những sai lầm có tính chất nguyên tắc. Từ Đại hội VI, chúng ta đã bắt đầu sửa những sai lầm đó, do đó mà đã đạt được một số kết quả về kinh tế xã hội. Chỉ có tiếp tục dũng cảm nhìn thấy những sai lầm có tính chất lịch sử đó, chúng ta mới vạch ra được đường lối đúng và giành được thắng lợi trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Chú thích ảnh: Đảng cần kết nạp những nhà tư sản giỏi vào Đảng để sử dụng những kinh nghiệm quản lý của họ, thực hiện lời của Lênin, sẵn sàng đổi hàng trăm đảng viên cộng sản lấy một chuyên gia tư sản

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Có thể điều chỉnh khẩu hiệu được chưa?

    03/02/2006Trần Bạch ĐằngKhẩu hiệu mà tôi muốn nói ở đây là "xóa đói giảm nghèo”, phản ánh một chính sách được triển khai nhiều năm nay ở nước ta. Đã đến lúc sự phát triển của đất nước chophép xã hội thực hiện mục tiêu "Dân làm giàu trong một mặt bằng xã hội hợp lý, lấy làm giàu để giảm nghèo, đạt công bằng xãhội”?
  • Giai cấp công nhân không được tụt hậu

    20/01/2006Linh TâmXuất thân từ một gia đình công nhân, từng đảm đương nhiều trọng trách trong công tác Đảng nhà báo lão thành Hữu Thọ luôn tâm huyết với các vấn đề của giai cấp công nhân. Câu chuyện của ông với phóng viên Báo Lao Động về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân hiện nay trong nấc thang xã hội, có nhiều điều khiến chúng ta suy nghĩ...
  • Kỳ vọng cho năm Bính Tuất

    19/01/2006TS. Lê Đăng Doanh“Trên con đường hướng tới tương lai, những thách thức cũng rất to lớn và đa dạng, song thách thức lớn nhất lại chính là thách thức không vượt qua được chính mình, không trút bỏ được những trói buộc tự mình tạo ra”...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Vang vọng muôn đời

    26/10/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng"Hỡi đồng bào,Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”...
  • xem toàn bộ