Việt Nam là cái nôi của nền văn minh nhân loại?

11:51 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Bảy, 2016

Mặc dù giới khảo cổ học thế giới chỉ ra dấu vết của người cổ xưa nhất được xác định ở châu Phi, Trung Cận Đông nhưng với phát hiện tại Gia Lai, các nhà khoa học Việt - Nga có bằng chứng cho thấy, tổ tiên trực tiếp của người hiện đại có thời gian tồn tại và cư trú tại Việt Nam...


Những hiện vật quý được phát hiện ở các di tích khai quật tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
.

Như VietTimes đã thông tin, theo tờ Sputnik (Nga) vừa đưa tin, qua 7 năm làm việc cần mẫn trên địa bàn thượng lưu sông Ba, tỉnh Gia Lai, Việt Nam, đoàn khảo cổ của hai nước Việt - Nga đã có kết quả nghiên cứu mang tính chấn động: Gần 80 vạn năm trước Công nguyên trên mảnh đất này đã có chế tác dạng công xưởng của người nguyên thủy.

Bước ngoặt soi tỏ căn tính tộc người

Công trình khai quật, nghiên cứu hệ thống di tích khảo cổ học thời đại đá cũ vùng thượng lưu sông Ba - tỉnh Gia Lai là chương trình hợp tác với Viện Khảo cổ dân tộc học Novosibirsk, Nga, tiến hành giai đoạn từ năm 2015 - 2019. Kết quả sơ bộ tại thời điểm này đã hé lộ nhiều thông tin gây chấn động về nơi cư trú và chế tác công cụ đá của người nguyên thủy.

Theo Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đợt khảo sát này đã phát hiện thêm 2 rìu tay ở di tích Rộc Giáo và Rộc Lớn. Cùng với 2 rìu tay phát hiện trước đây ở Rộc Tưng và Gò Đá, đến nay đã có một sưu tập 4 rìu tay tiêu biểu, điển hình cho rìu tay sơ kỳ đá cũ thế giới.


Những rìu tay được phát hiện ở An Khê.

.

Đặc biệt, đoàn nghiên cứu đã phát hiện 11 di tích sơ kỳ đá cũ nằm xung quanh khu vực Rộc Tưng, chúng hợp thành một quần thể di tích tập trung trong thung lũng bồn địa xã Xuân An, thị xã An Khê. Những phát hiện này mang tính bước ngoặt cho việc soi tỏ căn tính tộc người của các nền văn minh nhân loại.

Theo đánh giá ban đầu, tổ hợp công cụ và niên đại của di tích An Khê tương đương với giai đoạn người vượn đứng thẳng (Homo erectus) và là một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại trên thế giới.


Những phát hiện di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê có thể coi là bằng chứng khẳng định thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân cổ cách đây khoảng trên 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo TS.Nguyễn Gia Đối, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, còn đợi kết quả phân tích bằng phương pháp quang học kích thích phát quang OLS và phân tích tuổi chính của các mẫu hóa thạch.

“Nhưng bước đầu có thể khẳng định, các di tích khảo cổ An Khê đều nằm trên thềm cổ nhất của sông Ba, cách đây khoảng trên 1 triệu năm và tuổi các chế phẩm bằng đá do con người làm ra ở An Khê ít nhất tương đương 77 - 80 vạn năm hoặc thậm chí có niên đại lâu hơn thế”, GS. Đối nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết, khi phân tích, so sánh về mặt hình thái và kỹ thuật sưu tập công cụ đá ở An Khê với một số di tích sơ kỳ khác ở Trung Quốc hay Ấn Độ, những người tham gia khai quật của đoàn nghiên cứu Việt - Nga đều cho rằng các chế phẩm tìm thấy ở An Khê còn có một số nét cổ xưa hơn.

Cần có cơ sở khoa học vững chắc

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối khẳng định các phát hiện di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

“Các di tích vừa được phát hiện ở khu vực sông Ba, vùng An Khê, Gia Lai với niên đại khoảng 70 - 80 vạn năm đã chứng minh di tích ở Việt Nam còn cổ hơn ở một số di tích cổ đã khai quật trên thế giới”, ông cho biết.

Phát hiện các di tích sơ kỳ đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

.

Trước đây, những dấu vết của người cổ xưa nhất mới được xác định ở châu Phi, Trung Cận Đông và một số điểm đơn lẻ. Nhưng với những phát hiện tại An Khê, Gia Lai, các nhà khoa học Việt – Nga có thêm những bằng chứng thuyết phục cho thấy, người vượn đứng thẳng Homo erectus, tổ tiên trực tiếp của người hiện đại Homo sapiens có thời gian tồn tại và cư trú tại Việt Nam.

Tuy nhiên, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, cũng chia sẻ, đây là phát hiện cực kỳ quan trọng. Đứng về mặt niên đại, đây là những hiện vật thời đại đồ Đá cũ mà chúng ta có thể tự hào. Tuy nhiên, theo ông, cũng cần xem lại niên đại tuyệt đối bởi niên đại cụ thể mà chỉ dựa vào tectit (mảnh thiên thạch, hóa thạch – PV) là chưa chuẩn.

“Cần phải đưa các nhà địa chất vào xác định địa tầng. Ngoài ra, cần phải xác định bằng các phương pháp khác. Rìu tay và các hiện vật đồ đá… cần căn cứ vào đó để tìm niên đại chính xác. Cần phải chờ thời gian để nghiên cứu tiếp. Nghiên cứu kỹ thuật rèn bằng cách phóng đại dưới kính hiển vi. Nên mời các chuyên gia địa chất vào cuộc vì trong nhiều cuộc địa chất tìm niên đại, địa tầng rất tốt”, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, GS sử học Dương Trung Quốc cho rằng đây mới chỉ là những kết quả ban đầu được đánh giá bằng cảm quan, chúng ta chỉ nên ghi nhận chứ chưa nên kết luận. Nếu dựa vào kết quả này để khẳng định người vượn thông minh xuất hiện đầu tiên trên thế giới là ở Việt Nam thì ông “cho rằng hơi vội vàng và còn nhiều vấn đề phải giải quyết ở đây”. Vì vậy, việc đưa các thiết bị khoa học vào đánh giá lại càng trở nên cấp thiết.
Với những phát hiện nổi bật và ý nghĩa quan trọng như vậy, điều quan tâm của giới chuyên môn là tình trạng của cụm di tích này hiện nay như thế nào. Theo TS. Nguyễn Gia Đối, tình trạng các điểm di tích tại thị xã An Khê vào năm 2014, khi các nhà khoa học Việt Nam và Nga tiếp cận được là tương đối tốt.

Được biết, Viện Hàn lâm khoa học xã hội đang có kế hoạch kết hợp với tỉnh Gia Lai tiếp tục khảo cổ và lấy ý kiến các chuyên gia địa chất, lịch sử. Dự kiến, các nhà khoa học sẽ tổ chức hội thảo quốc tế để làm rõ hơn những phát hiện khảo cổ học này. Hiện, Viện Khảo cổ học đã đề nghị đặc cách công nhận khu di chỉ khảo cổ học tại thị xã An Khê, Gia Lai là Di tích cấp quốc gia đặc biệt.


Trong nhiều vết lộ khác ở địa điểm này, đoàn khảo cổ đã thu được công cụ cuội ghè đẽo hình mũi nhọn, rìa dọc và ngang, bằng đá quartz, kích thước cực lớn, vết ghè hết sức thô sơ. Trong số 95 tiêu bản phát hiện tại di chỉ Gò Đá, có 14 công cụ mũi nhọn, 3 công cụ hình rìu, 7 công cụ lưỡi dọc, 3 công cụ lưỡi lõm có mỏ nhọn, 4 chopper, 2 công cụ mảnh, 1 công cụ nhiều rìa, 15 hòn ghè, 25 hạch đá, 1 chày, 1 bàn nghiền, 15 mảnh tước và 6 viên đá có vết ghè. Trong những hiện vật này, có những công cụ nặng trên 3 kg, cái nhẹ nhất cũng hơn 2 kg.

Nguồn:Viettimes
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam

    06/02/2016Nguyễn Văn TuấnHỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc hay từ Tây Tạng...
  • Trả lời câu hỏi: Vì sao người Việt không bị đồng hóa?

    15/09/2015Hà Văn ThùyTác giả Nguyễn Hải Hoành cho rằng: “... dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.”. Đó là cách nhìn rất sai về con người và văn hóa phương Đông. Một cách nhìn giản đơn, hời hợt trong khi thực tế lịch sử phức tạp và sâu xa hơn nhiều...
  • Lịch sử phương Đông và nền sử học không ADN

    24/06/2016Hà Văn ThùyCông nghệ khảo sát ADN người đang sống cho ra khám phá chưa từng có. Nghiên cứu Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc đưa ra kết luận: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện ở châu Phi từ 160.000 đến 180.000 năm trước. Khoảng 70.000 năm cách nay, con người từ châu Phi theo ven biến Ấn Độ tới Việt Nam...
  • Tìm nguồn gốc của quan niệm Đồng Bào

    27/05/2016Hà Văn Thùy“Sự thật, người Việt đã vay mượn hai chữ “đồng bào” từ Hán ngữ, cho nên “đồng bào” không phải là một sáng tạo của người Việt dựa theo huyền sử một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ như Wikipedia đã “tưởng tượng”!
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Thêm một lần buộc phải tranh biện với GS L. Kelley

    10/05/2016Hà Văn ThùyKhông có chuyện người phương Tây di cư tới làm nên dân cư Trung Quốc nhưng chắc chắn người từ Trung Quốc sang phương Tây góp phần sinh ra tổ tiên người châu Âu...
  • Chủ nhân di chỉ khảo cổ An khê có đúng là người Việt cổ?

    13/04/2016Hà Văn ThùyĐọc bài báo, chúng tôi rất mừng với thành công của các nhà khảo cổ Nga-Việt về phát hiện khảo cổ cách đây 80 vạn năm ở Gia Lai. Tuy nhiên, theo chúng tôi, phát hiện này là bình thường, không có gì gọi là “chấn động” vì nó không phải là đóng góp mới cho khảo cổ học thế giới...
  • Có những điều giáo sư Ngô Bảo Châu chưa biết

    31/01/2016Hà Văn ThùyĐọc bài GS Ngô Bảo Châu bàn về yêu nước trên BBC, giữa chừng thấy chán nên tôi bỏ. Nhưng rồi nhà thơ Đỗ Minh Tuấn chuyển lại với lời nhắn gửi: “Ngô Bảo Châu nói trên BBC là văn hóa Bắc kỳ là bản sao thu nhỏ của văn hóa Trung Hoa… nhưng lại thiếu hiểu biết về văn hóa Việt. Anh viết phản biện đi…”
  • Con người rời khỏi châu Phi khi nào?

    30/11/2015Hà Văn ThùyCon người rời châu Phi 85000 năm hay 60000 năm trước là chuyện của các nhà khoa học, dường như không quan hệ gì tới cuộc sống bình thường của nhân loại hôm nay. Tuy nhiên, với người Việt Nam, những con số vô hồn ấy lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao...
  • Phát hiện thêm chữ khắc trên đá của người Lạc Việt

    01/11/2015Hà Văn ThùyCuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang thị trấn Mã Đầu huyện Bình Quả thành phố Bách Sắc, các nhà nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện hàng trăm mảnh xẻng đá của người Lạc Việt có niên đại từ 4000 đến 6000 năm trước...
  • Phải chăng tiếng Việt chỉ có 1200 năm lịch sử?

    13/10/2015Hà Văn ThùyTrong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.” ... Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết: “Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề...
  • Thủy tổ người Việt thực sự ở đâu?

    20/09/2015Hà Văn ThùyTừ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng vì chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay nhân có người “đòi”, xin được trả món nợ. Tìm ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó vì thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi tìm trong vô vọng.
  • Không có nô lệ, có thể hình thành nhà nước?

    20/09/2015Hà Văn ThùyNgười bạn gửi cho tôi đường link bài "Lúa, nô lệ và nước Văn Lang", yêu cầu đọc và cho ý kiến. Mở file thì gặp người bạn cũ, Phó giáo sư Đại học Manoa Liam Kelley. Nhận thấy sự băn khoăn chân thành của tác giả, tôi xin có đôi lời thưa lại...
  • Việt Nam phải Tây phương hóa để phát triển dân tộc

    31/08/2015Ngô Tùng PhongHội nhập quốc tế và hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và chính trị - kinh tế quốc tế hiện nay, việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải tỉnh táo, khách quan, có tư duy sáng suốt, có tầm nhìn xa và trên hết, phải thực lòng yêu nước...
  • Những đóng góp mang tính nền tảng cho văn hóa Việt Nam của triết gia Kim Định

    06/07/2015Lê An ViTriết gia Kim Định (1915-1997) như một ngôi sao sáng trên bầu trời Văn Hóa Việt Nam. Thật vậy, Ngài đã dành trọn đời tìm tòi, nghiên cứu xây dựng nền tảng Văn Hóa Việt Nam từ cội nguồn uyên nguyên, sâu thẳm, từng là Văn Hiến Chi Bang để trở thành một Đất Nước Vạn Xuân Văn Hiến...
  • Triết gia Kim Định với minh triết Việt

    04/07/2015Hà Văn ThùyĐơn thương độc mã và chịu nhiều sự đả kích, trong 50 năm qua, triết gia Kim Định đã có những khám phá độc đáo về Minh triết Việt. Tiểu luận này bước đầu trình bày những cống hiến của ông...
  • Vài lời chia sẻ nhân đọc các bài về lịch sử và văn hóa Việt Nam trên vanhoanghean.com.vn

    03/07/2015An Vi LeTôi cũng là độc giả của Văn Hóa Việt Nam (VHVN), đặc biệt là Văn Hóa Việt Cổ (VHVC) từ thời các vua Hùng trở về trước từ 5.000 đến 7.000 năm, bởi vì thời kỳ này rất ít các nhà nghiên cứu Việt Nam đi sâu vào và nó tạo niềm cảm hứng và ấn tượng sâu sắc khi tiếp cận...
  • Triết gia Kim Định với văn hoá dân tộc

    28/05/2015An Vi LêTinh thần Văn Hóa ấy đã lọt vào mắt xanh của Triết gia Kim Định qua những tác phẩm trong “Kinh Việt Nam” và trở thành “Hiện tượng Kim Định” trong lĩnh vực Triết học văn hóa và Triết học sử Việt Nam, có ảnh hưởng rất lớn tới các nhà nghiên cứu văn hóa & lịch sử như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Khắc Mai, Trần Ngọc Thêm … chưa kể đến trường phái An Vi ở ngoài nước với Trung tâm An Việt toàn cầu tại London, England...
  • Để phân biệt người Hy Lạp văn minh với người man di mọi rợ

    20/05/2015Nguyễn An NinhNền văn minh hiện nay quả thật là một sự đáng xấu hổ. Cho tới bây giờ loài người luôn luôn rêu rao lên như một điều chân lý: con người khác với con vật vì hơn con vật ở chỗ có khối óc biết suy nghĩ và có trái tim biết thương cảm, trong khi thật ra con người khác với con vật vì lẽ giản dị là con người nói láo, con vật thì không nói láo...
  • Cách tiếp cận các công trình nghiên cứu Nguồn gốc dân tộc

    16/04/2015Việt Nhân & Lê An ViViệc giải nghĩa thuật ngữ, từ ngữ trong các công trình nghiên cứu, cụ thể là các tác phẩm của các nhà nghiên cứu thuộc nhóm An Vi là một việc quan trọng và cần thiết...
  • Một kiến giải sai về nguồn gốc dân tộc

    31/07/2014Kéo dài thêm sai lầm của những người đi trước, sách của ông Tạ Đức không chỉ trái ngược với thực tế lịch sử mà còn đẩy khoa học nhân văn Việt Nam thụt lùi một nửa thế kỷ! Không những thế, do phủ định nguồn gốc bản địa của con người và văn hóa Việt, nó gây hoang mang, làm nản lòng những ai đang gom nhặt chắt chiu từng mảnh vụn của quá khứ, khôi phục gia tài lịch sử chân thực của dân tộc...
  • xem toàn bộ