Có những điều giáo sư Ngô Bảo Châu chưa biết

10:10 CH @ Chủ Nhật - 31 Tháng Giêng, 2016

Đọc bài GS Ngô Bảo Châu bàn về yêu nướctrên BBC, giữa chừng thấy chán nên tôi bỏ. Nhưng rồi nhà thơ Đỗ Minh Tuấn chuyển lại với lời nhắn gửi: “Ngô Bảo Châu nói trên BBC là văn hóa Bắc kỳ là bản sao thu nhỏ của văn hóa Trung Hoa… nhưng lại thiếu hiểu biết về văn hóa Việt. Anh viết phản biện đi…” Tôi đọc lại và “bật ngửa” vì những dòng sau:

  • Hoá ra cái điểm Việt Nam thân thương không hề là trái tim của nhân loại. Nó nằm ở nơi cùng trời cuối đất.
  • Có lẽ vì đất nước của chúng ta nằm ở nơi cùng trời cuối đất mà trong gần hai ngàn năm, nó hầu như nằm bên rìa sự phát triển của văn minh của nhân loại.
  • Người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, văn minh Trung Hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
  • Cuộc sống bây giờ đã khác nhiều. Ngay cả những thanh niên nông thôn mà tôi gặp ở sân bay Narita, dù có lẽ họ không có một hệ quy chiếu nào khác ngoài một bộ ứng xử của người nhà quê, mà nền tảng lý luận dường như là một dạng tối giản của văn minh Trung Hoa,
  • Cảm giác quan tâm đó đến từ đâu, nếu không phải là khát vọng có ở trong mỗi chúng ta, khát vọng thoát ra khỏi thân phận của một nơi cùng trời cuối đất, gắn vào thế giới bằng một sợi dây lơ lửng buộc vào Trung hoa, thoát ra khỏi cái khung chật chội của Khổng giáo.

Bài viết ngắn này xin bàn với Giáo sư đôi điều:

1. Giáo sư đứng ở chỗ nào để nói rằng đất nước chúng ta nằm ở nơi cuối đất cùng trời? Nếu tôi không lầm thì đó là cách nhìn của những nhà thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thế kỷ XVII. Xuất phát từ quan niệm Âu trung – châu Âu là trung tâm phát sinh văn hóa nhân loại, họ cho rằng người da trắng có sứ mệnh khai hóa các dân tộc man mọi phương Đông. Đến lượt mình, suốt nửa đầu thế kỷ XX, các học giả người Pháp của Viễn Đông Bác Cổ cố công chứng minh chủ nghĩa Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm phát sinh con người và văn hóa châu Á. Đông Nam Á là vùng trũng của lịch sử, không sáng tạo được bất cứ điều gì cho gia tài văn hóa nhân loại. Lớp lớp người Việt được dạy như thế và chúng ta tin như thế.

Nhưng sang thế kỷ này, khoa học nhân loại khám phá sự thực khác hẳn: 70.000 năm trước, con người từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, sau 20.000 năm chung sống, họ hòa huyết sinh ra người Lạc Việt. Sau đó người Lạc Việt lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh tiểu lục địa Ấn Độ, lên khai phá đất Trung Hoa rồi sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Từ khảo sát 5.000 chiếc răng hóa thạch tìm thấy ở châu Âu, khoa học xác nhận: 40.000 năm trước, người Việt cổ từ Đông Á đi qua Trung Á tới châu Âu. Tại đây, họ hòa huyết với người Europid vừa từ Trung Đông lên, sinh ra người Eurasian da đen, là tổ tiên người châu Âu. Trong huyết mạch người châu Âu hiện nay có phần không nhỏ dòng máu Lạc Việt! Không chỉ vậy, ngôn ngữ Lạc Việt cũng để lại vô số di duệ trong tiếng Anh: Water là biến âm cùa Nác; Sandlà biến âm của Sạn; Peoplelà biến âm của Bí Bầu = người… Khoa học cũng chứng minh rằng, không chỉ văn hóa đá mới Hòa Bình mà người Việt còn mang giống cây trồng, vật nuôi cùng tư tưởng nông nghiệp tới phương Tây. Một sự thực được khám phá: Núi Đọ xứ Thanh là nơi phát tích của phần lớn loài người sống ngoài châu Phi.

2. Phải chăng “Người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, văn minh Trung Hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.”?

Ý tưởng này không mới vì cũng như bao thế hệ người Việt khác, nó được dạy từ những nhà Tây học. Nhưng sang thế kỷ này, khoa học cho thấy sự thực trái ngược. Do từ 40.000 năm trước, người Lạc Việt là chủ nhân của Hoa lục nên 93% dân cư Trung Quốc hiện nay là con cháu của người Lạc Việt. Dù mang tên Hoa Hạ hay Hán, họ cũng là hậu duệ của người Việt cổ. Từ năm 1992, di truyền học phát hiện: người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á. Điều này có nghĩa, người Việt xưa từng là tổ tiên các dân tộc châu Á! Không chỉ vậy, khoa học cũng khám phá: tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng Trung Hoa. Chữ tượng hình Giáp cốt văn là do người Lạc Việt sáng tạo. Mọi thành tựu rực rỡ của văn hóa Trung Hoa như kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch… là của người Việt! Tuy nhiên, do sự trớ trêu của lịch sử, người Việt Nam bị xâm lăng mất đất, bị chiếm đoạt văn hóa, lịch sử nên ngộ nhận là mình học nhờ đọc mướn từ Trung Hoa.

3. Gặp những cậu thanh niên xứ Nghệ nhếch nhác ở đất người, cũng như nhiều người khác, Giáo sư Ngô Bảo Châu không hề ngờ rằng, họ là hậu duệ của những người từ thềm Biển Đông lên định cư sớm nhất trên đất Việt Nam. Cái thứ tiếng nói trọ trẹ khó nghe của họ chính là dấu vết của ngôn ngữ Lạc Việt gốc, chẳng những làm nên tiếng nói Việt Nam mà còn là tiếng nói ban đầu của hơn một nghìn triệu người Trung Quốc hôm nay. Điều không dễ thấy là trong tâm hồn họ tiềm ẩn những yếu tố nhân chi sơ của văn hóa Việt…

Không trách Giáo sư vì những điều nói trên còn quá mới mẻ, chỉ được khám phá gần đây. Mong rằng khi biết được sự thật này, Giáo sư sẽ có suy nghĩ chín chắn hơn về con người và đất nước Việt Nam.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trả lời câu hỏi: Vì sao người Việt không bị đồng hóa?

    15/09/2015Hà Văn ThùyTác giả Nguyễn Hải Hoành cho rằng: “... dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.”. Đó là cách nhìn rất sai về con người và văn hóa phương Đông. Một cách nhìn giản đơn, hời hợt trong khi thực tế lịch sử phức tạp và sâu xa hơn nhiều...
  • Con người rời khỏi châu Phi khi nào?

    30/11/2015Hà Văn ThùyCon người rời châu Phi 85000 năm hay 60000 năm trước là chuyện của các nhà khoa học, dường như không quan hệ gì tới cuộc sống bình thường của nhân loại hôm nay. Tuy nhiên, với người Việt Nam, những con số vô hồn ấy lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao...
  • Phát hiện thêm chữ khắc trên đá của người Lạc Việt

    01/11/2015Hà Văn ThùyCuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang thị trấn Mã Đầu huyện Bình Quả thành phố Bách Sắc, các nhà nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện hàng trăm mảnh xẻng đá của người Lạc Việt có niên đại từ 4000 đến 6000 năm trước...
  • Phải chăng tiếng Việt chỉ có 1200 năm lịch sử?

    13/10/2015Hà Văn ThùyTrong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.” ... Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết: “Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề...
  • Việt Thường Thị ở đâu?

    24/09/2015Hà Văn ThùyHàng nghìn năm, như kẻ lạc đường trong đêm đen khát khao tìm lại gốc rễ, người Việt hướng tới Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc. Nhưng cổ thư Trung Hoa, được coi như cội nguồn lịch sử phương Đông, không một dòng một chữ nói tới quốc gia này. Để bù đắp cho sự hụt hẫng, các nhà nho rồi học giả của chúng ta tìm tới Việt Thường thị như một cứu cánh! Mặc dù hơn 60 năm trước, có người chỉ ra là không hề có cái quốc gia ấy trên đất Việt Nam...
  • Thủy tổ người Việt thực sự ở đâu?

    20/09/2015Hà Văn ThùyTừ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng vì chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay nhân có người “đòi”, xin được trả món nợ. Tìm ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó vì thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi tìm trong vô vọng.
  • Kim Định: Cuộc đời và tư tưởng

    08/08/2015Hồ Phú HùngKim Định đã âm thầm nuôi dưỡng một hoài bão lớn là thu thập tất cả tinh hoa của Đông - Tây, hòng xây đắp một nền Triết lí Việt Nam và một nền Thần học Việt Nam. Sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu, ông nhận ra rằng, muốn giải quyết vấn đề Thần học Á Đông thì trước tiên phải tìm cho ra cái tinh thần Á Đông rồi mới mong giải thích Kinh Thánh theo tinh thần Á Đông, và xa hơn nữa là thiết lập một nền Thần học Việt Nam...
  • Triết gia Kim Định với minh triết Việt

    04/07/2015Hà Văn ThùyĐơn thương độc mã và chịu nhiều sự đả kích, trong 50 năm qua, triết gia Kim Định đã có những khám phá độc đáo về Minh triết Việt. Tiểu luận này bước đầu trình bày những cống hiến của ông...
  • Vấn đề chính thống của nhà Triệu?

    18/05/2015Hồ HuyTừ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều triều đại Việt đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Các bộ quốc sử Việt Nam suốt thời phong kiến đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế...
  • Cách tiếp cận các công trình nghiên cứu Nguồn gốc dân tộc

    16/04/2015Việt Nhân & Lê An ViViệc giải nghĩa thuật ngữ, từ ngữ trong các công trình nghiên cứu, cụ thể là các tác phẩm của các nhà nghiên cứu thuộc nhóm An Vi là một việc quan trọng và cần thiết...
  • Cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ ba

    20/02/2015Hồ Trung TúTruy tìm nguồn gốc người Việt ngỡ như đã xong bỗng gần đây được xới lên, nhất là trên mạng, nơi có điều kiện bày tỏ quan điểm một cách khá bình đẳng. Theo dõi những cuộc trao đổi này, chúng tôi chợt nhận ra vẫn còn những câu hỏi vô cùng lớn về nguồn gốc người Việt chưa được giải đáp...
  • xem toàn bộ