Cần cơ chế điều hành hữu hiệu

Phạm Tuyên (ghi)
01:09 CH @ Thứ Năm - 11 Tháng Mười Một, 2010
Giá vàng thăng thiên, độn thổ, liên tục gây sốt, thậm chí dẫn tới tình trạng hỗn loạn giá trong nhiều ngày. Thiệt hại với doanh nghiệp và nền kinh tế không thể xem thường.

Giá vàng tăng đẩy giá USD tăng theo, khiến doanh nghiệp nhập khẩu rơi vào khó khăn. Nếu không chặn thì bao nhiêu tiền của người dân không đầu tư vào kinh doanh, sản xuất hàng hóa mà chỉ đưa vào mua và tích trữ vàng. Tác hại với nền kinh tế khi đó rất lớn. Việc cần có cơ chế điều hành một cách uyển chuyển, kịp thời với những biện pháp chuẩn là việc phải làm ngay. Ngay cả khi thị trường có biến động bất thường trong vài tiếng, nửa ngày là phải có phản ứng can thiệp ngay lập tức. Can thiệp như của ta vừa qua là chậm.

Trên thế giới, người ta đã thiết kế những cách để cơ chế thị trường hoạt động và tự nó sẽ điều tiết với những quy chế như: Giá vàng tăng đến mức nào thì nhà nước can thiệp. Về lí thuyết Ngân hàng Nhà nước không nhất thiết phải công bố số lượng vàng nhập về bao nhiêu, nhưng sự can thiệp cần đủ mạnh để có thể tác động thị trường.

Còn nhớ năm 1997, khi đồng bath Thái Lan được ấn định ở mức 25 bath/USD, giới đầu cơ đã ào ạt mua đồng USD vào và Ngân hàng Trung ương Thái Lan can thiệp bằng cách bán USD ra. Đến khi nguồn cung cạn, không thể can thiệp nữa thì buộc phải đẩy tỷ giá lên cao. Khi tỷ giá lên cao, sau một đêm hàng vạn doanh nghiệp Thái Lan phá sản và chính phủ phải cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bài học từ việc can thiệp sớm và nhanh là rất cần thiết.

Việc kéo dài thời hạn nhập khẩu vàng có thể càng làm tăng nhu cầu USD trên thị trường và dẫn đến vòng luẩn quẩn. Cơn sốt vàng cũng thể hiện sự thiếu lòng tin vào đồng tiền VND nên dân chuyển sang tích trữ vàng. Tương tự, trên thế giới lòng tin vào đồng USD cũng suy giảm nên giá vàng thế giới cũng tăng theo. Vấn đề là phải khôi phục lòng tin của người dân vào VND và từ đó có biện pháp khuyến khích người dân bán vàng ra.
Nguồn:Tiền Phong
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vinashin và lỗ hổng tài chính

    16/09/2010Anh VũSau khi Tập đoàn Vinashin không còn khả năng trả nợ, người ta mới giật mình, đặt câu hỏi: ai đã quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn vốn của Vinashin? Nếu quản lý, giám sát tốt, chắc chắn sẽ không dẫn tới tình trạng như hiện nay...
  • Về thị trường chứng khoán

    26/08/2010Nguyễn Trần BạtChúng tôi biết rằng, ngay ở thời điểm thị trường chứng khoán nóng bỏng nhất, ông đã tiên đoán chỉ một thời gian nữa chỉ số chứng khoán sẽ giảm xuống còn một nửa. Bây giờ thị trường diễn biến đúng như thế. Những biến động không còn là của riêng thị trường chứng khoán mà nó đã lan sang lĩnh vực tài chính và rất nhiều vấn đề vĩ mô khác.
  • Về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

    23/06/2009ThS.Trần Thúy Ngọc dịchTừ đầu năm 2007 đến nay, nước Mỹ đã bùng phát cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường thế chấp nhà đất, sự khủng hoảng của thị trường này đã nhanh chóng lan sang các khu vực tài chính khác, đồng thời mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu tham khảo về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, Tạp chí Triết học xin giới thiệu nội dung cuộc đối thoại giữa Giáo sư Trình Ân Phú và nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ - Giáo sư David Kotz xung quanh vấn đề kinh tế chính trị nóng bỏng này.
  • An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN

    14/04/2008Nhà báo Trường Phước (Bình luận kinh tế năm 2003)Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch...
  • Một Cấu trúc Tài chính Toàn cầu Mới

    13/11/2007SorosĐộ dài của khủng hoảng đã ngắn hơn nhiều và sự sa sút về hoạt động kinh tế nông hơn có thể dự kiến lúc đó. Điều này được coi như bằng chứng rằng các thị trường tài chính có cách tự hiệu chỉnh và rằng hệ thống tư bản toàn cầu như được cấu tạo hiện nay là cơ bản lành mạnh. Theo lẽ phải thông thường, các thiếu sót đã là ở các nước vấp phải khủng hoảng, chứ không phải ở bản thân hệ thống. Các thiếu sót đang trong quá trình sửa...
  • Khủng hoảng Tài chính 1997-1999

    13/11/2007SorosKhủng hoảng tài chính khởi đầu ở Thái Lan năm 1997 đã đặc biệt làm bực mình vì qui mô và tính khốc liệt của nó. Ở Soros Fund Management chúng tôi đã có thể thấy một khủng hoảng đến sáu tháng trước như những người khác, nhưng mức độ trục trặc làm cho mọi người ngạc nhiên...
  • “Chơi” chứng khoán: “ăn xổi” có dễ kiếm lời?

    07/02/2007Hoàng MinhChưa cần biết việc đầu tư cổ phiếu - chơi chứng khoán cuốn hút đến cỡ nào, nhưng đến các phiên giao dịch hàng sáng thì mới thấy rõ phần nào một hình thức "kinh doanh", "làm giàu, kiếm sống", thậm chí cả "đánh bạc" mới nổi lên. Chơi chứng khoán bám sàn, bám "mạng" trong các phiên giao dịch đã đành, chơi chứng khoán “ngoài sàn" cũng phải bám... chẳng kém. Thậm chí, với nhiều dân chơi đang có công ăn việc làm hẳn hoi nhưng đã từ bỏ nghề ăn lương hàng tháng để theo các "con" cổ phiếu mỗi ngày.
  • Nhìn lại thị trường chứng khoán: Đâu là thực, đâu là hư?

    06/02/2007Lê HàĐang được đánh giá là những “phiên chợ chiều” kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, vậy mà năm 2006, TTCK bất ngờ tăng tốc với sự kiện hàng loạt các “đại gia” lên sàn, đẩy giao dịch bước vào thời kỳ nóng, với giá trị cổ phiếu giao dịch đạt ngưỡng theo dự kiến đến năm 2010 mới có được. Sự phát triển nóng này có đúng thực chất hay chỉ là những giao dịch “ảo” làm lợi cho một nhóm người nào đó, đang là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm?
  • xem toàn bộ