Tư duy nồi cơm điện
1. Tôi có vợ chồng người em đi du học rồi sống nhiều năm ở Nhật. Gần đây, vợ chồng cậu quyết định về nước làm việc. Trong hành trang hồi hương, ngoài những thứ đã nằm trong... đầu, vợ chồng cậu có một số đồ đạc, trong đó có cái nồi cơm điện.
Cái nồi cơm diện nội địa của Nhật (vốn sản xuất chỉ dành cho người bản xứ) mà vợ chồng cậu em mang về tròn tròn giống cái đầu người máy Asimo đã từng vài lần sang thăm Việt Nam, rất hiện đại và đa năng. Ngoài chức năng nấu cơm, nó còn có chức năng nấu cháo, chức năng hấp, thậm chí cả chức năng... nướng. Nó đặc biệt ở chỗ, nếu nấu cơm, bạn chỉ cần cho gạo, đổ nước vào, cắm diện và nhấn nút, gạo chẳng cần vo, nước đổ nhiều bao nhiêu cũng được (miễn đừng ít quá), khi bạn nhấn nút chức năng nấu cơm, nổi sẽ tự lọc tạp chất, tự điều chỉnh nước sao cho vừa chín hạt cơm. Nếu bạn hấp hay nướng bánh, dù bánh to hay nhỏ, chỉ cần nhấn đúng nút chức năng, nó tự cảm nhận được bánh trong nồi cần bao nhiêu thời gian và nhiệt độ để chín mà làm vừa lòng chủ...
Nhưng có một điều mà chiếc nồi cơm điện do vợ chổng cậu em tôi mang về thua xa cái nồi cơm điện rẻ tiền bên xứ mình. Đó là chiếc nồi chúng ta thường dùng chỉ cần vo gạo, đổ nước (tất nhiên là phải canh nước sao cho vừa), cắm điện và chờ tối đa 20 phút là có cơm ăn, còn cái nồi cơm điện nội địa của Nhật kể trên phải mất tối thiểu 40 phút đến một tiếng.
Tại sao người Nhật đã có thể sản xuất ra chiếc nồi thông minh đến thế nhưng lại không thể rút ngắn được thời gian nấu cơm so với cái nồi rẻ bèo bán ở Việt Nam? Cậu em cười hề hề giải thích: "Tất nhiên khi đã sản xuất ra được cái nồi cỡ đó thì việc rút ngắn thời gian nấu cơm chỉ là chuyện... vặt. Nhưng điều đáng để chúng ta suy nghĩ lại chính ở chỗ này".
Cậu em giảng giải: Cũng như nhiều thứ khác, trước khi chế tạo ra cái nồi cơm điện thông minh này, những kỹ sư Nhật đã nghiên cứu rất kỹ cơ chế làm chín thức ăn: để hạt cơm có thể chín mềm đều từ trong ra ngoài, nồi cơm không có chỗ khô chỗ ướt, ngoài những yếu tố quan trọng như chất liệu, độ dày, khả năng xử lý nhiệt độ của nồi phải phù hợp, còn cần đến một thứ tối quan trọng khác: thời gian "ủ” cần thiết cho hạt gạo trong quá trình chuyển hóa thành cơm. Nhờ vậy mà cùng một loại gạo, cái nồi cơm điện nội địa của Nhật đã cho ra thứ cơm ngon hơn bất ứ cái nồi cơm điện “nấu nhanh” nào. Mà người Nhật thì luôn dành những thứ "ngon" nhất cho mình.
Đến đây tôi mới "ớ người" ngộ ra một chân lý xưa như trái đất: có những thứ giá trị không bao giờ có thể tạo ra được bằng sự đốt cháy giai đoạn.
2. Con người kể ra cũng lạ. Dù bạn đang ở dưới vực hay trên đỉnh núi, bạn đều có một ước vọng giống nhau: sự thay đổi. Nếu bạn đang ở dưới vực, khát vọng thay đổi lớn nhất của bạn là được lên mặt đất. Còn nếu bạn đang ở trên đỉnh cao, chắc chắn bạn sẽ mong mình có thể bước sang một đỉnh cao khác.
Nhìn vào thực tại đất nước hay thành phố chúng ta đang ở, có một sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ: sự chuyển hóa giữa nông thôn và thành thị. Nói một cách nôm na, ở đất nước mà 70 - 80% dân số vẫn còn là nông dân này, người nông dân đang có xu hướng lấy phố làm quê, còn nhiều người thành thị lại lấy quê làm phố.
Đất nước hội nhập, công nghiệp phát triển mỗi năm đang có hàng chục ngàn nông dân, già, trẻ, gái, trai rủ nhau lên phố tìm kế sinh nhai để nhường miếng vườn, mảnh ruộng cho những dự án sân golf, nhà máy thép, hay nhà vườn, resort... người thành thị có tiền lại về quê xây biệt thự, làm trang trại, mở khu du lịch... Suy cho cùng, điều đó chẳng có gì là xấu. Đất nước còn nghèo nên tất cả cán nỗ lực để bằng anh, bằng chị. người dân, dù hoàn cảnh khác nhau, dù ở nông thôn hay thành thị, đều có những vấn đề và mục đích của mình, và họ cùng muốn thay đổi.
Thế nhưng vẩn đề cũng chính từ đây. Đô thị hóa tăng nhanh, đất chật người đông, ao hồ, sông rạch bị lấp đi để làm nhà ở. Hệ thống hạ tầng bất cập, quá tải, ô nhiễm môi trường... ngày càng trầm trọng. Hàng loạt vấn đề đã và đang phát sinh, gây ra những hậu quả nặng nề từ chính sự chuyển hóa ồ ạt. Càng bất cập khi sự chuyển hóa đó diễn ra trong sự bị động và bởi những "tư duy tiểu nông".
Có người so sánh khập khiễng rằng, chỉ trong 10 năm, Thượng Hải của Trung Quốc từ một vùng đất "ruộng" như Thủ Thiêm của TP HCM trở thành mật thành phố hiện đại hàng đầu thể giới với hàng loạt ngôi nhà chọc trời, còn thành phố của chúng ta trong chừng ấy thời gian, diện tích đô thị hóa có khi phải gấp mấy lần, nhưng lại chủ yếu là nhà cấp... thấp! nhưng sự so sánh có vẻ hài hước đó lại đặt ra vấn đề khiển chúng ta phải suy nghĩ.
Trước khi bắt tay làm nên hình hài một Thượng Hải như hiện nay, cũng như những kỹ sư người Nhật kể trên, những người có trách nhiệm ở Trung Quốc đã phải huy động trí tuệ để nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, bài bản mọi vấn đề liên quan, từ đó đưa ra giải pháp toàn diện, tối ưu và bằng ý chí, quyết tâm vượt bậc, họ đã biến được ý tướng thành hiện thực. Mà để có được cách làm đó, trước hết, họ đã phải thay đổi và học cách tư duy như cách mà những kỹ sư người Nhật đã nghiên cứu để sản xuất ra cái nồi cơm điện.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015