Tự chủ - Tự do - Công bình
Chúng ta đều đọc biết câu ‘không có gì quý hơn độc lập tự do’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Tuyên Ngôn Độc Lập 1945. Đó là tư tưởng lớn với nhân loại, là khẩu hiệu chính trị vĩ đại, là cảm hứng bất tận cho các tầng lớp nhân dân mong cầu những quyền lợi khác nhau!
,
Độc Lập: là khả năng tự lựa chọn hay tự quyết định thực hiện những việc của mình mà không bị phụ thuộc hay bị chi phối bởi người khác!
Thực ra trong Thế giới hội nhập, Độc Lập rất tương đối, nhưng đồng dạng với ý nghĩa đó là khái niệm Tự Chủ( chuyển hoá trên thực tế khái niệm Độc Lập đến các cá nhân, Cộng đồng đến cấp độ Quốc gia ).
.
Do trật tự từ ngữ trong câu nói bất hủ trên mà tôi muốn viết bài này với tiêu điểm: Tự Chủ phải là nhân tố cần có trước Tự Do! Thậm chí quý nhất!
Tôi không cần bình thêm về ý nghĩa của ‘Tự Do’ mà muốn bày tỏ: Trong thực tiễn đời sống của những con người cụ thể, khi ‘Tự Chủ’ chưa thể thì ‘Tự Do’ có thể là điều quý nhất không?
.
.
Về tính thứ tự hẳn nhiên ai có thể tự chủ thì mới biết quý trọng và biết sử dụng tốt Tự Do! Nói về con Gấu Trúc trong chuồng hay chú Chim được nuôi từ bé trong lồng, lâu dần không thể tự chủ, mà thả ra cho tự do thì chỉ có chết uổng ! Trẻ con cũng thế, cho dù học thông minh, nhà có kinh tế, được bao cấp chi li, sau cho đi xa , nếu không biết cách tự chủ trước bao nhiêu cảnh huống không như ý, những thiếu hụt, trở ngại... thì khi được ‘Tự Do’ ở đất nước rất tự do, lại không còn sự kiểm soát của cha mẹ, thì rất nhiều người như họ đã thất bại hoặc sa ngã trước những thử thách bình thường!
.
Có những tổ chức (ví như nhiều doanh nghiệp Nhà nước, hay các nhóm quen sống trong bao cấp...) không được quyền tự chủ, thậm chí ‘tự nguyện’ / hoặc cam phận chịu bớt quyền đó của mình, lẽ đương nhiên cũng phải bị mất bớt quyền Tự Do! Các bên lâu dần đều thấy rất khó chịu, xung đột với nhau!
Khi nhiều cá nhân, tổ chức, Cộng đồng... không thể tự chủ ( vì nhiều lý do khác nhau ) nên chẳng thể Tự Do... Bởi thế ý nghĩa cốt yếu và phổ quát của Công Bình bị vô hiệu trong phạm vi Quốc gia!
.
Vì : Công Bình là PHẦN MỖI BÊN NHẬN ĐƯỢC TRONG ( CÔNG NHẬN / ĐỐI XỬ / PHÂN CHIA ) = đúng với kết quả mà chính họ đắc dụng được từ ( Tự Chủ<—>Tự Do )
.
Nói về một Cộng đồng hay Quốc gia! Tính ‘Tự Chủ’thể hiện ở trình độ quản trị đối với những mối quan hệ; hoạt động; làm ăn.... sao cho tất cả đi vào trật tự / kỉ cương / chuẩn mực / văn minh / tiến bộ...
Nếu điều đó không hiện thực nổi ở mức mọi sự , mọi người đều ‘bình thường’ được thì Cộng đồng / Quốc gia đó sẽ có Tự Do như thế nào? Sử dụng Tự Do có được ra sao ? Có thể từng thành viên được Tự Do, nhưng khi đó Cộng đồng / Quốc gia sẽ nhận được ‘sản phẩm sau tiêu dùng Tự Do’ của họ sẽ là gì?
.
.
Hình dung đơn giản nhất là kẻ không thể Tự Chủ mà được Tự Do thì báo hại Cộng đồng! Cộng đồng không thể tự chủ mà được Tự Dosẽ báo hại Quốc gia Từ đó tất yếu đi đến hình dung phức tạp hơn : những hệ quả của sự không thể tự chủ tốt, sẽ phải hạn chế quyền Tự Do của họ lại ( cá nhân / hay Cộng đồng ) : từ điều chỉnh thể chế xiết chặt lại, tệ hại hơn có sự can dự của Ngoại Quốc ! Dù bằng kiểu cách gì thì đều đẩy Quốc gia phải lùi bước trên hành trình tiến bộ!
.
Nguy hiểm hơn là Công Bình ( theo nghĩa nêu trên ) không thể hiện thực được , sẽ là nguyên cớ cho sự lũng đoạn quyền lực từ một nhóm người có lợi thế , đồng thời sự đấu tranh của những nhóm còn lại bị thua thiệt hay bất mãn! Rốt cuộc một Quốc gia không thể hiện thực được Công Bình đồng nghĩa tự vô hiệu hoá hệ thống Luật pháp của chính mình ! Hẳn nhiên là quyền lực mafia sẽ chiếm mọi chỗ...
.
Trở lại tiêu điểm chính của bài viết này, tôi định nghĩa: Tự Do là một trạng thái của cá nhân/ Cộng đồng/ hay Quốc gia về quyền tự lựa chọn, có ý nghĩa tối cao khi cùng với khả năng Tự Chủ cao trên thực tế với những lựa chọn của mình! Đồng thời điều đó không làm mất đi tính Công Bình với những người khác!
.
Vậy nên như trên tôi viết: ‘Không có gì quý hơn Độc Lập - Tự Do’ thực ra là khẩu hiệu chính trị vĩ đại ! Nhưng một chế độ chính trị tuyệt vời khi tạo ra được môi trường và những điều kiện thực tế để mọi người nâng cao khả năng TỰ CHỦ đối với những lựa chọn của họ.
.
Nửa cuối thế kỷ 20, ở ta có khẩu hiệu ‘làm chủ tập thể’. Thật là ‘siêu hình’ đến mức bất chấp thực tế! Khi người ta không thể Tự Chủ với cá nhân thì nói gì đến Làm Chủ tập thể! Cho dù nếu thế được một phần chăng nữa thì tập thể phải tự bớt quyền của mình để uỷ trao cho những cá nhân của nó để có thể ‘làm chủ một tập thể đã bị yếu, mờ nhạt đi’... Thế là vài cá nhân nào đó ưu thế hơn sẽ là ‘chủ soái’ trong thứ quy tắc biến dị ấy! Công Bình vì thế lùi xa!
...
Mở rộng ra: Tự Chủ (về năng lực và hành động), Tự Do(về thể hiện và lựa chọn), và Công Bình(về cơ hội và đối xử) có quan hệ mật thiết, bổ trợ nhau! Khi giao hưởng đạt đến tuyệt đỉnh thì Bác Ái ra đời, có thể nói đó là Thiên Đàng của nhân loại! Nhưng Gam Chủ phải là Tự Chủ hiện thực đến từng cá nhân: chúng ta thuộc về quy luật của Thiên nhiên theo cách Con người!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015