Vấn đề sự bất tử

08:35 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Mười Hai, 2005

Thưa tiến sĩ Adler,
Sự tồn tại của cá nhân sau khi chết đi dường như đã là niềmtin phổ biến trong các thời kỳ trước đây. Tôi có thể hiểu được vì sao con người ao ước được bất tử cho riêng mình, nhưng tôi thấy thật khó hiểu được những gì họ nghĩ trong đầu. Phải chăng linh hồn hoặc một thành phần bất diệt nào khác được cho là sẽ tồn tại sau cái chết của thân xác? Nhưng làm sao có được một linh hồn hay một tinh thần ở ngoài thân xác?

A.J.A.

A.J.A. thân mến,

Niềm tin vào sự bất tử tùy thuộc vào một quan niệm nào đó về linh hồn con người. Nếu linh hồn, hoặc thành phần thiết yếu của nó, được coi là phi vật chất và có khả năng hiện hữu bên ngoài thân xác, thì nó cũng được coi là bất khả hủy diệt. Tuy nhiên, những người tin vào sự bất tử của linh hồn vẫn bất đồng với nhau về vấn đề linh hồn hệ tại ở cái gì. Có ba lý thuyết chính.

Lý thuyết thứ nhất cho rằng linh hồn trở về lại nguồn gốc phát sinh của nó (Tinh thần, Thượng Đế,...) khi chết. Theo lý thuyết này, linh hồn của mỗi người không tồn tại theo đúng nghĩa của từ này. Nó trở lại là một phần của toàn thể mà từ đó nó tạm thời bị tách rời. Một lý thuyết khác nói rằng linh hồn của mỗi người không ngừng hiện hữu và sẽ hiện hữu mãi mãi. Nó là vĩnh cửu, như Thượng Đế vậy. Linh hồn đi qua vô số những cuộc sinh tồn, và với mỗi cuộc sinh tồn nó trú ngụ trong một thân xác khác. Lý thuyết đầu thai hoặc tái sinh này khá phổ biến ở thời Thượng Cổ. Platocó đưa ra một diễn đạt kinh điển về vấn đề này trong triết học Tây phương.

Một lối tiếp cận thứ ba, quen thuộc nhất với chúng ta, là lý thuyết Cơ Đốc giáo theo đó linh hồn mỗi người bất tử nhưng không vĩnh viễn. Nó chưa thường xuyên hiện hữu nhưng sẽ thường xuyên hiện hữu. Nó được sinh ra bởi sự sáng tạo thần thánh. Nóđược truyền vào thân xác con người một cách độc đáo, nhưng nó có thể hiện hữu tách rời với thân xác đó và vẫn tồn tại sau khi thân xác đó đã chết.

Học thuyết Cơ Đốc giáo được hoàn chỉnh với ý niệm về sự sống lại của thân xác trong Ngày phán xét cuối cùng. Đây là một phần tất yếu trong tư tưởng Cơ Đốc giáo về sự thống nhất – và phụ thuộc lẫn nhau – giữa thân xác và linh hồn. Về phương diện này ý niệm về sự bất tử của người Cơ Đốc giáo khác với người theo thuyết Platotheo đó linh hồn được nhìn nhận là bản thể tinh thần hoàn toàn độc lập với thân xác và chỉ mình nó đáng được phán xét và cứu chuộc.

Các triết gia đưa ra nhiều luận cứ khác nhau về sự bất tử. Platobiện luận rằng linh hồn là bản thể hoàn toàn tinh thần, đơn thuần và không có thành phần phụ thuộc, nên bất diệt. Theo nghĩa đen, linh hồn “truyền sự sống” cho thân xác, nó là nguyên lý của cuộc sống, và nó không thể tự hủy hoại. Aristotle thì cho rằng khía cạnh tinh thần của linh hồn có thể tách rời với thân xác, bởi vì những gì tinh thần biết là phi vật chất và vĩnh cửu. Đi theo luận cứ của Aristotle, D’Aquinaschỉ ra rằng linh hồn với tư cách là một nguyên thể hiện hữu bên ngoài thân xác sau khi chết, nhưng ông cũng viện tới “khuynh hướng tự nhiên thống nhất với thân xác” của linh hồn để biện hộ cho sự phục sinh của thân xác.

Một kiểu luận cứ khác về sự bất tử là luận cứ có tính chất đạo đức. Cuộc sống này không đủ để ban phát sự công bằng tuyệt đối. Vì vậy một thế giới bên kia với những tưởng thưởng và trừng phạt vĩnh viễn là cần thiết. Trong một đối thoại của Plato, linh hồn đứng trần trụi trước quan tòa thần thánh, bộc lộ hết tội lỗi mà người chết đã làm trong cuộc sống này. Virgil(1)mô tả một Elysium cho kẻ được ân sủng và một Tartarus cho kẻ bị nguyền rủa. Chúng ta cũng sẽ gặp những kiểu mô tả và dự báo tương tự trong Phúc Âm.

Sự bất tử không phải lúc nào cũng được quan niệm như là sự tồn tại đời đời của linh hồn con người cá thể. Spinozadành bất tử cho những ai tham dự vào sự vĩnh cửu nhờ tri thức của mình, tức là “tình yêu trí tuệ”, về Thượng Đế. PlatoAristotlenhận thấy con người tìm kiếm sự bất tử trong hậu duệ hoặc trong những công trình sáng tạo của mình. Quả thật, nhiều thế hệ đã đặt chính PlatoAristotlevào giữa “những kẻ bất tử”.

Dạng thức bất tử có thể là sự lưu dấu mãi mãi thông qua dòng dõi con người, sự tồn tại trong ký ức nhân loại, thông qua tri thức về Thượng Đế, hoặc trong mỗi linh hồn còn sống sau khi thân xác đã chết. Nhưng dù dưới dạng thức nào, khát vọng được bất tử của con người biểu lộ cho thấy nó khiếp sợ bị biến mất vào cõi hư vô tuyệt đối. Nó cảm thấy có nhu cầu được tham dự vào sự lâu dài, vĩnh viễn, và nỗi kinh hoàng chống lại sự hủy diệt hoàn toàn.

(1)Virgil(70 – 19 tr. CN): nhà thơ La Mã. Ông được xem là nhà thơ viết tiếng Latinh xuất sắc nhất thời đại ông. Tác phẩm chính của ông là anh hùng ca thần thoại Aeneid, kể chuyện Aeneas lang thang bảy năm sau khi thànhTroy sụp đổ.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Bi kịch nhị nguyên và số phận con người

    18/05/2015Phan Bích HợpKhái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên...
  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Về sự cầu nguyện của con người

    15/07/2005Bùi Quang MinhBạn đã bao giờ lắng nghe người ta cầu nguyện những gì chưa? Quan trọng nhất là ta hiểu về bản chất sự cầu nguyện. Đó không phải là cầu xin thứ gì đó từ Phật, Chúa hay ai đó khác cả...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Cái thiêng tôn giáo

    29/11/2005Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tín về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Descartes và niềm hy vọng sống lâu trăm tuổi

    18/11/2005Nguyễn Hoàng lược dịch từ La RechercheMặc dù có một sức khỏe yếu ớt ngay từ khi sinh ra, René Descartes đã chiến đấu suốt cả cuộc đời để đem lại cho cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn. Ước muốn lớn nhất của ông là con người có thể sống lâu và hạnh phúc. Ngày nay, nhờ các tiến bộ trong y học, việc duy trì một cuộc sống thọ hơn và mạnh khỏe hơn không còn là điều quá khó khăn, đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, khái niệm này ở thời của Descartes là một điều hoàn toàn mới mẻ.
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Tôn giáo và văn hoá ảnh hưởng tới tiến bộ ra sao?

    10/09/2005Stephen EvansLord Tebbit là một bộ trưởng quan trọng trong chính phủ của bà Margaret Thatcher khi xưa, nói: "Hồi giáo không hề cải cách kể từ khi được sinh ra, đến nỗi mà không có nơi nào trong thế giới Hồi giáo thực sự đưa ra được những tiến bộ về khoa học, nghệ thuật, văn chương hay công nghệ trong vòng 500 năm qua"...
  • Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ

    21/07/2005Trần Hồng (theo Newsweek)Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo...
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ