Trả lương giáo sư thế nào?

12:40 CH @ Thứ Hai - 11 Tháng Giêng, 2010

Bây giờ mà đặt vấn đề làm thế nào để giáo sư đại học đủ sống, thì có vẻ hơi kỳ cục. Phải thừa nhận rằng dù chưa sánh được với đồng nghiệp ở các nước giàu có như Mỹ, Nhật hay châu Âu, cuộc sống hiện nay của giáo sư đại học trong trường hợp điển hình ở Việt Nam không đến nỗi nào, nếu không muốn nói là khấm khá, so với bản thân nhiều năm trước cũng như so với các tầng lớp khác trong xã hội. Lương cơ bản đúng là chưa cao, nhưng giáo sư đại học có vô vàn những thứ thu nhập ngoài lương cho phép giải quyết các vấn đề của cuộc sống vật chất, đồng thời có dư để tích luỹ.

Hẳn có nhiều ý kiến đề nghị nâng lương (cơ bản) cho giáo sư đại học, một phần lớn lý do, vì e ngại về tính hợp pháp, ổn định, bền vững, của các nguồn thu nhập ngoài lương ấy. Nói cách khác, người ta mong muốn thấy giáo sư sống được một cách đàng hoàng bằng các công việc gắn với thiên chức xã hội, nghề nghiệp của nhà giáo đồng thời là nhà khoa học, tức là những công việc phù hợp với chuyên môn và được thực hiện chủ yếu trong khuôn khổ giảng đường, phòng thí nghiệm,…

Thực ra, chuyện giáo sư đại học làm việc cho các nơi khác ngoài trường đại học của mình ở đâu cũng có. Ở các nước có hệ thống quản lý thu nhập cá nhân tốt, thì chỉ cần trích nộp thuế theo đúng các quy định của luật thuế, các khoản thu nhập ngoài lương của giáo sư trở nên chính đáng và người có thu nhập hoàn toàn yên tâm. Ở Việt Nam, việc kiểm soát thu nhập còn chưa chặt chẽ, nhưng đang ngày một tốt hơn. Đến một lúc nào đó, tất cả các khoản thu nhập của công dân Việt Nam, trên nguyên tắc, đều phải chịu thuế; giáo sư đại học cũng chịu sự chi phối của nguyên tắc đó.

Điểm khác biệt giữa giáo sư nước ngoài và giáo sư Việt Nam về phương diện thu nhập, suy cho cùng, liên quan đến cách thức hay phương thức tạo ra các loại thu nhập. Ở các nước phát triển, dù công việc có thu nhập được thực hiện ở trường hay ở bên ngoài, giáo sư sử dụng năng lực chuyên môn của mình là chính. Chẳng hạn, ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu, giáo sư luật còn có thể làm luật sư; giáo sư kinh tế có thể tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô hoặc vi mô; giáo sư tin học có thể tham gia thiết kế phần mềm cho các công ty;… Giáo sư Việt Nam, trong không ít trường hợp, phải chấp nhận (hoặc tìm cách) làm những việc ngoài chuyên môn để cải thiện nguồn thu nhập. Nói khác đi, giáo sư ở các xã hội phát triển có thể kiếm tiền bằng con đường thẳng, chính thống; còn giáo sư ở Việt Nam muốn có nhiều tiền, thì phải đi theo những ngóc ngách, ngã rẽ…

Vấn đề đích thực đối với Việt Nam, bởi vậy, là phải làm thế nào để giáo sư đại học có điều kiện cống hiến nhiều nhất bằng cách phát huy thứ chất xám tinh tuý của mình và được trả công tương xứng với sự cống hiến đó.

Tất nhiên, để có thể trả thù lao thoả đáng cho giáo sư, thì nhà trường phải có nguồn tài chính dồi dào. Tăng học phí là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết bài toán ngân sách hóc búa đó; đây cũng là biện pháp đang được triển khai ở Việt Nam, theo một lộ trình tương đối chặt chẽ.

Nhưng có tiền rồi, thì lấy gì bảo đảm giáo sư sẽ làm việc tốt một khi được trả thù lao thoả đáng? Phải có một cơ chế cho phép đặt lên bàn cân một bên, là những đãi ngộ vật chất dành cho nhà giáo đồng thời là nhà khoa học và, bên kia, là trách nhiệm xã hội của người thụ hưởng. Nói cách khác, cần làm cho nhà giáo – nhà khoa học hiểu rằng muốn hưởng thù lao xứng đáng, thì phải thể hiện khả năng chuyên môn xứng đáng.

Để đạt được điều này, thì nhất thiết phải trao cho nhà trường quyền tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương. Thay vì áp dụng thang bảng lương công chức theo kiểu cào bằng, trường có thể ấn định mức lương cho giáo sư theo sự đánh giá về năng lực, hiệu quả công tác của từng người: giáo sư càng giỏi càng được trả lương cao và ngược lại. Kiểu trả lương mềm dẻo ấy rốt cuộc lại tạo được sức ép, có khi không phải của đồng tiền, mà là của sĩ diện, buộc giáo sư phải thường xuyên phấn đấu hoàn thiện về chuyên môn, để khỏi phải mang tiếng là “giáo sư lương thấp”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài nhận xét mới về vấn đề chảy máu chất xám

    03/12/2019Trần Hữu Dũng (Dayton, Mỹ)Ngày nay, hầu như ai lưu tâm đến phát triển kinh tế đều nói đến vấn đề chảy máu chất xám. Sự thật là, cho đến gần đây, phần lớn hiểu biết về vấn đề này đều có tính khẩu truyền, căn cứ trên lượng số liệu tương đối hiếm hoi, và nhất là chưa có một khung phân tích tổng thể một khoa học và chính xác.
  • Giáo sư Hoàng Tụy: Giáo dục không thể đổi mới vụn vặt

    16/07/2019GS Hoàng TụyCăn nhà GD đã cũ nát…nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này, mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà “dị dạng” chẳng ai muốn ở. Gia đình nào có khả năng đều tìm cách gửi con em ra nước ngoài để “chạy trốn” GD trong nước - GS Hoàng Tụy
  • Giáo sư không phải "giá trị quốc gia"

    28/03/2018GS Hoàng TụyGS, PGS là 1 nhiệm vụ ở cơ sở ĐH cụ thể, chứ đâu phải "giá trị quốc gia" đến mức phải để Bộ trưởng GD-ĐT bổ nhiệm?". GS Hoàng Tụy thất vọng khi cầm trên tay bản quy định mới về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm GS, PGS ban hành ngày 31/12/2008. Trao đổi với VietNamNet, ông cho rằng đây là "cải tiến nửa vời, có nhiều điều không hợp lý, không hiệu quả".
  • Thầy đồ Việt và giáo sư Tây

    30/12/2009Hiệu Minh"Văn hóa thầy đồ" là thầy nói trò nghe. Nói sai cũng phải nghe, thầy làm ẩu cũng phải im. "Văn hóa giáo sư" thời hội nhập là thầy biết nói và cả biết nghe xem điều mình dạy có được học sinh quan tâm hay thích thú. "Trò đánh giá thầy" giúp tiến tới nền giáo dục hiện đại.
  • 80% giáo sư Việt chưa xứng tầm quốc tế

    03/12/2009Nguyễn Văn TuấnỞ Việt Nam, có nhiều người mang chức danh giáo sư và phó giáo sư không có liên quan đến một trường nào, vì chức danh này là một phẩm hàm. Như những năm trước, một số lớn những người được tiến phong chức danh GS/PGS là những người làm việc hành chính, quản lí, không liên quan gì đến giảng dạy đại học (ĐH) hay làm nghiên cứu khoa học (NCKH).
  • Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám

    01/12/2009Trần Hữu DũngỞ hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nước này sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũng như ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông Âu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
  • "Chạy trường" làm chất lượng giáo dục đi xuống

    12/09/2009Đoàn Văn Mật thực hiệnMột số trường quá tải trong khi một số trường lại rất thảnh thơi với khâu tuyển sinh đầu cấp; Nhiều ông bố bà mẹ mất ăn mất ngủ, vắt óc tìm đường cho con có tên trong danh sách trường X, trường Y; và kỳ nghỉ hè của các trẻ chuẩn bị vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 bị thu hẹp đến mức chỉ còn là số ngày đếm trên đầu ngón tay... Đó là hệ quả của “phong trào” “chạy” trường.
  • Trường chứ không phải chợ

    07/07/2009Thanh Tuyền thực hiệnTình trạng các vị phụ huynh phải đi xếp hàng, “ăn chực nằm chờ” từ... nửa đêm, tôi nói cái từ này có thể hơi khác nhưng có thể coi đó là hiện tượng đáng mừng, bởi vì cho thấy các vị đã rất quan tâm đến giáo dục con em mình. Nhưng nó cũng là một hiện tượng rất đáng suy nghĩ, cũng có thể dùng từ đáng buồn, với tư cách một người đã từng tham gia quản lý ngành giáo dục, đôi khi tôi còn cảm thấy xấu hổ.
  • Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Nhân loại hạnh phúc vì có nhà văn

    04/07/2009"Về bản chất nhà văn thời nào cũng thế thôi. Thời nào cũng thế, lúc nào cũng thế, chế độ nào cũng thế, bản chất của họ là cao cả. Không có nhà văn của tầng lớp này, tầng lớp khác đâu. Đã là nhà văn thì đó là hình tượng đẹp của nhân loại. Nhà văn là một thành tựu, một kết tinh, một biểu tượng của nhân loại", Giáo sư Hồ Ngọc Đại chia sẻ.
  • Giáo sư Phan Đình Diệu: "Đừng quay lưng với những giá trị truyền thống"

    25/12/2008Trịnh Vĩnh Hà thực hiệnVới tư cách là chủ nhiệm hội đồng tư vấn khoa học & giáo dục của Mặt trận Tổ quốc VN, GS Phan Đình Diệu là đại diện của một trong bốn nhóm tác giả đang kêu gọi một sự hiệp lực để thực hiện một cuộc cải cách giáo dục (GD) từ năm 2011-2020.
  • Tiền lương

    27/10/2008Linh LinhLương vốn là từ dùng để chỉ đồ ăn, dự trữ, thường là ngũ cốc thời xưa nên có những từ kết hợp như kho lương, quân lương, tải lượng. Từ này bây giờ dùng chủ yếu để gọi tên khoản tiền trả định kỳ cho công nhân viên chức, người lao động. Vì thế có nhiều loại lương như lương tuần, lương khoán, lương hưu, lương lậu. Khái niệm lương ở ta lỏng lẻo, yếu đuối không chắc chắn lắm và rất linh hoạt...
  • Quốc gia phúc lợi

    11/04/2007Chỉ trong thế kỷ này điều đó mới trở thành nguyên tắc hầu như không bác bỏ được của chính sách công, và nhà nước phải làm mọi cách để bảo đảm an sinh kinh tế cho dân chúng. Trong ý nghĩa nào đó, nguyên tắc này đã được dự liệu trong Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ vốn tuyên bố rằng mọi con người đều có quyền được “sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc,” và các chính quyền được thiết lập để “bảo đảm những quyền đó” ...
  • Giáo dục đại học và cơ chế thị trường

    22/03/2007Giáo sư Phạm PhụCụm từ "Giáo dục đại học và cơ chế thị trường" đang được tranh luận sôi nổi trên mọi diễn đàn về GD trong hơn một năm qua. "GDĐH có là một loại hàng hóa công?", "Trường học không phải là chợ", "Có hay không có thị trường GD?"... Thanh Niên xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết của GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM về vấn đề khá nóng bỏng và cũng khá nhạy cảm này.
  • Đổi mới cách công nhận GS, PGS: Sao khó thế?

    23/11/2006Chức danh GS càng được sử dụng tùy tiện, thể hiện trình độ dân trí thấp và xu hướng trọng hư danh. Nên chăng, như nhiều người đề nghị, ai xưng danh GS hay VS cần nói rõ GS đại học nào, VS viện hàn lâm nào
  • “Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”

    23/03/2006Mai LanGiáo sư Hoàng Tụy vẫn thường kêu lên như thế mỗi khi ông phải giải đáp băn khoăn của tôi về những sự việc “không thể hiểu” được trong giáo dục và khoa học. Lần này cũng thế, khi đề cập đến tệ nạn tham nhũng ông lại bắt đầu gọn lỏn: lương thế này thì chống tham nhũng sao nổi!
  • Tản mạn về mảnh bằng Ph.D

    06/12/2003Ngô Quang Hưng"Những năm gần đây có khá nhiều sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và nhiều nước khác, bằng nhiều con đường khác nhau. Người có học bổng, chức trợ giảng (teaching assistant - TA), hoặc trợ nghiên cứu (research assistant - RA), người thì du học tự túc. Tôi không nhớ chính xác là đã đọc ở đâu đó rằng có hơn nghìn du học sinh mỗi năm sang Mỹ. Nhiều người trong số họ theo học tiến sĩ (Ph.D)." ChúngTa.com xin đăng tải vài viết của anh Ngô Quang Hưng viết trên mailling list [email protected] về vấn đề này.
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Tăng học phí - cần cái nhìn tổng thể

    06/09/2003Bộ Giáo dục Đào tạo đang trình Chính phủ một đề án điều chỉnh khung học phí (HP), dự kiến áp dụng từ 1.1.2004. Nếu đề án này được phê duyệt, HP ở tất cả các cấp học và đào tạo (trừ tiểu học) đều sẽ tăng. Đặc biệt, mức trần HP đại học (ĐH) sẽ tăng từ 180.000đ/tháng hiện nay lên 250.000đ/tháng, tương đương 36%. Giáo dục là quốc sách, bất kỳ một sự thay đổi chính sách nào trong lĩnh vực giáo dục đều rất nhạy cảm. Tăng học phí để phát huy nguồn lực xã hội đóng góp cho giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng, là việc cần làm...
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ