Quốc gia phúc lợi

08:05 CH @ Thứ Tư - 11 Tháng Tư, 2007

Thưa tiến sĩ Adler,

Những nhà hùng biện và tác giả khuynh hữu và bảo thủ thường xuyên bài bác cái mà họ gọi là “quốc gia phúc lợi”. Điều này được coi như đang ít nhiều khích bác cách điều hành quốc gia hiện nay. Nhưng “phúc lợi” thì có gì đáng khích bác? Không phải phúc lợi công cộng đang được coi là mục tiêu của mọi chính quyền được điều hành tốt hay sao? Phải chăng những nhà phê bình ấy muốn đề xuất một “quốc gia không phúc lợi”như một giải pháp thay thế? Hay là họ phản đối cách thức theo đuổi mục tiêu phúc lợi công cộng?

J.A.

J.A. thân mến,

Phần mở đầu của Hiến pháp Mỹ có nêu ra việc tăng tiến “phúc lợi chung” như một trong những mục tiêu chính của chính quyền. Nhưng như Federalist Papers(“Hồ sơ Liên bang”)(1)và những bình luận khác về Hiến pháp đã chỉ rõ, những nhà lập quốc của Mỹ không quan niệm phúc lợi chung theo thuật ngữ kinh tế, họ cũng không nghĩ rằng chính quyền phải nỗ lực bảo đảm rằng mọi người đều được sung túc về kinh tế.

Chỉ trong thế kỷ này điều đó mới trở thành nguyên tắc hầu như không bác bỏ được của chính sách công, và nhà nước phải làm mọi cách để bảo đảm an sinh kinh tế cho dân chúng. Trong ý nghĩa nào đó, nguyên tắc này đã được dự liệu trong Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ vốn tuyên bố rằng mọi con người đều có quyền được “sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc,” và các chính quyền được thiết lập để “bảo đảm những quyền đó.” Vì hàng hóa kinh tế là cần thiết cho việc mưu cầu hạnh phúc, cũng như mưu cầu cuộc sống và tự do, nên một chính quyền phải đẩy mạnh an sinh kinh tế cho mọi người dân nhằm bảo đảm cho họ những quyền căn bản ấy. Các chính quyền có cố gắng làm việc này đã tạo ra cái mà ngày nay chúng ta gọi là “quốc gia phúc lợi”.

Nói chung, có hay không con đường để đẩy mạnh an sinh kinh tế cho mọi người trong một xã hội:

(1) thông qua sự phân phối rộng rãi đến hết sức quyền sở hữu tài sản sinh lợi;

(2) thông qua sự phân phối rộng rãi đến hết sức những thứ tương đương với tài sản sinh lợi. Những “thứ tương đương” này bao gồm lương bổng, trợ cấp, bảo hiểm đủ loại, chăm sóc sức khỏe, cơ hội học hành, các phương tiện giải trí và trên hết, thời gian rộng rãi cho các hoạt động giải trí.

Đẩy mạnh an sinh kinh tế chung theo cách thứ nhất chính là lý tưởng Tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cách thứ hai lại chiếm ưu thế tại những nước công nghiệp sung túc và tiên tiến về kỹ thuật trên thế giới ngày nay – tất cả những nước đó đều là “những quốc gia phúc lợi” như Gunnar Myrdal, nhà kinh tế và xã hội học Thụy Điển đã chỉ ra trong tác phẩm Beyond the Welfare State(“Cao hơn quốc gia phúc lợi”).

(1)Federalist Paperslà một tập tiểu luận của Alexander Hamilton, John Jay và James Madison trình bày những luận điểm ủng hộ một chính quyền liên bang, xuất bản năm 1787 tại New York nhằm kêu gọi phê chuẩn Hiến pháp Mỹ.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích