Tiền lương

08:39 SA @ Thứ Hai - 27 Tháng Mười, 2008

Lương vốn là từ dùng để chỉ đồ ăn, dự trữ, thường là ngũ cốc thời xưa nên có những từ kết hợp như kho lương, quân lương, tải lượng. Từ này bây giờ dùng chủ yếu để gọi tên khoản tiền trả định kỳ cho công nhân viên chức, người lao động. Vì thế có nhiều loại lương như lương tuần, lương khoán, lương hưu, lương lậu (còn có nghĩa là lương bổng, một loại lương của quan chức, viên chức làm công cho Nhà nước để hưởng lương). Khái niệm lương ở ta lỏng lẻo, yếu đuối không chắc chắn lắm và rất linh hoạt.

Thường tiền lương được trả bằng tiền mặt, thẻ điện từ, tài khoản ngân hàng nhưng ở ta đã có thời lương được quy đổi ra sản phẩm tương đương không bán được như săm lốp, xích líp, quần áo, xà phòng kem và tất nhiên nhà thơ được trả nhuận bút bằng sách là chuyện bình thường. Xét về từ vựng học, lương tháng, lương tuần hay tiền trả cũng là khoản tiền được hưởng khi người lao động bỏ công sức ra rồi dùng khoản tiền đó tái sản xuất. Lương ở ta chi tiết hơn, được chia theo ngạch công chức, có số phẩy để lên thang lương dần dần theo định kỳ 2 hoặc 3 năm một lần. Vấn đề là mức lương có đủ tái tạo sức lao động và sống bình thường không? Tất nhiên là khó, nếu chỉ hy vọng vào đồng lương còm cõi. Chúng ta có nhiều cái cao (xét về giá cả) chẳng hạn giá cước quốc tế, giá ôtô, giá nhà đất nhưng riêng tiền lương lại thấp. Ví dụ mức lương cán bộ ở Thượng Hải là 5000ND tệ xấp xỉ 12 triệu đồng/tháng, lương ở Singapore khoảng 24 triệu/tháng sau khi trừ tiền bảo hiểm. Còn mức lương cán bộ của ta trung bình khoảng từ 1,5 triệu đến 3 triệu và phải chống đỡ cật lực với tốc độ trượt giá 2 chữ số của lạm phát. Tất nhiên chẳng ai lên tận Hà Giang để khoe rằng một tháng lĩnh lương ngót 100USD, vì trên đó có thể tiêu số tiền lương này thừa thãi, nhưng ở các đô thị lớn, với khoản tiền này, chi tiêu như gió vào nhà trống thôi. Cứ thử làm công việc lặt vặt là tính toán các khoản chi trong một tháng để cân đối với lương ta sẽ thấy nao lòng, rối ruột. Sau khi nhận hết lương, mỗi người sẽ phải chi cho bản thân (từ ăn sáng, uống nước, sửa xe, quần áo, xăng, điện thoại, bia bọt..), gia đình (cước điện thoại, truyền hình, tiền điện, nước, vệ sinh, ga, chăm bó mẹ...), con cái (tiền học, sách giáo khoa, sách tham khảo, học thêm, năng khiếu, đóng góp cho quỹ...), xã hội (quan hệ, mừng cưới, sinh nhật, tân gia, tang ma, quỹ ủng hộ các hội...) và vô số điều bất ngờ nữa đang rình rập xảy ra như vay mượn, ốm đau, thuốc thang, tai nạn…

Tạm lấy 3 triệu chia bình quân cho 5 đầu việc lớn, mỗi việc được phép chi khoảng 600.000đ, dù dè sẻn chắt bóp thế nào rồi cũng tiêu hết số tiền này mà không thể dành dụm được gì, đấy là chưa kể còn nhiều khoản phụ trội khác do trượt giá thị trường (mà giá thị trường của ta vốn bị trượt chân kinh niên mới lạ) thì đồng lương còn lại chẳng đáng là bao. Hơn nữa, nói thế không có nghĩa là tất cả mọi người đều được 3 triệu/tháng, còn nhiều người 1,5 hoặc 2 triệu thì xoay kiểu gì. Thì cũng phải xoay chong chóng thôi người ta phải làm thêm nhiều nghề khác để tăng thu nhập, phần này rõ ràng là lớn hơn gấp nhiều lần so với lương, nếu không vậy thì láy đâu ra lắm điện thoại di động, điều hòa, xe máy, ô tô thế! Đợi được tăng lương cũng của đâu mà bở thế? Ví dụ một công chức tăng lương từ bậc 5/ 9 hệ số 3,66 lên bậc 6/9 hệ số 3,99 với mức lương cơ bản tối thiểu là 540.000đ thì sẽ được từ 1.976.400đ lên 2.154.600đ, như vậy là được tăng 178.200đ sau 3 năm trung bình mỗi năm được 59.000đ, nhưng trong thời gian ấy từ bơm xe 500đ tăng lên 2000đ/lốp, phở từ 6000đ lên 13000đ/bát, cơm bình dân từ 5000đ lên 10000đ/ suất và tất nhiên người ta vin vào giá vàng tăng từ 13 triệu lên 17 triệu đồng/lượng. Để lý giải cho dược phẩm, thực phẩm, hàng tiêu dùng, rau quả cùng đua nhau thăng tiến, hiển nhiên phía xăng, điện, nước, truyền hình cáp không thể đứng ngoài cuộc nên đều chễm chệ ngồi ghế trên cả.

Lại quay về vấn đề lương lậu và lương bổng. Thực sự lương khó đủ sống đến vậy nhưng trong hơn 2 triệu cán bô công chức Nhà nước, chỉ có một số lượng nhỏ chưa đến 5% bỏ chỗ làm, đem tài năng đi tìm vùng đất hứa mới, còn lại vẫn kiên trì công tác để nhận đồng lương ít ỏi này. Chắc thắn là những người này có nguồn kiếm sống khác không cần chú ý nhiều đến lương, vậy vấn đề đặt ra ở đây là sự cống hiến của người làm công ăn lương của Nhà nước có chất lượng và hiệu quả không? Nhiều cá nhân giỏi giang đã có chỗ làm ở liên doanh, Công ty nước ngoài với mức lương 500 đến 1000 USD/tháng sẽ yên tâm cống hiến, còn những người ở lại trong biên chế (hoặc hợp đồng dài hạn) vì đồng lương thấp nên không tập trung vào công việc chuyên trách mà ăn cây táo - rào cây sung, vật vờ đến cơ quan cho có mặt rồi tranh thủ làm việc khác… để kiếm đồng ra đồng vào. Nghĩ cho cùng, họ cũng không phải xấu, chẳng qua mưu sinh vì con cái, gia đình thôi, nhưng hệ quả là công việc giao cho họ ở các cơ quan công sở Nhà nước chỉ theo kế hoạch chiếu lệ và họ làm như những cái máy vô hồn, cẩu thả thậm chí cư xử thiếu văn hóa trong công sở. Tình trạng như vậy vẫn còn và có vẻ như chưa thấy chấm dứt.

Cách lý giải về mặt hình thức là bệnh cửa quyền, quan liêu, mệnh lệnh nhưng bản chất nội dung chính là do đồng lương quá thấp chưa tương xứng với công sức bỏ ra và không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của bản thân và gia đình người lao động. Chỉ cần đồng lương đủ sống, người ta sẽ yên tâm công tác và nếu dư dả sổng thì còn ngăn ngừa được tận gốc tệ nạn tham ô, hối lộ (tuy không triệt để). Một chuyên viên tài chính Singapore đã nói rằng ở nước này, tệ nạn tham ô, hối lộ, tham nhũng hầu như rất ít xảy ra. Lý do đầu tiên là bởi tiền lương rất cao (chưa kể thưởng) nên không ai dại gì đánh đổi cả khoản lương và thưởng đồ sộ này lấy vài chục, vài trăm đô lót tay để rồi mất việc. Ngược lại, họ còn rất nhiệt tình chu đáo, cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc được giao, và họ hoàn toàn tự giác, thoải mái. Cùng nguyên nhân trên, lấy ví dụ ở nước ta, nếu vào một cửa hàng bách hóa, cơ sở nhà nước nào đó ta sẽ bắt gặp sự uể oải bất cần, chỏng lỏn, vênh váo của những người phục vụ thượng đế nhận tiền lương thấp. Ngược lại, những cửa hàng, cửa hiệu, đại lý liên doanh, nước ngoài, khách hàng được chào đón, săn sóc, tư vấn nhiệt tình đến mức nhiều khi cả nể xuôi lòng mà mua hàng.

Ngẫm ra, mức lương của đôi ví dụ trên chỉ chênh nhau khoảng một triệu bạc là cùng, thế mà khác hẳn. Không hiểu Thi sĩ Nguyễn Bính có nhầm không khi chắc chắn rằng: tiền là giấy bản của đời? Nhưng giá trị của tờ giấy bạc hay polime đó cũng có tác dụng quyết định đến đời sống và phong cách sống của nhiều con người, đặc biệt khi cái tờ đó lại là tiền lương.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Đừng làm việc vì tiền

    23/10/2017Tạ Nguyễn Tấn Trương lược dịch (Theo Rich Dad Poor Dad)Trong trường lớp cũng như ở sở làm, ý tưởng chung của mọi người đều thiên về "chuyên nghiệp hoá", để kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc thăng tiến nhanh hơn. Người cha học thức của tôi tin vào điều đó, nên đã rất phấn khởi khi lấy bằng tiến sĩ. Trong khi người cha giàu lại khuyến khích tôi ngược lại: "Con cần phải biết mỗi thứ một chút"...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Khổ vì lắm tiền

    24/04/2014Vương Trí NhànĐã dính vào nghiệp buôn, hẳn ai cũng biết cái câu "Buôn tài không bằng dài vốn . Ấy vậy mà nhiều bà buôn bán nhỏ ở chợ Đồng Xuân gần đây bảo với tôi rằng có lúc thấy sợ cả những đồng vốn giời ơi đất hỡi...
  • Thành đạt hay thành tiền?

    19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
  • Chuyện tiêu tiền

    08/07/2008Sưu tầmXã hội ngày càng phát triển đến chỗ duy trì bằng pháp luật và đô la. Có mức tiền định số, thì ở đời trôi chảy. Đoàn tụ chia ly, đi đi lại lại, con người giàu nghèo...chìm nổi trên đồng tiền. Nếu mỗi tờ đô la là một cuốn tiểu thuyết thì đều có một đoạn li kì...
  • Lời nói đâu mất tiền mua

    01/01/1900Minh TânTrong thế giới hiện đại nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ, giao thông thuận tiện, sách vở dồi dào, nền văn hoá giao tiếp trở thành một vấn đề phổ biến. Văn hóa giao tiếp trong quá trình toàn cầu hóa là một vấn để mang tính hai mặt, nó có thể biến mọi điều thành có thể và ngược lại.
  • Bí mật tiền nổi ngứa

    29/08/2006Dân tộc ta tự hào có hàng chục ngàn người nổi tiếng như thế, trong đó hàng ngàn tấm gương đã sáng ngời trên mặt báo. Song, giữa dải Ngân, vẫn không khỏi có sao mờ, sao xẹt. Vừa nức tiếng đó, thoắt thành tai tiếng...
  • Giàu mà tiền nằm im là thua

    28/06/2006H. HTại sao tìm những người giàu ở Việt Nam lại khó hơn so với Trung Quốc đã làm thành công hơn 10 năm qua? Tại sao những người có tiền ở nước ta không dám công khai tài sản của mình? Đây là nội dung cuộc trao đổi của Bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, với chúng tôi...
  • Tình yêu, hôn nhân và tiền bạc

    20/04/2006Bội Bội1. Anh không mua được tình yêu. Nhưng anh phải trả giả đắt cho nó.
    2. Nếu anh không muốn đọc để hiểu biết về tình yêu và hôn nhân, anh phải đọc hai cuốn sách hoàn toàn khác nhau.
    3. Anh không thể gắn giá cả vào tình yêu, nhưng anh có thể gắn tất cả trang sức bao quanh nó...
  • Kiếm tiền và quản tiền

    17/04/2006Quốc KhánhXưa nay, kiếm tiền đã khó nhưng xem ra tiêu tiền, quản lý tiền trong gia đình còn khó gấp vạn lần. Xem ra, tiêu tiền cũng là cả một bài toán về quản lý…
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Tiền

    26/11/2005Bội Bội“Tiền bạc không mua được hạnh phúc”. Nhưng nó được dùng để trả lương cho một lượng nhân viên khổng lồ đang làm công việc nghiên cứu này.
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Học cách quản lý tiền

    15/06/2005Quang AnhNgười ta không được học cách giữ tiền, vì thế tình trạng nợ nần ngày càng gia tăng. Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ vừa triển khai chương trình "Tiết kiệm cho tương lai" nhằm hướng dẫn cách quản lý, tiết kiệm tiền, nhất là cho giới trẻ.
  • xem toàn bộ