Thúc đẩy sự thịnh vượng

08:19 SA @ Thứ Ba - 12 Tháng Năm, 2009

Có thể nói, trên thế giới có bao nhiêu quốc gia, có bao nhiêu dân tộc và có bao nhiêu con người là có bằng ấy ước mơ, bằng ấy khát vọng. Mỗi một ước mơ, mỗi một khát vọng đều xuất phát từ những hoàn cảnh lịch sử riêng. Nhưng mơ ước về sự thịnh vượng luôn là mục tiêu chung của con người. Và nơi khởi nguồn cho sự thịnh vượng chính là tầng lớp đặc biệt trong xã hội - tầng lớp trí thức.

Ở những quốc gia đang phát triển, thật khó có thể nói đến sự thịnh vượng khi chưa có một tầng lớp trí thức thực thụ. Bởi nghiên cứu các nước thế giới thứ ba chúng ta thấy rằng, có ba sự khác biệt so với các nước phát triển, đó là sự khác biệt về văn hoá, khác biệt về sự phát triển, khác biệt về chính trị.

Ba sự khác biệt này tạo ra tình trạng lạc hậu và đang trì níu sự phát triển của chính các quốc gia này. Do đó, nếu không tái thiết được không gian tinh thần thì không thể hi vọng có được sự phát triển đúng đắn. Vậy, làm thế nào để thống nhất tất cả các sự khác biệt ấy để tạo ra sự thuận lợi cho con người ở các nước này tái thiết đời sống tinh thần của mình? Bí quyết sự thịnh vượng nằm trong chính mỗi con người, trong sự thịnh vượng của đời sống tinh thần, đời sống trí tuệ của mỗi con người. Một dân tộc muốn phát triển tức là muốn có tương lai thịnh vượng thì dân tộc ấy phải có năng lực trí tuệ và tâm hồn phong phú. Năng lực trí tuệ của một dân tộc thể hiện dưới sự tập hợp đội ngũ trí thức.

Xã hội nào cũng cần đến tầng lớp trí thức vì họ là đại diện cho khuynh hướng tự nhiên của đời sống con người. Đó là tầng lớp cao nhất, là lý tưởng của đời sống cộng đồng. Về mặt thẩm mỹ, kinh tế, chính trị, văn hoá, đây là tầng lớp có tố chất đại diện. Tầng lớp trí thức của xã hội là tầng lớp mà ngay cả trong trường hợp tan rã của một nhà nước, họ vẫn có quyền đại diện một cách rực rỡ cho các khuynh hướng, cho các vấn đề khác nhau của xã hội. Tuy nhiên, tầng lớp trí thức chân chính phải là tầng lớp để nghĩ, tầng lớp có tinh thần trách nhiệm, có lòng yêu nước, yêu con người, biết khám phá, có trách nhiệm với nỗi bất hạnh của con người chứ không phải là tầng lớp a dua chính trị. Tầng


Thịnh vượng là một khái niệm chứa đựng đầy đủ các yếu tố,sự bùng nổ về mặt vật chất, sự hoàn mỹ nội tại về mặt tinh thần cộng với những ảnh hưởng của cả khối vật chất, tinh thần của mình đến những người xung quanh hay những cộng đồng lân cận.


lớp trí thức là bộ não của cấu trúc dân cư, thể hiện khuynh hướng sự phát triển, đó là bộ máy nghĩ, là nơi xác lập tính khuynh hướng phát triển. Do đó, tầng lớp trí thức là nơi khơi nguồn cho những ý tưởng về sự thịnh vượng. Tuy vậy, như thế không có nghĩa là tầng lớp trí thức là nguồn duy nhất cung cấp ý tưởng về sự phát triển, về sự thịnh vượng bởi một xã hội thịnh vượng phải bắt nguồn từ ý tưởng về sự thịnh vượng của tất cả mọi cá thể. Ý tưởng về sự thịnh vượng từ tầng lớp trí thức là một nguồn chứ không phải là tất cả nguồn. Và những ý tưởng của tầng lớp trí thức cũng chỉ được dùng để gợi ý, để hướng dẫn chứ không phải để áp đặt con người bởi con người là đa dạng. Tầng lớp trí thức cũng chứa đựng khuynh hướng lịch sử của cả một dân tộc, vì nếu không có quá khứ thì không đại diện được. Không có giới trí thức thì không có người đối thoại, vì người đối thoại phải mang chất lượng đại diện. Dân tộc nào cũng cần tầng lớp trí thức của mình vì con người cần người đại diện và đại diện cho nhiều khuynh hướng khác nhau. Do vậy, xây dựng đội ngũ trí thức lành mạnh chính là công việc thường xuyên để tái thiết không gian tinh thần cho một dân tộc, đó là không gian duy trì sự phát triển ổn định và thúc đẩy sự thịnh vượng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

Sự thịnh vượng của một cá nhân trong phạm vi cá thể là đời sống tâm hồn, nhằm tạo ra cảm hứng phát triển cá nhân, cảm hứng làm tiền đề để tái sinh các chức năng tự nhiên của con người. Mỗi cá nhân phải xác định được điều đó. Trong một cộng đồng xã hội, đội ngũ trí thức tạo ra cấu trúc còn văn hoá tạo ra niềm cảm hứng, yếu tố cảm hứng, yếu tố tâm hồn trong đời sống của một dân tộc. Như vậy, đội ngũ trí thức trong xã hội hiện đại bao gồm hai tầng: tầng năng lực và tầng tài năng. Tầng năng lực tạo ra cấu trúc tri thức của xã hội còn tầng tài năng tạo ra toàn bộ khát vọng phát triển của xã hội, điều chỉnh nhịp điệu tâm hồn của đời sống.

(Xem bài viết đầy đủ tại link: Con đường dẫn đến sự thịnh vượng)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Con đường dẫn đến sự thịnh vượng

    16/08/2014Nguyễn Trần BạtCó một khát vọng giống nhau giữa các cộng đồng dân tộc là khát vọng về sự thịnh vượng. Mỗi một dân tộc lại được hình thành bằng một lịch sử riêng, do vậy, mỗi dân tộc lại có một con đường riêng đi tìm kiếm sự thịnh vượng nhưng trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì có gì chung giữa các con đường đi đến sự thịnh vượng của các dân tộc? Và nếu có thì con đường ấy như thế nào?
  • Thịnh vượng sẽ đến nhanh hơn, nếu...

    10/10/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng13 tháng 10 - ngày của các doanh nhân VN, một ngày lễ mới tròn một tuổi. Ngày lễ này được xác lập như vậy là rất muộn, nhưng có lẽ, cũng không thể sớm hơn. Bởi vì rằng trái cây cần thời gian để chín, con người cần thời gian để vượt qua những định kiến của mình...