Sự học lấy bằng
Người làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước.
Bên cạnh hệ thống hàng trăm trường đại học và dạy nghề, nước ta có khoảng 60 trường hành chính với trung tâm là Học viện Hành chính Quốc gia. Cũng như vậy, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và hệ thống các trường Đảng đã được xây dựng từ trung ương đến địa phương. Ba kênh đào tạo cơ bản ấy, về cơ bản đang là những cái nôi dung dưỡng nên nhà quản lý xã hội thời nay.
So với nền Nho học thời xưa, việc đào tạo thời nay có những điểm giống và khác căn bản. Người ta chán ghét Nho học; sự học trước hết là để tự tu, tự tỉnh, để rèn luyện liêm sỉ, biết xấu hổ và tiết độ dục vọng. Nội tỉnh là phép dạy làm người, làm cho nho sĩ học lấy đức thanh cao, từ đó mà có được sự nể trọng trong xã hội.
Đào tạo thời nay về cơ bản là truyền tải kiến thức. Kiến thức được ghi nhận bởi mảnh bằng - một điều kiện tiến thân cho người muốn thử vận may trên đường làm quan. Sự học để lấy bằng đang kéo theo khá nhiều hệ lụy.
Thứ nhất, chạy theo bằng cấp, người ta không coi việc học là sự rèn luyện suốt đời, người có chút văn bằng tự huyễn mình là có tri thức. Thứ hai, kỹ năng cần có của người cầm lái ngoài đời và kiến thức được dạy trong các lò luyện cán bộ ngày càng xa nhau. Nhà trường chủ giảng và cũng là chủ khảo, người thầy chủ động giới thiệu kiến thức của mình là chính. Thứ ba, đi sâu vào nội dung, người ta thấy việc học thiếu nhấn mạnh vào các kỹ năng. Công chức Việt Nam có thể am hiểu triết lý xa xôi, song ít ai được rèn luyện những kỹ năng hành chính tỉ mỉ như: cách nghe điện thoại, cách bài trí công sở, cách sắp xếp công việc, cách lắng nghe ý kiến nhân dân, cách đàm phán, cách hợp tác và thậm chí không được đào tạo về kỹ năng phê phán.
Ngoài ra, xét về khía cạnh tôi rèn dũng khí, so với chủ đích tự tu, tự tỉnh của nền Nho học truyền thống, các mái trường hiện đại chỉ chăm chú đào luyện sự trung thành, mà hiếm khi rèn luyện sự trung thực và liêm sỉ. Lối tầm chương trích cú cổ xưa thỉnh thoảng vẫn hiện về với lối giáo huấn cũ mòn mà thiếu sự khuyến khích sáng tạo, phá cách của người theo học.
Người tài là quà tặng quý hiếm của tạo hóa chỉ ban cho các dân tộc biết dung dưỡng tài năng. Bởi vậy, thay vì sốt sắng với các chương trình đào tạo nhân tài, điều có thể làm được là cần cách tân các nhà trường hiện nay thành những môi trường rèn khí phách sáng tạo. Người có tài đã quý hiếm như vậy, thì người hiền lại càng hiếm hơn. Dường như, chỉ khi thấm đượm trong những môi trường văn hóa thiện tâm, thiện đức, người có tài may chăng mới có thể phát sáng trí tuệ như những đốm lửa dẫn lối giúp dân tộc tiến tới các đỉnh cao của sự thịnh vượng và văn mình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành