Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

02:58 CH @ Thứ Tư - 27 Tháng Bảy, 2016

Khi ngồi trong hội trường của khu lưu niệm ngã ba Đồng Lộc, xem những thước phim tư liệu về thời chiến tranh, tương phản với tiếng gầm rú của máy bay và bom đạn, hình ảnh những thanh niên xung phong ngã xuống, bất giác nhìn qua khung cửa sổ, chúng tôi bắt gặp một khoảng trời xanh trên cánh rừng thông nhú chồi nõn biếc.

Chúng tôi biết ngay lúc ấy, những người đang sống đang nợ người đã khuất cái giá của phút bình yên hôm nay.

Không chỉ nợ với những cô thanh niên xung phong Đồng Lộc đã hi sinh khi tuổi mười tám đôi mươi. Đấy còn là món nợ với tiền nhân đã đổ máu xương suốt dặm dài lịch sử làm nên hình hài Tổ quốc. Nợ hàng vạn người lính mà tuổi thanh xuân đã nằm lại trong những cánh rừng Trường Sơn. Nợ những bạn bè đồng trang lứa giờ đang thao thức với cây súng giữa trùng dương xa xôi hay biên cương heo hút.

Bởi thế, sau một hành trình qua những địa danh lịch sử của miền đất thiêng Hà Tĩnh, câu chuyện của những thế hệ vẫn trĩu nặng những trăn trở về sự hi sinh và cống hiến.

“Sống đẹp tuổi thanh xuân” là chủ đề của buổi tọa đàm diễn ra sáng nay 7-3, khép lại chuỗi hoạt động của hành trình về nguồn “Ngọn lửa tuổi trẻ”. Những người có mặt trong buổi tọa đàm gồm nhiều thế hệ. Có những anh hùng mà sự hi sinh của họ đã được nhắc nhớ nhiều trong trang sử hôm qua và cũng có nhiều bạn trẻ đã được bạn đọc của báo Tuổi Trẻ cả nước biết đến bởi vẻ đẹp dâng hiến của họ cho ngày hôm nay.

Hành động của nữ anh hùng La Thị Tám đứng đếm bom giữa ngã ba Đồng Lộc của hơn 40 năm trước hay người thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Cải ở Củ Chi bây giờ, vượt qua khó khăn thường nhật để chăm lo học trò nghèo khó an tâm tới trường. Câu chuyện của thiếu tướng, anh hùng Lê Mã Lương trên chiến trường ngày đánh Mỹ và hình ảnh của chàng trai Châu Thành Toàn, bằng tấm lòng của mình đã tập hợp nhiều bạn trẻ khác thành một nhóm tình nguyện, từ bao nhiêu năm nay đều đặn mỗi tuần đến các bệnh viện để mang nụ cười cho các bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo. Giữa khoảng cách thế hệ ấy, vẻ đẹp của mọi người đều có chung một điểm: đấy là sự hi sinh và dâng hiến cho đất nước, cho cộng đồng từ chính sức lực, trí tuệ và trái tim của tuổi trẻ - tuổi thanh xuân tươi đẹp của đời người!

Câu chuyện “sống đẹp” của ngày hôm nay đã khác với thời chiến tranh bom đạn. Nhưng những phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Xuống đường tranh đấu” của thế hệ trẻ ngày xưa hay những “Mùa hè xanh”, những phong trào tình nguyện hôm nay đều được thắp lên từ nhiệt huyết của trái tim tuổi trẻ.

Trong mỗi người trẻ luôn tiềm tàng những nguồn năng lượng, và lịch sử đã chứng minh rằng tổ chức Đoàn đã biết làm cho nguồn năng lượng ấy bùng lên thành ngọn lửa tỏa sáng cho cộng đồng. Cũng như những ngọn nến, để dâng tặng cho đời ánh sáng phải tự đốt cháy thân mình đến cạn kiệt.

Biết thế nhưng cuộc sống hôm nay cũng đặt ra nhiều thách thức với câu chuyện sống đẹp. Vẫn còn những người trẻ thích thụ hưởng hơn cống hiến, thích chọn nhẹ nhàng thay cho gian khổ, toan tính thu vén hơn là hi sinh.

Chợt nhớ những câu thơ nằm lòng của nhiều năm trước:

“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình!”.

(Tố Hữu).

“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình!”
Sống đẹp tuổi thanh xuân phải chăng là như thế!

Nguồn:Tuổi trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống chậm giữa đời nhanh

    02/07/2010Lê Thiếu NhơnMột người cuống cuồng với miếng ăn chỉ là một người chuẩn bị sống chứ không phải một người đang sống...
  • Không thể "sống hai cuộc sống"

    27/03/2020Hải DuyCả nước đang vào cuộc chống lạm phát. Cắt giảm các hạng mục, công trình không thật sự cần thiết, tạm dừng hoặc dừng hẳn việc mua sắm các thiết bị đắt tiền, lãng phí là việc phải làm. Nhiều chuyện lẽ ra không cần phải đợi đến lạm phát mới cần "siết lại", ví như xây trụ sở "hoành tráng" và sắm ô tô đắt tiền...
  • Nhà văn mang lại cuộc sống thứ hai

    02/10/2018Nguyễn Duy BìnhTrong một xã hội cởi mở, dân chủ, nhà văn là người cho bạn đọc sống cuộc sống thứ hai. [...] Mặc dù ngày nay có sự cạnh tranh của truyền hình, internet, nhưng tôi không hề bi quan về tương lai của văn học. Bởi vì cuộc sống thứ hai mà văn học ban cho chúng ta không chỉ giới hạn ở khía cạnh giải trí. Văn học mang lại cho chúng ta ước mơ, cho phép chúng ta lánh xa đời thường nhưng cũng đặt ra cho chúng ta một số câu hỏi...
  • Cuộc sống đã nói với chúng ta

    10/07/2018Nguyễn Tất ThịnhLà Con Người trong Nhân Gian hóa ra bị ảnh hưởng rất mạnh bởi môi trường Xã hội hơn là môi trường thiên nhiên. Nhưng vì thế Sứ mệnh của Con người là kiến tạo môi trường xã hội nên...
  • Nghệ thuật sống hay sống nghệ thuật?

    14/12/2017Thảo HươngTrong cuộc sống hàng ngày, việc cư xử với nhau sao cho khéo léo, tế nhị là rất cần thiết. Tuy nhiên, có những người lại “cư xử” quá khéo léo , đến mức trở thành “nghệ thuật”.
  • Sống đẹp, sống có ích

    27/07/2016Đặng Kim Cúc, Nguyễn Văn KhởiLại nhớ đến câu hỏi lớn của nhà thơ Cách mạng Tố Hữu: "Ơi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?" lại càng là một khái niệm trừu tượng mà mỗi người có một cách hiểu riêng. Những hành động như trên liệu có phải là "sống đẹp”? Mỗi người phải làm thế nào để "sống cho đẹp"?
  • Môi trường sống không để “trồng người”?

    22/04/2016Nguyễn HoàngBài viết đi sâu một số bất cập phản lại bản tính tự nhiên của con người trong môi trường sống của người Việt hôm nay. Đó một môi trường sống, một văn hóa ở không có chỗ cho tuổi thơ mà các hệ lụy nặng nề, lâu dài của nó đối với giáo dục con trẻ hình như còn bị coi nhẹ, còn chưa được đề cập tới một cách đúng mức. Đây cũng có thể là một trong những hệ nguyên nhân trực tiêp gây ra hiện tượng “bạo lực học đường” mà cả xã hội chúng đang phải chiụ đựng và cùng phải trả giá đắt bằng cả các thế hệ tương lai!
  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Đàn ông với sóng gió cuộc đời

    08/01/2016Hòa AnVới đàn ông: Công danh, sự nghiệp luôn là điều mà họ hướng tới, vì vậy họ luôn không ngừng phấn đấu vì nó. Nhưng trong quá trình tạo dựng sự nghiẹp không tránh khỏi những vấp ngã, chính sự vấp ngã này làm cho họ trở nên vững vàng hơn, tự tin hơn. “Trăng có khi tròn khi khuyết, người có lúc buồn, vui, ly, hợp”. Con đường trước mắt không hề bằng phẳng mà còn có đoạn gập ghềnh, thậm chí có khi là đầm lầy, vách đá….
  • Đời sống chúng ta đang sống có thực sự là đời sống không ?

    01/11/2014Nguyễn Quang ThiềuKhi càng xa tuổi trẻ, người ta càng gần những giấc mộng. Những năm gần đây, tôi càng gặp giấc mộng nhiều hơn. Một phần do những biến đổi tâm sinh lý khi người ta ngoài bốn mươi tuổi. Tôi đã sống trên thế gian này gần một nửa thế kỷ rồi. Nhiều chuyện có thể đã biết đúng sai...
  • Từ dòng sông nghĩ về dòng người

    08/09/2014Hà YênTừ cao ốc nhìn xuống đường phố, thấy dòng người-xe đông nghịt, chuyển động giống cảnh tượng một dòng sông hiền hòa nào đó. Mà cũng đúng như vậy, nếu xét tổng thể, và thêm một chút trừu tượng nữa để dòng người-xe đông nghịt kia, được cảm nhận như một “môi trường liên tục”, thì cả hai đều là chuyển động một chiều, cũng tương đương về mặt động học, và thậm chí, còn có thể có tình huống tương đương động lực học nữa.
  • Tản mạn về cuộc sống

    06/01/2014Ai cũng biết cuộc sống là quý giá và đời người chỉ có một lần. Nhưng không phải ai cũng thấy cuộc sống là tươi đẹp và đáng sống. Điều đó còn tuỳ thuộc vào thái độ và mục đích sống của mỗi người...
  • "Tôi muốn tiếp tục sống, ngay cả khi đã chết"

    27/09/2013Hoàng Hải AnhSống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra những mặt xấu xa nhất của mình, và người ra không biết có nên tin vào Thượng đế, vào sự thật và lẽ phải nữa hay không", nhưng Anne Frank lại cảm thấy "Bất kể mọi sự, mình vẫn tin là bản chất con người vẫn tốt đẹp"...
  • Đầu năm chiêm nghiệm hành trình sống

    10/02/2011Nguyễn Tất ThịnhCó 6 người, vốn cận bình dân, đều mong ước một cuộc sống giàu có. Thần số Mệnh cấp cho mỗi người 1 chiếc xe như nhau và chất sẵn trên đó những vật dụng thiết yếu nhất cho cuộc sống bình thường dài ngày, ko có tiền mặt, và bảo họ hãy lên đường… cho đi kèm theo con đường của họ là một ông Thầy cung cấp Tri thức khi cần...
  • Sống và Chết

    28/12/2010Lâm HữuChúng ta sống nhưng chẳng mấy ai hài lòng về chính mình, về cuộc đời này và thỉnh thoảng phải đối mặt với cái chết – của người thân, bạn bè, hàng xóm, người dưng và của chính mình -. Liệu chúng ta có quyền gì trong hai vấn đề trọng đại của đời người là sống và chết không?
  • Đợt sóng thứ ba

    18/12/2010Trịnh Thị Kim NgọcĐợt sóng văn minh thứ ba với nền kinh tế tri thức cũng kéo theo những biến động không nhỏ đối với cuộc sống con người và tạo nên một kiểu văn hoá tổ chức và hoạt động xã hội hoàn toàn khác, không giống như các design được lặp đi lặp lại, trước đây. Biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của "ngôi nhà điện tử" đến hoạt động cộng đồng, tâm lý cá thể, phương thức quản lý lao động, đến môi trường và nhiều vấn đề kinh tế khác.
  • Sống một cuộc đời đáng sống

    11/12/2010Ý nghĩa của cuộc đời bạn nằm ở đâu? Có phải là nằm ở những giây phút trong đời bạn chia sẻ những điều tốt đẹp đến với những bạn bè ở khắp nơi trên cuộc đời này không?
  • Hành trình làm lại Cuộc Sống

    17/09/2010Nguyễn Tất ThịnhÔi, 1000 ngày… bình thường, trong cuộc sống an hòa thì dài lắm, đủ cho mọi chuyển hóa, mưu cầu lương thiện của mọi người…nhưng đứng trước việc tồn vong của cả một Thành Phố thì nhanh như thoi thời gian đưa, dường như không đủ cho bất kì một cuộc kiến thiết mưu cầu, chuyển hóa bình thường nào nữa…
  • Ai là người sống kiểu mẫu?

    22/07/2010Nguyễn Trương QuýTừ nhà ra đường, từ việc đi lại đến ăn uống, xem ra dân viên chức là mẫu mực và có những nguyên tắc (lại nguyên tắc!) để anh ta theo nhằm đảm bảo cho xã hội đô thị vận hành êm thấm. Nhưng hãy xem anh viên chức đã sống thế nào với chúng...
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • xem toàn bộ