Sống chung với “bầy thú điện tử”

09:25 CH @ Thứ Tư - 22 Tháng Hai, 2006
Nếu có ai trong số các “đại gia” Việt Nam (ở mọi thành phần kinh tế quốc dân) sớm gia nhập vào “Bầy thú điện tử” này thì càng tốt.

Thực ra khái niệm toàn cầu hoá đã được Marx và Engels nhận diện từ hơn một thế kỷ rưỡi trước đây, năm 1848, khi các ông viết Tuyên ngôn Cộng sản:

Do khai thác thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng trong tất cả các nước mang tính chất thế giới. Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn tất cả, ngay cả các dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh. Giá rẻ của các sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháp bắn thủng tất cả các Vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất phải hàng phục. Nó buộc tất cả các dân tộc phải chấp nhận phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt: nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó.

Thật khó tin được là Marx đã nói những điều trên từ giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho không những công cụ sản xuất và phương tiện giao thông, mà quan trọng hơn là phương tiện truyền thông (để vận chuyển thông tin và tri thức) đã có những tiến bộ vượt bậc, đôi khi bất ngờ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá sâu sắc hơn và triệt để hơn. Nổi trội hơn cả là tầm quan trọng của công nghệ thông tin. Với cuộc “cách mạng lần thứ hai” của kỹ thuật Internet, mà nhiều ý kiến cho rằng sắp nổ ra, toàn cầu hoá cũng sẽ bước sang một giai đoạn mới.

Người cầm trịch “luật chơi” trong “sân chơi” toàn cầu hoá là các tổ chức kinh tế - tài chính được mệnh danh là “bầy thú điện tử”. Chúng bao gồm Công ty xuyên quốc gia (General Electric, General Motors, IBM, Intel, Siemens) và các quỹ đầu tư, các Công ty Bảo hiểm, các nhà băng… “Bầy thú” này chỉ có một mục tiêu duy nhất là lợi nhuận và lợi nhuận, có sức mạnh đủ để tàn phá cả một nền kinh tế (như của Thái Lan năm 1997) hay hạ bệ cả một Chính phủ (như của Indonesia năm 1998). Chúng hoạt động rất hiệu quả và rất nhanh, chủ yếu bằng cách nhắp “chuột” máy vi tính. Chúng tàn bạo, không có tình người. Biết thế nhưng hầu hết các quốc gia, kể cả các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, đều nhất nhất buộc phải mời chào và mơn trớn “bầy thú điện tử” này. Bởi, khốn thay nếu không có chúng thì các nền kinh tế mở cửa (ai dám đóng kín bây giờ?) đều thiếu động lực để phát triển: thiếu vốn đầu tư và thiếu công nghệ cao.

Trước tình hình đó, thái độ khôn ngoan nhất của chúng ta phải chăng là: một mặt tạo môi trường đầu tư minh bạch và thông thoáng nhất để tận dụng tối đa năng lực tích cực của “bầy thú điện tử”, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng doanh nhân và tầng lớp “tư sản dân tộc” lớn mạnh đủ sức hạn chế mặt tiêu cực của nó. Và nếu có ai trong số các “đại gia’ Việt Nam (ở mọi thành phần kinh tế quốc dân sớm gia nhập được vào “bầy thú điện tử” này thì càng tốt! Có thể lắm chứ. Thời đại “cá lớn nuốt cá bé” qua rồi! Ngày nay “bé hạt tiêu” nhanh nhẹn và hiệu quả hoàn toàn có cơ may thắng những “người khổng lồ” kềnh càng, chậm chạp.

Nhân dịp năm mới, chúng ta chúc cho giới doanh nhân Việt Nam mau chóng rèn đúc được một tầng lớp “tư sản dân tộc” mới, vừa tổ chức sản xuất và buôn bán rất giỏi vừa có tinh thần tự cường rất cao như các ông bà Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô, Đỗ Đình Thiện… ở thời kỳ các năm 30 – 40 của thế kỷ trước. Bây giờ, trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, chúng ta cần một cộng đồng doanh nhân, một tầng lớp “tư sản dân tộc” giỏi giang vừa có khả năng thích ứng thị trường tự do thế giới vừa đủ sức hợp tác và cạnh tranh với “bầy thú điện tử” - tác nhân chủ yếu của hệ thống toàn cầu hoá.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Đảng viên làm kinh tế

    03/02/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngChuyện cho phép Đảng viên làm kinh tế là những chuyện rất nhạy cảm. Đã nhạy cảm thì các ý kiến sẽ rất khác nhau. Vô số các ý kiến sẽ ủng hộ và vô số ý kiến sẽ chống lại...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Thử lý giải một vài nguyên nhân của hiện tượng Hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc

    11/11/2005GS. Nguyễn Huệ ChiĐề tài hội nhập văn hóa như một quy luật sống còn của lịch sử dân tộc được chúng tôi đeo đuổi từ thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, dưới nhiều khía cạnh, trong nhiều bài viết từng công bố đây đó. Lần này, trong khuôn khổ một hội thảo, chúng tôi chỉ tóm lược lại một vài điểm nổi nhất về hiện tượng này tại chùa Quỳnh Lâm, mong từ góc nhìn hiện đại cập nhật hóa một câu chuyện tưởng như đã là chuyện của quá vãng, và trong con mắt thông tục chỉ còn là đối tượng của nhà “khảo cổ”.
  • Chuyện cô hàng xóm của tôi

    10/10/2005Hồ Ngọc ĐạiNếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ