Chuyện cô hàng xóm của tôi

02:39 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Mười, 2005

Giữa chợ (thị trường) chỉ có hàng hoá. Hàng hoá không bén mùi mồ hôi người làm ra nó. Nó thuần khiết là nó. Nó tự "định nghĩa" bản thân bằng chính mình, không vin đến dòng dõi "ba đời", không cậy vào “ba họ" nhà nó. Một mình nó sống giữa chợ một cách độc lập, tự do, dân chủ, bình đẳng với đồng loại. Sống được như vậy, theo cách nghĩ của Mác, chỉ vì nó mang trong bản thân mình, trong máu thịt mình, cái bản tính hai mặt: giá trị và giá trị sử dụng.

Cũng có người nói rằng, suy rộng ra, cái gọi là "giá trị" chỉ là giá trị của "giá trị sử dụng" (ngay cả bản thân vàng cũng vậy). Thế nhưng, nếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị.

Hàng hoá (do tôi làm ra) chẳng qua là một hình thái (hình thức) của bản chất tôi.Nó không những tự định nghĩa bản thân mình mà còn định nghĩa cả người làm ra mình. Cô hàng xóm ngụ cư ở số nhà 13 làm ra quạt thì người ta "định nghĩa" cô là cô hàng quạt. Còn tôi ở số nhà 15, viết tiểu thuyết thì tôi là nhà văn Sự cận kề hàng xóm không là gì cả (đến như dòng dõi ba đời, mối ràng buộc ba họ còn chẳng là gì, nữa là...). Đó là nét đặc trưng hết sức cơ bản của nền sản xuất hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. Giữa chợ (thị trường) chỉ có hàng hoá. Hàng hoá không bén mùi mồ hôi người làm ra nó. Nó thuần khiết là nó, nó tự định nghĩa bản thân bằng chính mình. Mà hàng hoá do tôi làm ra chẳng qua là một hình thái (hình thức) khác của bản chất tôi, thế nghĩa là tôi định nghĩa bản thân bằng chính hàng hoá do tôi làm ra, đem bán ở thị trường. Xin thưa, nó là hàng hoá, chứ không chỉ đơn thuần là sản phẩm do tự làm ra. Tiểu thuyết tôi viết ra không phải chỉ để cho riêng tôi đọc, mà cốt để cho cô hàng xóm của tôi mua, nhằm thoả mãn nhu cầu của cô ấy. Thì cũng vậy, cô ấy làm quạt để cho tôi dùng, chứ đâu phải để cô ấy quạt mát cho mình. Nền sản xuất hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra một xã hội hoàn toàn khác với xã hội của nền sản xuất tự cung tự cấp, khác với nền sản xuất theo cơ chế tập trung bao cấp. Nét đặc trưng cơ bản của sự khác biệt ấy thể hiện ở một nhân vật thứ ba, sống ở "giậu mồng tơi " giữa hai nhà số 13 và 15: mang sách của tôi đến với cô hàng quạt và mang quạt đến cho tôi.

Ba chúng tôi phải tìm cách cư xử với nhau sao cho được việc, êm thấm và lâu bền (chừng nào còn đó cả hai nhà số 13 và số 15 và giậu mồng tơi với những người ngày ngày có thể gặp nhau, chứ xép), cách gì vậy? Nhờ đọc Mác, tôi hiểu ra nguyên tắc vàng của sự trao đổi hàng hoá là mỗi bên tự nguyện tuân thủ nguyên tắc ngang giá. Sự trao đổi giữa chợ (trên thị trường) lúc nào cũng ngang giá (chứ đâu phải mua rẻ bán đắt như các hàng xén ở đầu làng). Lúc nào cũng tuân thủ nguyên tắc ngang giá mà người ta vẫn có lãi. Điều đó tưởng phi lý, những chính cái sự “phi lý" ấy chứa trong mình bí mật lớn nhất của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Cái chỗ bí mật ấy dễ phát hiện ở cô hàng quạt. Cô ra chợ mua nguyên vật liệu về, theo cách diễn đạt của Mác, gọi là H, với giá là T, rồi cô làm thành quạt. Cô đem quạt (H) đi bán, với giá T'. Cả hai lần đều theo nguyên tắc ngang giá, thế mà cô ta vẫn có lãi: T” > T. Sự chênh lệch này không thể.do các vật vô tri, vô giác như nan tre, giấy, hồ... làm nên, mà lãi là có thật, vậy thì còn gì khác ngoài chính cô ta? Nhưng cô ta, cô hàng quạt ấy, là ai? Tất nhiên, tôi không cần biết cô ta có chồng hay không, con gái út của cô ta đã học đến lớp mấy, dòng họ mấy đời cô ta là những ai, dòng họ nhà chồng là những ai...

Cứ gạt bỏ dần những chuyện có thể gạt bỏ được, cho đến tận cùng thì trơ ra cái lõi: sức lao động sống của cô ta. Xuất phát từ một ý tưởng cực đoan, tưởng phi lý chỉ có sức lao động sống, duy nhất một nó mới làm ra giá trị thặng dư, Mác đã lý giải tất cả những gì liên quan đến nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Chỉ xoay quanh một sức lao động sống ấy thôi thì câu chuyện còn dài lắm, nhưng xin tạm dừng ở đây.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Thử nhận diện bóc lột

    09/07/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCâu trả lời mà chúng ta có sẵn là: trả tiền công thấp hơn giá trị mà lao động làm ra là bóc lột. Điều này là hoàn toàn đúng trong một mô hình tĩnh, và trong điều kiện giá trị với giá cả là tương đương nhau. Vấn đề là chúng ta phải áp dụng nó vào thực tế của nền kinh tế thị trường sống động và hiện thực như thế nào?
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • xem toàn bộ