Sao chỉ so mình với chính mình

04:07 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Năm, 2016

Lối sống bằng lòng với cái hiện có có thể thấy qua những quan niệm như ngại bứt dây động rừng, tự an ủi tránh voi chẳng xấu mặt nào, chủ trương cơm sôi nhỏ lửa, một điều nhịn là chín điều lành.

Đọc Người thường gặp của Trần Đăng Khoa, tôi cứ suy ngẫm mãi, băn khoăn mãi về cái mà nhà văn gọi là “trong vắt một bầu khí quyển nông dân” và ở trong bầu khí quyển trong vắt ấy họ chỉ biết so sánh mình với chính mình thôi. Phải chăng chính cái tập quán đó là một lực cản rất đáng sợ cho sự phát triển, vì nó đang thực hiện điều mà có thể chính nó cũng không hiểu được, cái nguy hại của việc thần thánh hóa cái trạng thái cũ đã suy đồi để cho con người quỳ lạy, khấn vái.

Nếu mô hình xã hội, làng xã là một trong những yếu tố quyết định để dân tộc ta tồn tại và phát triển qua bao hy vọng và thử thách, thì bên cạnh những giá trị cần bảo lưu và đổi mới, cần phải thấy rõ chính đó là nguồn mạch của sự thiển cận và thủ cựu. Mô hình ấy dễ làm nảy sinh và duy trì một lối sống dễ bằng lòng với cái hiện có, dễ thỏa hiệp. Cái đã có vốn quen thuộc và có uy lực vì nó mang tính ổn định trì trệ.

Cái đã định hình ấy khước từ mọi sự canh tân. Nó củng cố tính bảo thủ được khoác cho những tấm áo đủ mọi màu sắc để xoa dịu những số phận bị kìm hãm, để đánh lừa những đầu óc muốn đổi mới. Tâm lý trâu ta ăn cỏ đồng ta ngăn chặn mọi sự đổi mới, vươn xa, bóp chết những khát vọng giải phóng cá nhân, kích thích tìm tòi phát huy năng lực mới, cổ vũ những suy nghĩ táo bạo và sáng tạo.

Cung cách sông lâu lên lão làng, cái trật tự lão quyền, ông bảy mươi phải hỏi ông bảy mươi mốt đã làm thui chột sức trẻ và sự năng động sáng tạo của tuổi trẻ, mặc dầu vẫn tự nhủ rằng con hơn cha là nhà có phúc. Nhưng "hơn" là hơn danh vọng, tước vị, hơn ở sự giàu sang, phú quý, chứ lại không cho hơn về trí tuệ sáng tạo, vì sợ chệch khỏi phương châm nối tiếp, làm theo, không thay đổi những điều mà cha ông đã cho là thiên kinh, địa nghĩa!

Chính đấy là mảnh đất nuôi dưỡng sự trì trệ, an phận thủ thường được củng cổ bằng chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa quan liêu! Chủ nghĩa bình quân gắn liền với lối sống tiểu nông của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, năng suất quá thấp, không có tích lũy xã hội, triền miên trong sự thiếu thốn. Chủ nghĩa giáo điều gắn liền với lối học từ chương, mọt sách trong rập khuôn theo Tứ thư, Ngũ kinh, không vượt ra ngoài những điều Khổng Tử viết. Chủ nghĩa quan liêu gắn liền với bộ máy cầm quyền rất xa dân, không chú trọng mấy đến SXKD, chỉ sống bằng tô thuế, vì vậy chỉ cần giữ yên chứ không cần phát triển.

Tập quán được thần thánh hóa ấy nuôi dưỡng một tâm lý xấu đều hơn tốt lõi, khôn độc không bằng ngộc đàn, dễ nảy sinh sự đố kỵ với người ngoi lên hơn mình, dẫn đến tâm lý ghét giàu, ghét người giàu, lại được củng cố bằng việc đối lập nghĩa với lợi, coi khinh chữ lợi của đạo đức học Khổng Mạnh. Trong bảng giá trị xã hội theo trình tự thứ bậc sĩ, nông, công, thương thì người đi buôn, tức là người có khả năng lầm giàu nhất bị xếp ở cuối bảng.

Trong quá khứ, tâm lý này đã góp phần kìm hãm tính cơ động xã hội, làm chậm sự phát triển kinh tế. Tâm lý này cũng dễ dàng hậu thuẫn cho những giải pháp duy ý chí muốn xóa bỏ tư sản trong công tư hợp doanh và cải tạo tư bản tư doanh, làm triệt tiêu một nguồn lực cần cho sự phát triển kinh tế sau chiến tranh. Khi bước vào quá trình hội nhập, cần phải cổ vũ và phát triển một đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi, có bản lĩnh dám chịu rủi ro, mạo hiểm để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu và mở rộng không gian kinh tế thì tâm lý đó sẽ là một trong những lực cản mà theo tôi, còn ít được nhìn nhận một cách thấu đáo đế tìm ra những giải pháp khắc phục.

Trong cái xã hội dĩ nông vi bản ấy, doanh nghiệp và doanh nhân (đội quân chủ lực của sự hội nhập kinh tế quốc tế hôm nay) bị miệt thị, không có điều kiện phát triển. Sau năm l954 doanh nhân đồng nghĩa với giai cấp tư sản, đối tượng của cách mạng XHCN, phải xóa bỏ bằng công tư hợp doanh, bằng cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Giờ đây, rõ ràng là không thể quan niệm việc xây dựng một nền kinh tế thị trường văn minh và vững mạnh lại không có những doanh nghiệp phát triển, không có những doanh nhân tài giỏi, có kinh nghiệm và nhất là có trí tuệ, có bản lĩnh để có thể trở thành những đối tác ngang tài ngang sức với các nhà đầu tư nước ngoài mà chúng ta đang trải thảm đón mời.

Để chủ đông tiến hành quá trình hội nhập kinh tế trong bối cánh toàn cầu hóa thì tiền đề cực kỳ quan trong là phải có một đội ngũ những doanh nhân như vây. Muốn có được cái đó thì đường lối, chính sách, pháp luật và thể chế cần phải tương thích với yêu cầu mới đương nhiên là cực kỳ cần thiết. Nhưng cùng với những cái đó, việc chuyển đổi tâm lý và dư luận xã hội còn chịu ảnh hưởng những tàn dư của quan điểm trọng nông ức thương trước đây có ý nghĩa lâu dài và cơ bản. Mặt khác phải khắc phục sự thiếu hiểu biết, thâm chí còn giữ lại những định kiến của một thời về vai trò quan trọng của tài năng kinh doanh, của tri thức và kinh nghiêm quản lý sản xuất và kinh doanh trong cuộc cạnh tranh trên thương trường.

Cần nói rằng, một phần không nhỏ những quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ với cả những quan niệm và tư tưỏng vốn được tôn sùng từ ngàn xưa đi kèm những quan hệ ấy chưa tiêu tan, chúng vẫn được thần thánh hóa và có tác động lớn đến quá trình hội nhập kinh tế trong bối cảnh của toàn cầu hóa.

Để thấy cho hết, cảm nhận cho sâu cái gánh nặng quá khứ đó, cần phải có sự đối sánh với tầm suy nghĩ và phương pháp tư duy của thời đại mới, chẳng hạn như ý tưởng: cần được tư duy lại cho tương lai của những nhà khoa học có tầm cỡ của thế giới hiện đại tập trung quanh 3 chủ đề lớn được nêu lên từ năm 1997.

Con đường cũ dừng ở đây, tương lai không phải là sự tiếp tục của quá khứ, thế giới đã thay đổi và kiểu tư duy tuyến tính không còn thích hợp với một thế giới phi tuyến thời đại mới đòi hỏi những cách tổ chức mới, người thắng cuộc trong thế kỷ XXI sẽ là những người có năng lực biến tổ chức của mình thành một cái gì đó thật linh hoạt, có khả năng phản ứng nhanh, chuyển hướng nhanh trong một miền đất đầy trắc trở và bất định.

Rồi chúng ta sẽ đi về đâu, ta cần có một tầm nhìn, một định hướng mục tiêu về tương lai, nhưng không phải bằng cách nhìn vào một bản đồ có sẵn. Không có bản đồ nào cho miền đất chưa khám phá thay vào đó, những người đi đầu sẽ nhìn về phía trước, sáng tạo những ý tưởng mới, phát hiện những chân trời mới, vạch đường để hấp dẫn mọi người cùng đi(1)

Tôi chợt nhớ đến một ý của Đồng chí Phạm Văn Đồng từng nêu lên trong Văn hóa và Đổi mới từ 1994 : "Chúng ta đang đi trên một con đường chưa có bản đồ, chúng ta đang suy nghĩ và nghiên cứu về lý luận, đồng thời chúng ta phải hàng ngày, hàng giờ giải quyết những vấn đề thực tiễn, những bài toán đầy phức tạp và ẩn số...". Quả là khi có được một tầm cao văn hóa và trí tuệ thì người ta dễ bắt gặp những khám phá và sáng tạo của thời đại. Tiếp vào mạch ý trên, tác giả của văn hóa và đổi mới đòi hỏi "chúng ta phải lớn lên và đây chính là sự lớn lên của văn hóa và trí tuệ".

Không thanh toán tận gốc cái căn tính tiểu nông hạn hẹp và thiển cận được nuôi dưỡng trên mặt bằng dân trí thấp thì khó nhận thức được “không có bản đồ nào cho miền đất chưa khám phá" do vậy mà phải có bản lĩnh (nhìn về phía trước, sáng tạo những ý tưởng mới, phát hiện những chân trời mới" và hiểu được rằng "chuẩn mực chính là sự thay đổi"(2)

Chính vì thế, nếu vẫn tự nuôi dưõng và hít thở trong cái bầu khí quyển nông dân cho dù nó trong vắt đến đâu, nếu vẫn chỉ thỏa mãn với cái kiểu tư duy chỉ so sánh mình với chính mình thôi thì không thể đứng vững, hội nhập và phát triển trong cái thế giới đầy biến động khó lường này.


(1) Dẫn lại theo Phan Đình Diệu, Tạp chí xã hội học tháng 02/1999, tr.35.

(2) Xem Chuẩn mực chính là sự thay đổi của Tương Lai trong Tia sáng (Số 5/2001)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Kỳ vọng cho năm Bính Tuất

    19/01/2006TS. Lê Đăng Doanh“Trên con đường hướng tới tương lai, những thách thức cũng rất to lớn và đa dạng, song thách thức lớn nhất lại chính là thách thức không vượt qua được chính mình, không trút bỏ được những trói buộc tự mình tạo ra”...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • xem toàn bộ