Giới thiệu sách “Câu chuyện triết học”

05:52 CH @ Thứ Tư - 10 Tháng Mười Một, 2010

Nói đến triết học, nhiều người thường tỏ ra e ngại, có cái gì đó như nặng nề - phải nhăn trán suy tư; hoặc nói đến những người râu tóc dài, những thư viện lớn và những cuỗn sách dày cộm…

Thế nhưng, có những cuốn sách triết học lại làm người đọc phấn chấn tạo cảm giác gần gũi, như đọc tác phẩm văn học hay sách giải trí vậy. Cái cảm giác này chắc chắn sẽ đến với bất cứ ai đã đọc câu truyện triết học của Bryan Magee, do Huỳnh Phan Anh và Mai Sơn dịch. Bởi đây là môt cuốn sách có tính chất giản lược về lịch sử 2.500 năm triết học Tây phương, với phương thức trình bầy rõ ràng - sang trọng, các vấn đề được đề cập - so sánh toàn diện, kiến giải tinh tường - sáng sủa, với hình ảnh minh hoạ rất sinh động; và hơn nữa, trong một bản dịch thú vị, có nhiều sức thuyết phục. Nó giới thiệu đầy đủ các triêt gia, các nhà tư tưởng - các nghệ sỹ với những tra vấn về nền tảng tri thức lịch sử khoa học và sự tồn tại của con người.

Nó đưa ra hai trong nhiều vấn đề quan trọng nhất của triết học: Một. Hữu thể là gì? và hai, Có thể chứng minh sự có mặt của Thượng đế được không? Tuy vậy, vấn đề được trình bầy không hề khó khăn, trong mỗi trang cung cấp cùng lúc cho người đọc nhiều tuyến thông tin - hình ảnh, có thể đọc - xem riêng lẻ, nhưng vẫn bổ sung cho nhau. Trong mỗi cuộc thông tin như thế, người đọc có thể tìm cho mình những ẩn khoá thú vị. Ví dụ câu: “Bi kịch Hy Lạp đề cập tới một số phương diện sâu sắc nhất trong tất cả những mối quan tâm của con người, do vậy rất nhiều triết gia chú ý tới bi kịch. Ba nhà viết bi kịch nổi bật nhất là Eschyle, Sophocle và Euripde, tất cả các trong những vấn đề tài lặp đi lặp lại là sự sung đột giữa những ước vọng hoặc quan hệ riêng tư và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội nói chung: Một cá nhân đi vào cuộc sung đột đối đầu với xã hội hầu như luôn luôn phải lãnh một kết cục bi thảm là bị tiêu diệt”. Hoặc như câu: “Hiện nay các triết ra đều nhất chí rằng sự hiện hữu của Thượng đế là không thể chứng minh được. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa rằng ngài không hiện hữu, nhưng chỉ có nghĩa rằng sự hiện hữu của ngài không phải là điều có thể chứng minh bằng ý trí”. Hoặc câu: “Sự mê tín đầy toàn bộ thế gian này vào lửa; triết học dập tắt những đám cháy đó” (Voltaire, tr. 294) . Hoặc câu: “ Con người là sợi dây nối giữa thú vật và siêu nhân - một sợi dây bắc qua vực thẳm” (F.Nietzsche, tr226). Hoặc câu: “Hạnh phúc cho người chiến thắng được tư ngã… người đạt được an bình… người tìm thấy chân lý” (Phật cổ Đàm, tr187)…

Nói chung, đây là một cuốn sách mà ở đó, người ít quan tâm tới sách vở nhất cũng có thể tìm được cho mình một câu danh ngôn, một phương châm sống. Tuy nhiên, nếu chỉ có như vậy thì cuốn một phương châm sống. Tuy nhiên, nếu chỉ có như vậy thì cuốn sách này đã không có mặt trên đời, Bryan Magee, với sự sâu sắc trong cách nhìn sự giản dị trong cách viết, đã vẽ ra được một lối vào triết học Phương Tây; và bản dịch, như tiếp bước với tác giả, cùng giúp cho bạn đọc Việt Nam một công cụ một lối vào mà xưa nay đang thiếu. Bởi nói như kiểu J.G.Fichte “loại triết học mà mỗi người chọn lựa là tuỳ thuộc vào cá tính của người đó”, nghĩa là, triết học là chuyện của cá nhân - của tự do mỗi người. Hiểu biết triết học là hiểu biết về con người, về tự do và những giới hạn của nó. Và “Công việc của triết học không phải là đưa ra những luật lệ, mà là phân tích những phán đoán riêng tư của lý trí phổ biến” (I. Kant tr.10). Nghĩa là, Câu truyện triết học là câu truyện về sự học tập trao đổi không ngừng; vì thế mà nó tỏ ra phù hợp với rất nhiều đối tượng độc giả khác nhau, nhất là những người làm công việc kinh thương, nghiên cứu nhiều đối tượng khách hàng - nhiều thị trường khác nhau.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: