Thông diễn học của Hegel

06:21 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Tư, 2006

Hermeneutics hiện thường được dịch là "chú giải học". Tuy nhiên, nhánh học thuật này, với ý nghĩa đương đại, đã không còn bó hẹp trong việc chú giải Kinh thánh hay văn bản như trước, mà là sự thông đạt lẫn nhau từ sự diễn dịch tư tưởng, lý luận. Sự thông đạt này có tầm mức lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ là thông dịch hay thông truyền theo hướng tương tác một chiêu đến người đọc, hay nói chung là đến đối tượng của một bản văn, theo đó, đây chỉ là lời đối tượng tiếp thu và tiếp nhận thụ động. Tương tác thông đạt nói lên tương tác hai chiều, giữa chủ thể đem đến sự thông truyền, với khách thể tiếp nhận điều đó để đi đến thông hiểu (và hiểu thông). Ngược lai, khách thể tiếp nhận không phải là một đối tượng “trắng” nó cũng là một chủ thể có quan điểm, có lý luận, và cũng thông truyền lại cho chủ thể đã thông truyền với nó về cùng vấn đề hay khác vấn đề.

Lời người dịch

Hegel, với bạn đọc triết học Vệt Nam, là một tên tuổi hết sức quen thuộc, không phải vì toànbộ hệ thống quan điểm và các tác phẩm của ông đã thậtsự đượcbiết đến tường tận, màvì vai trò của phép biện chứng mang tên ông trong tiến trình hình thành triết học macxít.Sự quen thuộcđó đến độ, vớiông, dường như không cầngì phải tìm hiểu hơn nữa ngoài các “kết luận" đã được chuẩn hóa. Tuy nhiên,đây lại là một nhân vật có nhiều thăngtrầm trong việc đánh giá vị trí học thuật trong lịch sử triết học, ngay ở thếkỷ XX đầy những biến động, chứ không phải chỉ khuônvào thời đại của ông. Đây chính là một tình tiết rất lớn mà bấy lâu nay chúng taít hoặc không được biết đến. Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay có nội dung thuộc phạmvi như thế, ở một vấnđề mà càng xa lạhơn cả "thân phận" thăng trầm của Hegel: thông diễn học.

“Hermeneutics" hiện thường được dịchlà "chú giải học” . Tuy nhiên, nhánh học thuậtnày, vớiý nghĩa đươngđại, đãkhông còn bó hẹp trong việc chú giải Kinh thánh hayvăn bản như trước màlà sựthông đạt lẫn nhau từsự diễn dịch tưtưởng, lý luận. Sự thông đạt này có tầm mứclớn hơn rất nhiềuso với việc chỉlà thông dịch hay thông truyền theo hướng tương tác một chiều đến người đọc, haynói chunglà đến đối tượng của một bản văn, theo đó, đây chỉlà loại đối tượng tiếp thuvà tiếp nhận thụ động. Tương tác thông đạt nói lên tương tác hai chiều, giữa chủ thể đem đến sự thông truyền, với khách thể tiếp nhận điềuđó, để đi đếnthông hiểu (và hiểu thông). Ngượclại, khách thể tiếp nhận không phảilà mộtđối tượng"trắng” nó cũng là một chủ thể có quan điểm,có lý luận, và cũng thông truyền lại cho chủ thể đã thông truyền với nóvề cùng vấn đề hay khác vấn đề.

Điều nàyvượt rấtxa cái được "áp" lênđối tượng từ một bản văn, một chủ thuyết, một tôn giáo. Trongsự thông đạt mới, mọi thể thông truyền, nhận thức, đều bình đẳng với nhau, đến cùng là chủ thể và khách thể, đềucó cái màđối tượng kia cần hay có thể tiếp nhận. Tronglý luận, xét vi mô, đó là một tinh thần họchỏi, tiếp nhận, dunghòa, nhưng xuất phát từ cách nhìn phê phán (màkhông phảilà “bấtđộng” khi được áp lên)giữa những người làm công việclý luận. Xét"vĩ mô, đó là sự chấp nhận lẫn nhau, cũng xuất phát trước tiên từ cách nhìn phê phán nhưvậy, trong những bối cảnh nhất định, theo tiến trình cụ thể củasự phát triểnlý luận, giữa các chủ thuyết và giữa các lực lượng (thành phần xãhội, nhóm chínhtrị, quốc gia...) vậndụng chúng. Tóm lại, thông đạtvà (tái) diễn dịchliên tục, chínhlà sự đối thoại, chấp nhận đối thoại, dung chứa (lýluận của) lẫn nhau với tư cách những mảng, những phía, nhữngđộ sâu,độ nétkhác nhau của mộtbối cảnh tôngthể lớn hơn về lý luận, vấn đề,không - thời gian, đócũng chínhlà một mặt của tiến trình phát triển tư duylý luận riêngvà hiên thực xã hội nói chung.

Trên nền như vậy, cuốn sách nàyđi vào phân tích hình thứclý luận thông diễn trong các tác phẩm của Hegel.

Phải thừanhận rằng đây là một cuốn sách không dễ đọc, đôikhi khó hiểu,không chỉvì những nộidung mới mẻvà độ chuyên sâu cua nó, một phầnvì dẫn dắt của tác giả, mà cònvì thời gian qua chúng takhông gắn kết với sinh hoạt học thuật triết học thếgiới, vì sự nghiêncứu thiếu chuyên sâu nhiều phạm vitriết học ngoàiAlfarxist, trongđó có Hegelnói riêngvà triết học cổ điểnĐức, triết học thông diễn nói chung. Ngoài phê phán lý lính thuần tuý của Kant được xuất bản gânđây, hayMỹ học của Hegel công bố vài năm trước các tác phẩmkhác của hai triết giavĩ đại này (và các triết gia Đứccó liên quannói chung) hiện chưacó bản tiếng Việt. Đây không chỉ làkhó khăn rấtlớn chongười đọc mà cho ca người dịch (và người dịch mong nhậnđược sự tha thứ trước những saisót không tránh khỏi xuất phát từ khó khăn này, cũng như từkhả năng khiêm tốn của bản thân ngườidịch).

Tuy nhiên, kiên nhẫn theodõi, người đọcsẽ tìm thấy nhiều thông tin triếthọchữu ích, như cuộc cách mạng Copermcus trong triết học,sơ lược tiến trình phát triển thôngdiễn học, Fichte và Shelling,bộ khung nội dung ở các tác phẩm cửa Hegel (thông quasự phân tích của tác giảdưới khía cạnh thông diễn..

Dẫn đắt người đọc từ chuyện “điểm nhìn" địa lýcụ thể cửa người quan sát trên trái đất về hướng bầu trời, sinh ra chuyện "địa tâm" và "nhật tâm”, sang chuyện xác thực cảm tính từ những cái nhìn nhưvậy, rồi đến với sự chủ quan chủ thể tính trong trong nhận thức, để cuối cùnglà chuyện nhìn nhận lẫn nhaugiữa các cách nhìnlý luận xuất phát từ những chủ thểcó điểm nhìn - các quan điểm,khác nhauvà đa dạng. Từ đâylại làkhởi đầuđể tác giảđi sâuvào các hình thức nhìn nhận lẫn nhau giữa các chủ thể trong bối cảnh quan hệ "tinh thần" và "logic” và trong xã hội côngdân, được thể hiện trong các tác phẩm của Hêgen.

Vượt qua cáikhó trongkhi đọc cuốn sách, theo người dịch, cólẽ hai "thông điệp" quan trọngsẽ đọng lại. Một là, tinh thần thông diễn, như sự đối thoại giữa các chủ thể đứng trên những điểm nhìn" khác nhau,là cái thúcđẩy phát triển đối với triết học nói riêng và tri thức nói chung, chứkhông phải làsự độc thoại hayđộc thoại tập thể. Hai là tinh thầnkhám phá, tìm tòi triết học trên tinh thần tư duy độc lập, không phụ thuộc vào cái "áp sẵn" cua các thế hệ đi trước hay những người đương đại xung quanh,là cáisẽ góp phần lớn trong việc"làm mới" một hệ thống triết học trong bối cảnh thời đại mới. Ở đây, Hegel, tưởng chừng nhưđã hoàn toàn"ổn định" theo năm tháng,là một minh họa hết sứcrõ rệt cho điều đó.

Một ít chú thích của người dịchđược đánh dấu (*). Vài câu,đoạn được người dịch nhân mạnh (in nghiêng) nhằm nêu bậtý nàođó để bạn đọccó thể tiện theo dõi mạch,ý của vấn đề.

Bản dịch không đưa vào phần Chỉ mục đặt ở cuối bản gốc. Thay vào, hữu íchhơn, trướckhi bước vào nội dung của cuốn sách, xin đượcgiới thiệu bàiGeorg Wilhelm Friedrich Hegel của chính tác giả- Giáo sư Paul Redding, vônlà một từ mục trong bộ Bách khoa toàn thư Triết học Stanford (Stanford Encyclopediaofphilosophy), mà độc giảcó thể tham khảo trước để có cái nhìn tổng quanvề Hegel và hai luồngý kiến học thuật quanh ông. Đâylà một bộ từ điển triết học nhiều giátrị, mang tính học thuậtvà chuyênsâu, mà các từ mụcđược viết nên từ những người được xem là trong số những học giả hàng đầu hiện nay trong việc nghiên cứu chính đối tượng mà họ đang viết.

Để kết thúc, dịch giả xin chân thành cảm ơn học giả Đặng Phùng Quân tại Hoa Kỳ, đã cho ý kiếnvề các thuật ngữ tiếng Đức và Pháp được tác giả dẫn rađể đối chiếu.

Người dịch,Nxb và Công tyGia Vũ xin gửilời cảmơn chân thành đến tác giả- Giáo sư Paul Redding, Khoa Triết học, Đại học tổng hợp Sydney (Universityof Sydney), Austraha, trongviệc thu xếp bản quyền với Nxb Đại học Cornell(Cornell University Press) cho bảndịch riêng Việt lần này.

MỤC LỤC

Lời người dịch

- Georg Wilhelm Friedrich Hegel- cuộc đời và sự nghiệp

- Triết học Hegel

-Cách nhìn "siêu hình học" truyền thốngđối với Triết học Hegel

-Cách nhìn phi truyền thống, haycách nhìn "hậu Kant" đối với Hegel

- Các tác phẩm của Hegel

- Thông diễn học của Hegel

- Viết tắt tên tác phẩm

-Hegel, Thông diễn học, và cuộc cách mạng Copernicus trong triết học

-Kant và sự khởi đầu của chủ nghĩa Copernicus triết học

- Chủ nghĩa Copernicus khoa học:Vấn đề điểm nhìn và việc tái mô tả kinh nghiệm

- Triết học Copernicus chủ nghĩa và quỹ đạo hậu Kant

- Triết học đường hướng Copernicus và thông diễn học

Chương I:Khoa học, thần học và vấn đề chủ thể trong triết họchiện đại

- Câu trả lời của Descartes cho cái nhìn đặc thù chủ tính: trí thức thần thánh và tri thức khoa học

- Câu trả lời không rõ ràng của Kant đối với cái nhìn đặc thù chủ tính: nhậnthức luận phi thần tâm và bản thể luận thần tâm

- Nội tại luận: 1. Nicholas ở Cusa

- Nội tại luận: 2. Spinoza

- Hegel, Leibniz và những giới hạn của phiếm thần luận Spinoza

ChươngII:Những nẻo đường của triết học thông diễn

- Phiếm thần luận và thông diễn học

-Chủ nghĩa lãng mạn, ngôn ngữ, và chủ quan tính

- Thông diễn học giai đoạn sau và cách nhìn của nó đối với Hegel

ChươngIII:Chủ nghĩa Schelling trong triết học Hegel giai đoạn đầu

- TừFichte đến triết học đồng nhất của Schelling

- Phê phán trên tinh thần Schelling của Hegel đối với Fichte

- Sự trùng khớp, hay “bất khả dị" của những đối lập trong “tuyến kiến tạo" của Schelling

- Đặc điểm nhậnthức đặc thù chủ tính của các hiện năng

- Sự nhìn nhận và tuyến kiến tạo: những phân tích giai đoạn đầu của Hegel đối với đời sống đạo đức

ChươngIV:Hình thức triết học cách mạng trong tác phẩmhiện tượng học tinh thần

- Quan hệ giữa triết học và ý thức hàng ngày trong tiểu luận của Hegel về chủ nghĩa hoài nghi

- Vở kịch hiện tượng học và người dự khán nó

- Tính xácthực cảm giác: sự xác thực của "cái này"

- Tri giác

- “Der Verstand" với tư cách là nhận thức về khoa học tự nhiên

ChươngV:Học thuyết Hegel về sự nhìn nhận đối với tinh thần

- Khái niệm sự nhìn nhận của Fichte

- Sự xuất hiện của vấn đề nhìn nhận trong tiến trình cuộc sống

- Anerkennung, tinh thần và sự thông diễn hóa đối với Kant

-Triết học Hegel với tư cách một phát triểnủa chu nghĩa Kant hậu siêu hình học

ChươngVI:Các hình thái của sự nhìn nhận

- Chủ nô và nô lệ

- Người xưng tội và linh mục: thế ýthức bất hạnh

- Cực điểm cua tinh thần khách quan trong đạo lý tính

- Ý thức tôn giáo và nhậnthức tuyệt đối

- Tiến trình còn ở phía trước

ChươngVII: Logic của sự nhìn nhận

- Phóng chiếu của Khoa học logic

- Phê phán của Hegel đối với logic học Aristotle

- "Tam đoạn luận tất yếu” cụ thể

- Cấu trúc phức tạp của thể tính khách quan

- Ýniệm tuyệt đối

ChươngVIII: Quyền và sự nhìn nhận của nó

- Nền tảng logic của triết học xã hội

- Ý chí và quyên của nó

-Giao ước

- Từ quyền đếnsự xâm phạm

- Luật pháp và luật đạo lý

ChươngIX: Sittlichkeit và các phạm vi của nó

- Yêu thương và gia đình

- Xã hội công dân

- Phạm vi của Sittlichkeit với tư cách những bối cảnh nhận thức: Gia đình và sự thân thuộc

- Phạm vi của Sittlichkeit với tư cách những bối cảnh nhận thức: Nhận thức luận và logic của Burger (tư sản)

ChươngX:Tán dương và phê phán xã hội công dân:Hegel, Adam smith và Jean - Jacqué rouseau

- Hegel, Smith và lý tính của xã hội công dân

- Hegel, Rousseau, và sự cuồng dại của xã hội công dân

ChươngXI:Logicnhìn nhận của Nhà nước lý tính

- HegelRousseau bànvề khế ước xã hội và ý chí chung

- Các đẳng cấp với tư cách những cơ quan đại diện và bản thảo

- Nhà vua

- Logic suy biện và triết học thực tiễn: tái thiết của AllenWood cho một học thuyết đạo đức độc lập trong hệ thống Hegel

- Logic nghịch biện của tự do tuyệt đối

Kết luận: Bản chất của triết học Hegel

- KantHegel bàn về triết học và chính trị

- Hegel và những giới hạncủa triết học

Tài liệu kham khảo

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học

    20/03/2006Nhận thức luận và đạo đức là những vấn đề cốt lõi trong triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học cổ điển Đức đã có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu những vấn đề vốn đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thế kỷ và rút ra những kết luận quyết định đến sự phát triển triết học sau này. Đặc biệt triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn và là một trong ba tiền đề lý luận cho việc ra đời của triết học Mác...
  • Ý nghĩa của phép biện chứng Heghen

    20/01/2006Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng ChuẩnTriết học luôn luôn phải hướng tới tương lai bởi vì như C. Mác nói: triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn phải góp phần cải tạo thế giới. Đặc biệt. triết học mácxít khi thực hiện chức nàng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của mình. không thể không hướng tới tương lai. Song, để hướng tới tương lai và phục vụ tốt cho tương lai thì triết học nói chung đồng thời cũng không ngừng hướng về quá khứ, lịch sử về cội nguồn của mình.
  • Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây

    30/11/2005Phạm Minh LăngCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn đánh giá rất cao những công trình, những ý tưởng của những người đi trước. Engels luôn kêu gọi chúng ta hãy nghiên cứu và nắm vững lịch sử triết học của thế giới, cái kho tàng đầy ắp những giá trị tư tương của nhân loại....

Nội dung khác