Ra mắt 3 tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Thiện Luân

10:41 SA @ Thứ Hai - 16 Tháng Tư, 2018

Ba cuốn tiểu thuyết “Hoàng Hậu nhị triều”, “Đinh Tiên Hoàng Đế” và “Lê Đại Hành Hoàng Đế” được tác giả Nguyễn Thiện Luân viết chào mừng kỷ niệm 1050 năm thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt và Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình (968 - 2018)...

Tác giả Nguyễn Thiện Luân (nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT) là cây bút không chuyên nhưng từ năm 2008 tới nay đã viết và xuất bản tới gần 30 đầu sách thể loại tiểu thuyết. Ông là người tâm huyết với đề tài lịch sử gắn bó với quê hương, đất nước. Ông đã sưu tầm, nghiên cứu rất nhiều tài liệu và tìm hiểu từ thực tế điền dã, lưu lại từ những di tích ở miền quê; nghiền ngẫm kiểm chứng những tư liệu tích lũy được, rồi khái quát bằng tư duy văn học để viết thành công bộ 3 cuốn tiểu thuyết lịch sử gồm: “Hoàng Hậu nhị triều”, “Đinh Tiên Hoàng Đế” và “Lê Đại Hành Hoàng Đế”.

Đọc bộ 3 cuốn tiểu thuyết này, bạn đọc sẽ có thêm những thông tin và cái nhìn đa chiều, không bó hẹp về các nhân vật lịch sử. Bạn đọc cũng sẽ cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với lịch sử dân tộc, quê hương đất nước; cảm nhận được sự gửi gắm của tác giả vào hình tượng nhân vật của tiểu thuyết những ý tưởng nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa về tinh thần yêu nước, và việc trị quốc an dân trong cuộc sống xã hội.

"Đây chính là món quà tình cảm, là tâm nguyện của tôi nhằm chào mừng kỷ niệm 1050 năm thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt và Cố đô Hoa Lư quê hương Ninh Bình thân yêu vào năm 2018", tác giả Nguyễn Thiện Luân tâm sự.


Dấu ấn Nguyễn Thiện Luân qua bộ ba tiểu thuyết lịch sử

(Vũ Xuân Hoài, Người Hà Nội)

Với ba tập tiểu thuyết gồm: “Hoàng hậu nhị triều” - NXB Hội Nhà văn 2014; “Lê Đại Hành Hoàng đế” - NXB Hồng Đức 2017; “Đinh Tiên Hoàng dế” - NXB Thanh Niên 2017, nhà văn Nguyễn Thiện Luân đã đem đến sức nhìn nhận, đánh giá, chiêm nghiệm về lịch sử những triều vua bằng cảm quan của một nhà viết sử thấu đáo, tường tận, hấp dẫn và lôi cuốn về các nhân vật anh hùng đã có công rất lớn dẹp loạn 12 sứ quân, đưa giang sơn về một mối, lập ra nước Đại Cồ Việt bấy giờ.

Những vùng đất, đặc biệt là Hoa Lư - Cố đô xưa... Bằng kinh nghiêm từng trải, hiểu biết sâu rộng, với tấm lòng nhiệt huyết, Nguyễn Thiện Luân dâng lên các bậc tiền nhân ở việc dựng nước. Ông dày công, luyện trí dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, tìm hiểu ngọn ngành từ sử sách đến con người, chứng nhân lịch sử trong và ngoài nước. Bộ ba tiểu thuyết là sự kết hợp nhuần thấm giữa đạo và đời, cặn kẽ trong từng chi tiết, tôn trọng những giá trị đích thực, đặng triển khai theo mạch nguồn tư duy, nặng nghĩa sử thi. Non sông xã tắc từ thuở cờ lau tập trận và những tiến trình diễn biến thời cuộc. Nhiều nhân vật lịch sử vĩ đại, qua bút pháp Nguyễn Thiện Luân, hiện lên vô cùng sinh động, đầy bản lĩnh trách nhiệm. Những vị khai quốc, gắn bó trung thành với vua, vì vậy Cố đô Hoa Lư trở thành niềm tự hào dân tộc ta. Hình tượng đặc biệt từ Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành Hoàng đế, Hoàng hậu nhị triều... hình ảnh quê hương thời ấy với niềm yêu tri kỷ, được nhà văn mở ra trên bình diện rộng lớn, trải dài suốt chặng đời lịch sử. Tất cả, tập trung vào, vì Nhà nước Đại Cồ Việt... Lê Đại Hành với việc đánh Tống, bình Chiêm... công lao lớn - tìm đến Hoa Lư và luyện quân tướng, sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, Vua Lê Đại Hành cùng triều đình ra sức củng cố bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao nhân dân bằng việc bình Chiêm và xây dựng đất nước rất chuẩn mực: làm thủy lợi, phát triển giao thông thủy bộ...

Ngay từ lúc bấy giờ, những kế sách, hoạch định tương lai, nhấn mạnh đến phát triển nông nghiệp... Tất cả, tất cả sự nghiệp cùng việc triều chính trong bộ ba tiểu thuyết đều nhất quán, xuyên suốt, mang lại cái nhìn mới về lịch sử, tôn trọng quá khứ, không thêm bớt, cách trình đạt thông loát, từng chi tiết được đẩy lên thông qua ngôn ngữ xưa và thời đại, bố cục truyện chặt chẽ, những nhân vật điển hình, tạo thành bức tranh hoành tráng, kỳ vĩ không thiên lệch. Hiểu, biết, yêu sử cha ông trong tâm khảm Nguyễn Thiện Luân, có thể nói: Hoàng hậu nhị triều người phụ nữ tiêu biểu đã được người tạc sử ghi theo niệm đắc, tỏa từ tâm chính. Bộ ba tiểu thuyết lịch sử của các Hoàng đế dựng nước, kết hợp nhuyễn: Tâm - Tầm - Tài của người chép sử bằng văn học. Nghệ thuật viết công phu, chắc chắn, giọng văn tròn lặng, khơi động lòng người. Vì thế, đoạn trong tập: Hoàng hậu Nhị Triều sau đây:
.
Nhà sư Lý Vạn Hạnh nói:
- Thưa Hoàng hậu, trách nhiệm của các bần tăng là phải luôn luôn giúp cho các phật tử hiểu biết về kinh kệ, luôn luôn sống bao dung, độ lượng và làm điều thiện. Cho nên nếu được Hoàng hậu ủy thác thì bần tăng không dám từ chối.
.
Hoàng hậu liếc mắt nhìn sang Lý Công Uẩn thấy mắt của chàng trai sáng lên đầy hy vọng. Hình như nhà sư cũng nhận thấy điều ấy nên vội vàng nói thêm:
- Hiện bần tăng cũng đang lo giúp đỡ cho Lý Công Uẩn. Nếu như có thêm Công chúa thì đối với ta công việc càng đơn giản, bởi cũng chỉ là một công đôi việc.
.
Nét mặt Hoàng hậu trở nên thư thái, bà quay hỏi Lý Công Uẩn:
- Ta nghe nói khanh cũng hay có mặt tại nhà tướng quân Nguyễn Đê. Chẳng hay tướng quân có khỏe không?
.
Lý Công Uẩn bỏ đũa, để hai tay khoanh trước bàn và thưa:
- Bẩm Hoàng hậu, tướng quân vẫn khỏe, nhưng vài năm gần đây công việc trong triều không hoàn toàn yên ổn, Hoàng thượng lại luôn luôn chỉ trích, nhắc nhở nên tướng quân cũng đôi lúc không vui.
.
Không biết nghĩ thế nào mà sau câu nói của Lý Công Uẩn Hoàng hậu lại thở dài lẩm bẩm nói một mình: “Nhưng mà vui thì vui thế nào được?”.
.
Nhà sư Lý Vạn Hạnh không nói năng gì, ông chỉ nhìn Hoàng hậu và hình như ông đoán ra được rằng cho đến bây giờ đất nước Đại Cồ Việt tuy đã trải qua ba mươi năm với hai triều vua, nhưng ngay chính những con người giữa triều chính cũng vẫn còn những suy nghĩ khác nhau. Ông liên tưởng và nghĩ đến trách nhiệm của đạo phật nói chung và của các nhà sư nói riêng là đang còn rất lớn. Ông lặng lẽ thở dài.
.
Lý Công Uẩn lên tiếng:
- Bẩm Hoàng hậu, thần nghĩ chỉ có thời gian mới làm được công việc vá cho mọi vết thương trong cuộc đời được trở lại lành lặn. Và điều ấy phụ thuộc vào thái độ của muôn dân trăm họ chúng ta có biết coi nước Đại Cồ Việt là của tất cả mọi người hay không.
.
Đêm đã khuya, tiếng trống cầm canh trong thành đã báo hiệu chuyển sang canh một. Nhà sư Lý Vạn Hạnh đứng dậy bái biệt Hoàng hậu để ra về. Hoàng hậu nhìn Lý Công Uẩn rồi quay sang nhà sư nói:
- Nếu như được nhà sư và tướng quân Lý Công Uẩn vì ta mà quan tâm, chăm sóc cho Công chúa sớm được trưởng thành thì ta sẽ biết ơn hai người.
.
Từ đó về sau Hoàng hậu Dương Thị thường xuyên vào chùa tụng kinh niệm phật để tìm đến sự thanh thản. Bà không quan tâm đến bất kì việc gì khác.
Ít lâu sau, vua Lê Đại Hành và Hoàng hậu Dương Vân Nga thấy Lý Công Uẩn là một võ tướng làm cấm quân tài đức vẹn toàn nên đã gả Công chúa Lê Thị Phất Ngân cho Lý Công Uẩn. Có lẽ, đấy là điều làm cho Hoàng hậu Dương Vân Nga thỏa mãn hy vọng và bớt được những buồn phiền.
.
Đến năm Canh Tý (1000), Công chúa Phất Ngân đã sinh hạ được một nam nhi vào ngày 26 tháng 6 tại Kinh đô Hoa Lư, đặt tên là Phật Mã.
Cũng năm ấy, Hoàng hậu Dương Vân Nga qua đời, thọ 49 tuổi trong sự tiếc thương vô hạn của nhà Vua Lê Đại Hành, các quan văn võ trong triều, ba quân tướng sĩ và muôn dân trăm họ."
.
Bộ tiểu thuyết lịch sử, mỗi tập dày 500 trang. Trang từng trang là số phận con người đất nước thời dựng đắp của các Hoàng đế, để lại cho chúng ta có được ngày hôm nay. Có được một Hà Nội sau 1000 năm…
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không thể ngừng lại đến khi kết thúc khi đã đọc Bộ tiểu thuyết lịch sử của tác giả 8x

    14/12/2017Thúy NgaHơn 2.000 trang của bộ tiểu thuyết lịch sử Hồ Dương – Vũ tịch – Thiên hạ chi vương của tác giả trẻ Trường An viết về những lát cắt trong triều đại cuối cùng của lịch sử Việt Nam: Triều Nguyễn. Đó là một giai đoạn có nhiều “điểm mờ” trong lịch sử, và cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều...
  • Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải

    22/08/2017Bão táp triều Trần là một trong những sáng tác nổi bật của nhà văn Hoàng Quốc Hải, thể hiện thái độ nghiêm túc, trân trọng của tác giả đối với lịch sử nước nhà khi viết về một trong những triều đại để lại dấu ấn khó quên nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam (1225 - 1400)...
  • Nhà văn Hoàng Quốc Hải - nhà văn hóa

    22/08/2017Hoàng Bích NgaÔng là người đã viết hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ hàng ngàn trang về triều đại nhà Lý ( Tám triều vua Lý- 4 tập), triều đại nhà Trần (Bão táp triều Trần- 6 tập) và nhiều tác phẩm văn học khác. Nhiều tác phẩm của ông viết đã được xuất bản và tái bản nhiều lần...
  • Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tiểu thuyết lịch sử là sự giải mã lịch sử

    22/08/2017Cao MinhChúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Hoàng Quốc Hải về một số vấn đề viết tiểu thuyết lịch sử...
  • Thơ đời tuy đục mà trong

    11/07/2017Thu Ngân thực hiệnTrong giới văn nghệ sĩ, nhà thơ Bùi Chí Vinh là cái tên được nhắc tới với nhiều giai thoại, bởi anh có tài ứng khẩu thành thơ nhiều đề tài hóc búa do bạn bè thách đố bên chiếu rượu...
  • 'Kim thiếp vũ môn': Ranh giới thực hư trong tiểu thuyết lịch sử

    16/05/2017Gia Hạ"Hư cấu và sự thật trong tiểu thuyết lịch sử” là chủ đề của buổi tọa đàm về cuốn tiểu thuyết lịch sử “Kim thiếp vũ môn"...
  • Nữ thiên sứ tại lễ ra mắt tác phẩm Nobel văn học "Lời nguyện cầu từ Chernobyl"

    10/11/2016Bùi MinhNhân dịp chia sẻ về cuốn sách thứ 2 của nhà văn Nobel văn chương 2015 Svetlana Alexievich ra mắt ​xin các bạn biết thêm về nhà văn, dịch giả Nguyễn Bích Lan - người đã lựa chọn, liên hệ tác giả, dịch thuật và giới thiệu cuốn sách thú vị tới chúng ta...
  • Những nhà canh tân lạc quan

    12/10/2016Ngọc Tú thực hiệnCâu chuyện về lớp trí thức Canh Tân đầu thế kỷ XX cùng niềm tin của họ vào sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí, đào tạo nhân tài” và tương lai của dân tộc đã được mở ra qua cuộc trò chuyện cùng TS Nguyễn Phương Ngọc, Phó giáo sư về văn học, ngôn ngữ và văn minh Việt Nam tại ĐH Provence, Pháp...
  • Nhà văn Trương Tửu- từ sáng tác đến nghiên cứu, phê bình văn nghệ

    28/08/2016PGS.TS. Nguyễn Hữu SơnĐộc giả ngày nay đọc tác phẩm Trương Tửu cần đặt các công trình nghiên cứu, phê bình, sáng tác của ông trong bối cảnh đương thời mới có thể nhận thức rõ hơn dấu ấn một phong cách riêng cũng như những đóng góp nhiều mặt với đời sống văn hóa - văn học nước nhà...
  • Từ trung tâm ra ngoại biên, từ ngoại biên vào trung tâm

    07/12/2015Lại Nguyên ÂnNhìn khái lược thì đời viết văn của Nguyễn Xuân Khánh gồm ba giai đoạn khá rõ rệt, có thể diễn đạt như là con đường từ trung tâm chuyển ra ngoại biên, rồi lại từ ngoại biên chuyển vào trung tâm...
  • Cuốn tiểu thuyết lịch sử về thép và súng của người Việt

    05/11/2015Nguyên HảiSau nhiều năm đi tìm lời giải cho mấy chữ Kim-Thiếp Vũ Môn, tác giả Thâm Giang Trần Gia Ninh đã bổ sung thêm những sự kiện sách sử Việt chưa từng chép về hai sáng tạo tuyệt vời của tổ tiên ta...
  • Số phận một cuốn sách

    30/10/2015Vũ Từ Trang - Văn GiáViết xong năm 1974-75, năm 1990, NXB Đà Nẵng mạnh dạn cho in với tên sách "Miền hoang tưởng" với tên tác giả Đào Nguyễn. Ngay khi sách phát hành, nxb và tác giả chịu nhiều hệ lụy của các cơ quan quản lý. Trải qua sau 1/4 thế kỷ, xã hội có nhiều đổi mới, cởi mở, vừa qua, tập sách được in lại với tên sách "Hoang tưởng trắng" thay cho tên cũ "Miền hoang tưởng" và tên tác giả là Nguyễn Xuân Khánh...
  • Con người hiện đại không thể chỉ nghĩ cho mình

    30/10/2015Trinh NguyễnĐằng sau những trang viết của ông luôn có một người ngồi ngẫm ngợi và thoáng cười hiền chấp nhận mọi kẻ khác mình.
  • Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam từ góc nhìn phân kỳ lịch sử

    24/10/2015Nguyễn Quang DiệuQuảng Nam, nơi giằng co qua lại mấy trăm năm trong quá trình Nam tiến của dân tộc; vùng đất chịu nhiều biến động, kinh qua các cuộc chiến tranh tranh giành giữa Đại Việt và Chămpa. Vùng đất này, quá trình này được Hồ Trung Tú bàn đến trong tác phẩm “Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam từ góc nhìn phân kỳ lịch sử”. 500 năm ở đây được hiểu là tính từ năm 1306 - thời điểm Huyền Trân công chúa bước qua bên kia đèo Hải Vân...
  • Thời Của Thánh Thần

    03/11/2010Nhà văn Hoàng Minh Tường có tham vọng lớn là làm một cuộc phẫu thuật lịch sử Việt Nam qua một gia đình nhỏ mà những biến động trong gia tộc có nhiều điểm trùng hợp với lịch sử nước nhà. Tiểu thuyết tái hiện những vết thương thời cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, những dư chấn Giải phóng miền Nam, v.v…
  • Viết tiểu thuyết lịch sử không nên lệ thuộc vào chính sử

    17/09/2010Hương Lan thực hiệnSau 20 năm miệt mài, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã hoàn thành hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về nhà Trần và nhà Lý đúng vào thời điểm cả nước chuẩn bị chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. “Phổ cập lịch sử là trách nhiệm của nhà văn”, ông chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị trong ngày ra mắt hai tác phẩm lớn của mình – “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần”...
  • xem toàn bộ