Số phận một cuốn sách

03:23 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Mười, 2015

Viết xong năm 1974-75, năm 1990, NXB Đà Nẵng mạnh dạn cho in với tên sách "Miền hoang tưởng" với tên tác giả Đào Nguyễn. Ngay khi sách phát hành, nxb và tác giả chịu nhiều hệ lụy của các cơ quan quản lý. Trải qua sau 1/4 thế kỷ, xã hội có nhiều đổi mới, cởi mở, vừa qua, tập sách được in lại với tên sách "Hoang tưởng trắng" thay cho tên cũ "Miền hoang tưởng" và tên tác giả là Nguyễn Xuân Khánh, thay cho tên cũ là Đào Nguyễn...

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có cuộc đời khá chìm nổi. Nhưng văn của ông luôn toát lên vẻ đẹp yêu cuộc sống, luôn hướng thiện, vươn tới vẻ đẹp cao sang của con người. Bộ ba tiểu thuyết lịch sử của ông, là "Hồ Quý Ly", "Mẫu thượng ngàn" và "Đội gạo lên chùa" khi được công bố, sớm trở thành hiện tượng văn học, sách được tái bản nhiều kỳ, được trao nhiều giải văn học có giá trị. Ông còn có tập bản thảo, được anh em viết lách chuyền tay nhau đọc, là tiểu thuyết "Trư cuồng".


Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

Tối qua, 25-10-2015, tại Cà phê thứ bảy (Hà Nội), buổi ra mắt tiểu thuyết "Hoang tưởng trắng" của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, do nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên dẫn chương trình, được đông đảo các nhà văn, bạn bè thân hữu đến dự.

Qua sự kiện ra mắt tập sách, thêm một niềm tin cho người cầm bút, nếu viết thật tâm với nhân dân, đất nước, thì trước sau, tác phẩm ắt hẳn sẽ có người tìm đọc.

Văn Giá


Tối qua, 25/10/2015 đi dự Cuộc trò chuyện về cuốn Hoang tưởng trắng (hậu thân cuốn Miền hoang tưởng, NXB Đà Nẵng, 1990) của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (NXK). Khi cuốn sách lần đầu in ở NXB Đà Nẵng, tác giả NXK lấy tên là Đào Nguyễn (ghép họ mẹ và họ cha của nhà văn mà thành). Ngay sau khi cuốn sách ra đời, dư luận dậy sóng. Nhà văn Trần Trung Kỳ lúc bấy giờ là biên tập viên bị kiểm điểm lên kiểm điểm xuống, suýt thân bại danh liệt.

Cuốn sách lần này do công ty Sao Bắc liên kết với NXB HNV tái bản và phát hành.

Có nhiều người tham dự. Bên nghiên cứu thấy có GS Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân. Đặc biệt hai ông già là những người bạn thân nhất của nhà văn NXK: Nhà thơ, dich giả Dương Tường; nhà giáo, dịch giả, nha văn Phạm Toàn (Châu Diên).

Nhiều phát biểu. Mình là người nói sau cùng, với 2 ý:

1) Ở VN mình có chuyện hay hay: quyển này khi mói ra không dám mang tên nguyên gốc, mà bị đổi thành Miền hoang tuong; quyển Nỗi buồn chiến tranh khi ra đời mang tên Thân phận tình yêu; quyển Mình và họ khi ra đời mang tên Xe lên xe xuống...Vậy nhìn đằng sau những chuyện này sẽ ngẫm ra nhiều điều thú vị về xuất bản, về ứng xử đối với văn chương, văn hóa...Sách có phận sách, người có phận người.

2) Nhìn vào các nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Dương Tường, Phạm Toàn trong tôi dào lên niềm cảm kích. Họ toàn ngọai 80. Họ gặp nhau vẫn tao tao mày mày, vẫn đùa như con trẻ. Họ vẫn nghĩ ngợi rất nghiêm túc và sâu sắc về chuyện văn chuyện đời. Họ là những nghệ sĩ can trường. Họ là những tiếng nói độc lập. Họ có đóng góp thực sự vào đòi sống văn học của đất nước. Họ đi bên nhau trong những vui buồn, hoạn nạn văn chương...Họ chính là chỗ để cho giới cầm bút, nhất là giới cầm bút trẻ trông vào, để ngẫm về bản lĩnh, nhân cách, trach nhiệm nghệ sĩ, tư cách trí thức...Đó, nếu xã hội chỉ toàn những chuyện nhảm nhí, thấp kém như những ngày vừa qua (đạo văn/truyền thông về đạo văn) thì hy vọng gì vào sự tiến bộ?

Với ý nghĩa đó, xin chúc mừng quyển sách của nhà văn đã có một đời sống mới. Chúc tình bạn của ba ông đẹp mãi

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bộ sưu tập: 100 cuốn sách nền tảng nên đọc

    27/09/2016Hà Thủy NguyênBook Hunter xin phép được gợi ý đến bạn đọc một Bộ sưu tập 100 cuốn sách nền tảng mà mỗi người nên đọc. Những cuốn sách này không quá khó đọc và cũng không đi vào chuyên môn sâu, nhưng vẫn đảm bảo tính học thuật và hàn lâm...
  • Con người hiện đại không thể chỉ nghĩ cho mình

    30/10/2015Trinh NguyễnĐằng sau những trang viết của ông luôn có một người ngồi ngẫm ngợi và thoáng cười hiền chấp nhận mọi kẻ khác mình.
  • Bài học canh tân trong tiểu thuyết “Hồ Qúy Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

    02/02/2014Thái Sơn“Hồ Qúy Ly” không đơn thuần kể lại câu chuyện của thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 mà nhà văn đang “ôn cố tri tân”. Cuốn sách không viết về nhân vật lịch sử Hồ Qúy Ly mà viết về thời đại của Hồ Qúy Ly-thời đại của những cách tân qua góc nhìn của chính những con người sống trong thời đại ấy…
  • Khi U80 đội gạo lên chùa

    08/02/2012Toan ToanNhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại vừa nhận Giải thưởng văn học 2011 với cuốn tiểu thuyết dày hơn 800 trang - 'Đội gạo lên chùa'.
  • Ông Phật văn Nguyễn Xuân Khánh

    03/02/2012Phạm Xuân Nguyên... Lấy ngay cuốn tiểu thuyết mới nhất của lão là “Đội gạo lên chùa” mà xem. Đọc xong cuốn đó, tôi thấy mình như được xông hương...