Quan hệ tình dục ở tầng thứ nhất của tháp nhu cầu Maslow
Năm 1943, Araham Maslow, nhà tâm lý học nhân văn nổi tiếng thế giới đã đưa ra Tháp nhu cầu của Maslow trong bài viết A Theory of Human Motivation (tạm dịch: Thuyết động cơ con người). Đây là lý thuyết rất quan trọng và được ứng dụng nhiều trong quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh...
Tháp nhu cầu Maslow - hình lấy từ trang api.ning.com
Cấu trúc Tháp nhu cầu có 5 tầng (xem hình trên), trong đó:
- Tầng thứ nhất (Physiological): là các nhu cầu thuộc về “thể lý” bao gồm các nhu cầu như: Đồ ăn, thức uống, thở, nghỉ ngơi, chỗ ở, quần áo, bài tíêt, tình dục.
- Tầng thứ hai (Safety): nhu cầu an toàn về thân thể, sức khỏe, việc làm, tài sản…
- Tầng thứ ba (Love/belongging): nhu cầu xã hội như tình cảm, tình bạn, muốn được trực thuộc một nhóm cộng đồng nào đó.
- Tầng thứ tư (Esteem): bao gồm các nhu cầu được kính trọng, được quý mến, tin tưởng, địa vị, danh tiếng, thành đạt…
- Tầng thứ năm (Self-actualization): là các nhu cầu tự thể hiện bản thân như khả năng trình diễn, khả năng sáng tạo…
Theo Maslow, nhu cầu con người có nhiều và được phân chia theo 5 tầng như trên, con người sẽ thỏa mãn các nhu cầu ở tầng thấp hơn trước, sau đó sẽ thỏa mãn những nhu cầu ở tầng cao hơn.
Theo đó, tầng thấp nhất là Physiological, đây là những nhu cầu được Maslow cho là những nhu cầu cơ bản, cấp thiết, không thể thiếu, có khả năng thống trị con người khi nhu cầu chưa được thỏa mãn và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tồn tại của một con người. Do đó, con người phải luôn đấu tranh để thỏa mãn cho bằng được những nhu cầu cơ bản ở tầng thấp nhất này. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tình dục cũng nằm trong tầng này và nó cũng chỉ là một nhu cầu cần thíêt, bình thường mà thôi.
Mọi việc đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng ta đã nói quá nhiều về nhược điểm của quan hệ tình dục, nhưng bỏ qua nhiều ưu điểm của nó. Có những người hạnh phúc và bất hạnh sau khi đã quan hệ, nhưng những người bất hạnh có tự hỏi tại sao có những người cũng đã như mình nhưng họ lại có hạnh phúc không?
Câu trả lời là vì họ nhận thấy mình làm chuyện đó với đúng người, đúng hòan cảnh và họ có có hiểu biết cũng như có trách nhiệm về chuyện đó. Tình cảm của họ được xây dựng trên nền tảng tình yêu thật sự chín muồi và khi ấy tình dục đến với họ cũng là lẽ tự nhiên. Tình dục chỉ nên thực hiện khi tình yêu đã chín muồi, chín muồi ở đây không phải là chuyện trước hay sau hôn nhân mà chính là lúc họ yêu nhau thật sự, họ tìm được người phù hợp, họ nhận thấy không thể sống thiếu nhau và thật sự có trách nhiệm với nhau.
Tình dục không có tội, có chăng chỉ là ý thức của mỗi người trong chuyện đó mà thôi. Như vậy, vấn đề lớn nhất của tình dục đó chính là hai người đã thực sự hiểu về nó, có sẵn sàng khi làm chuyện đó và người mình quan hệ có xứng đáng với tình yêu mình dành cho họ hay không?Tình dục là bản năng của con người nhưng đừng quan hệ tình dục như ”bản năng”. Hãy dùng cái đầu để suy nghĩ thật nghiêm túc về tình dục. Tình dục chỉ nên thực hiện khi đã hiểu rõ về nó, có trách nhiệm với nó và chỉ nên đến tình yêu đã thật sự chín muồi.
Dùng tháp nhu cầu của Maslow để giải thích 1 cách máy móc cho việc không cần giữ giá trị là 1 việc làm rất ấu trĩ. Tháp nhu cầu của Maslow chỉ thể hiện 1 khía cạnh của con người.
Các thứ bậc trong tháp Maslow có thể đan xen lẫn nhau giữa 1 con người, và không ai giống ai.
Xin đưa 1 ví dụ:
- Có thể 1 người đói ăn đói mặc (thiếu nhu cầu Physiological, thấp nhất) nhưng nhu cầu tôn giáo, đạo đức (Self actualization, nhu cầu cao nhất trong tháp Maslow) khiến cho họ "giấy rách vẫn giữ lấy lề" mà không "bần cùng sinh đạo tặc".
- Có thể 1 người nghèo nhưng họ vẫn cần nhu cầu được tôn trọng (self-esteem), an toàn (safety). + Có thể 1 người dư thừa vật chất nhưng họ vẫn thích mạo hiểm (no safety), không thích tôn giáo, không cần được kính trọng...v...v...
Vận dụng tháp Maslow cần có cái nhìn sâu sắc và đa chiều, đa diện hơn các bạn à! Con người là 1 khối đa diện trong khi Maslow chỉ là 1 công thức đơn điệu đơn chiều.
Xin tham khảo thêm ở đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/Maslow's_hierarchy_of_needs/
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)