Quan niệm mới về người trẻ và tình dục
GS Barte Nhi (Việt kiều tại Pháp) là nhà trị liệu tâm lý học và tình dục hàng đầu của Pháp. PV SVVN đã có dịp trò chuyện cùng GS Barte Nhi khi ông về Hà Nội tổ chức hội thảo Văn hóa và sự cân bằng tinh thần.
- Thưa GS, có vẻ như kinh tế phát triển khá nhanh khiến cho khái niệm thanh niên cũng đang thay đổi. Nhiều người trẻ đang và sẽ phải chịu áp lực ghê gớm?
Xã hội Châu Âu bắt đầu chú ý đến người trẻ khi họ 15 -20 tuổi. Ngày nay, nhiều người đã thành tài, đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ các loại hình kinh doanh qua mạng, các hoạt động thể thao ( ngôi sao bóng đá, golf..) ở độ 20. Rất nhiều người thậm chí mới mấp mé tuổi đôi mươi đã thành danh và được biết đến sớm hơn với các thế hệ trước. Trong khi đó giáo dục không theo kịp sự phát triển của kinh tế lại cứ bắt sinh viên phải có hết bằng cấp này bằng cấp khác ( mà thực tế công việc nhiều khi lại không cần thiết). Nhiều thanh niên bây giờ ngoaig 25 tuổi vẫn còn là sinh viên. Xã hội hiện nay thì coi qua 30 tuổi đã được gọi là trưởng thành khá xa rồi, đã qua thời đỉnh cao của sự nghiệp. Thế nên những người 30 tuổi mà chưa làm được gì, chưa thành tài thì coi như là bỏ đi, coi như đã thất bại rồi. Tuổi 20 – 30 cách đây năm năm cũng được coi là thanh niên, nhưng bây giờ đã được coi là hai thế hệ khác xa nhau và cái khoảng cách ấy ngày càng được nới rộng theo thời gian. 20 tuổi bây giờ vẫn được coi là tương lai, nhưng nếu không nhanh chóng khẳng định mình sẽ rơi vào hết hi vọng (vì ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc đã ngoài 30)
Một phụ nữ nhập cư kia có gia đình khi lên thành phố làm việc sẽ phải chịu ba áp lực chính dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý: xa gia đình (chồng, con), môi trường xã hội khác hoàn toàn và đặc biệt là cuộc sống tình dục. Tôi xin giải thích rõ hơn về áp lực thứ ba. Bình thường khi còn ở làng quê, người phụ nữ có nhiều vấn đề phải giải quyết: ứng xử với bố mẹ, nuôi dạy con cái,... Do đó nhu cầu về tình dục được dung hòa. Nhưng khi một mình lên thành phố, nhu cầu này cao lên và họ luôn phải gồng mình lên để tự vệ Họ bị ép giữa hai lực: lực thứ nhất là ham muốn, lực thứ hai là buộc phải tỏ vẻ không muốn. Phụ nữ nhập cư chưa chuẩn bị tinh thần và chưa được hướng dẫn để phòng vệ nên rất dễ mắc các bệnh tâm lý như: trầm cảm, sợ giao tiếp.
Đồng tính do hoàn cảnh bắt buộc thì không phải là bệnh bởi ra khỏi hoàn cảnh đó sẽ tự động hết. Khoa học gọi là hiện tượng hướng đến giới tính (Preference sexuelle). Nhưng thường thì chẳng công nhân nào làm mãi ở khu công nghiệp. Mỗi năm họ được về quê 1 đôi lần. Như thế thì chẳng có gì đáng ngại. Ngày xưa người Hy Lạp cổ đại coi vấn đề đồng tính là hoàn toàn bình thường. Và khoa học ngày nay cũng đã chứng minh được rằng khi mới sinh ra ai cũng có hiện tượng đồng ái.
- Giáo sư có cho rằng quan niệm về tình dục của giới trẻ hiện nay hơi lệch lạc không?
Trước đây người ta quan niệm tình dục như ngôi nhà một cột. Cái cột duy nhất ấy là để duy trì nòi giống. Nhưng tôi lại quan niệm tình dục như một ngôi nhà ba cột.
Cột thứ nhất là để duy trì nòi giống (sexualité de reproduction). Tức là phải có cơ quan sinh dục của nam và của nữ. Do đó đồng tính mà quan hệ tình dục thì không thể có con. Đây không phải là bệnh vì có chữa cũng không khỏi. Kiều quan hệ tình dục này (để duy trì nòi giống) chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn (30 giây là có thể có con) và độ tuổi để có thể làm được kiểu quan hệ này cũng không dài (thường là khoảng 15-45 tuổi đối với nữ)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịch