Ở đâu cũng gặp tinh thần tự trào...

06:36 CH @ Thứ Tư - 12 Tháng Chín, 2018

Những người Nga kỳ cục

Đầu thiên niên kỷ hai mươi mốt, một nhà xuất bản ở Anh cho in một xê-ri có tính cách đi vào tìm hiểu đặc tính các dân tộc, mà trước tiên là miêu tả những khuôn mẫu đã định hình trong lịch sử về dân tộc đó.Tủ sách mang cái tên khá khiêu khích Xenophobe`s Guide to... tạm dịch là Sách hướng dẫn cho những kẻ bài bác người nước ngoài ( Anh, Pháp, Đức...). Để các trang sách có thể được viết bằng giọng khách quan, pha chút hài hước mang cái nhìn tự chỉ trích từ bên trong, NXB đặt ra yêu cầu người nước nào tự viết về người nước ấy.

Mùa hè 2001, cuốn Sách hướng dẫn cho những kẻ bài bác người Nga đã được in ra ở London và một NXB ở Moskva đã lập tức cho dịch cuốn sách này ra tiếng Nga. Dưới đây là mấy đoạn trích dịch ngắn từ báo Nga Vremya.

Sầu muộn, bi quan và nồng nhiệt bẩm sinh

Tính cách dân tộc thường khi là một cái gì mâu thuẫn và người Nga cũng vậy, người Nga trung bình mang hình ảnh một kẻ sầu muộn, trong khi chờ đợi những gì tốt đẹp thì đồng thời biết là tai vạ có thể đổ xuống đầu mình bất cứ lúc nào. Thật là chó cắn áo rách, anh ta lầu bầu khi gặp hoàn cảnh rủi ro, lặng lẽ thu dọn những gì còn còn sót từ đống đổ nát và lại tính cho mình ván bài mới. Đấy cũng là dịp để người ta than thở rằng người Nga là một dân tộc bất hạnh nhất trên đời, rằng ngày xưa họ sống không đến nỗi nào và chẳng hiểu làm sao cứ ngày càng khốn khó hơn. Trong khi đó, vào những lúc mọi chuỵện vui vẻ, họ sẽ nói với bạn rằng họ biết mình là một trong những dân tộc tốt bụng mến khách nhất trên thế giới và điều này chính ra là rất gần với sự thực.

Tuy nhiên nếu “đập vỡ “ một người Nga ra, luôn luôn ta sẽ bắt gặp một người mơ mộng. Chủ nghĩa lãng mạn Nga là một cái gì bền chắc lạ thường, để lâu không hỏng, thả xuống nước không chìm, chôn xuống đất không chết. Và cuộc sống càng nặng nề thì trái tim lãng mạn ấy ở người ta càng đập mạnh. Họ rất thích tin ở những ai nói rằng có thể có được thiên đường ngay trên mặt đất.

Chen vai thích cánh

Khía cạnh tiêu biểu trong tính cách Nga là cảm giác có người có ta. Họ thích tụ lại thành những đám đông : một chiếc xe buýt ken chặt những người đối với họ luôn có sức hấp dẫn, nhất định là họ phải chen lên bằng được, cốt có người đã đi là ta cứ thế mà đi theo, đông mấy cũng không ngại. Trong hoạt động hàng ngày việc gì họ chỉ cần có người khác cùng làm, còn kết quả làm đến đâu không cần biết. Thật khó tưởng tượng một người Thuỵ Điển bệ vệ kiểu cách lại có thể nhập ngay vào một một dàn đồng ca gồm toàn những người anh ta không quen trên một toa xe hoả chật ních người, còn người Nga nào cũng sẵn lòng làm vậy, chẳng cần có vôt-ca họ cũng tìm thấy hào hứng trong việc tạo ra một bầu không khí gắn bó, lời bài hát chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí hát sai nhịp cũng được, điều quan trọng là cái dàn dồng ca ca này vang lên càng to càng sôi nổi càng tốt, ca rằng chúng ta đang ở bên nhau và chẳng còn gì là đáng sợ nữa.


Ba khái niệm cơ bản

Để hiểu cái nhìn người Nga đối với đời sống, cần lưu ý tới ba khái niệm cơ bản là tâm hồn, nỗi buồn, số phận. Tâm hồn ở đây gắn với chính giáo. Nỗi buồn thì là sự hoà trộn của lãnh đạm, dày vò, sầu thảm và chán chường. Nó cũng có chút ý vị “ nỗi đau thế giới” của người Đức, song mang màu sắc cá nhân rõ hơn. Người Nga chấp nhận nỗi buồn này một cách tự nhiên,trong thâm tâm họ luôn luôn kêu lên như nhân vật Oneguin trong vở opéra của Tchaikovski “Thật là nhục nhã ! Ôi nỗi buồn ! Ôi số phận thảm thương của ta !”. Còn chữ số phận ở đây có đủ các nghĩa của thiên mệnh, điềm dữ điềm lành, tiền kiếp tiền định, chạy trời không khỏi nắng, trời đã phạt mi bằng cách suốt đời buộc mi khóc than cho số phận của mình… Thành thử không ai ngạc nhiên khi thấy nhiều người Nga chuyển vai nhanh chóng, từ nhân vật trung tâm của một lễ tiệc đèn sáng rực rỡ với những câu bông đùa hóm hỉnh, sang anh chàng chán đời ngồi nức nở trước cốc ruợu cạn và tự làm khổ mình bằng cách đập tay lên trán tự hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì mà không bao giờ trả lời được.

Dễ dãi thế nào cũng được; thích ăn sẵn và thụ động chờ đợi

Người Nga thích ngồi ước ao tự nhiên trở nên giàu có. Một trong những truyện cổ tích phổ biến nhất ở Nga là câu chuyện Êmélia và con cá măng thần kỳ, đại khái kể về một anh chàng không thích động tay vào bất cứ việc gì mà lại có được tất cả mọi thứ. Rút lại số phận của ngừơi ta đi đằng nào, sự tốt xấu … tất cả chẳng có nghĩa lý gì hết, đạo lý cuối cùng là vậy.

Tiếng Nga có một từ là khaliav có nghĩa là của trời cho, người ta dùng nó để gọi một cái vé xem một vở hát mang tính chất chiêu đãi, một tập quảng cáo mỏng chả ai buồn xem, cho tới giấy mời tới dự bữa ăn tối với một thương gia có thể là cần cho bạn trong một việc gì đấy. Người Nga cho rằng cứ được mời là thích rồi, ngoài ra mời cái gì mà chẳng được.

Một biểu hiện khác của thụ động là sự chịu đựng, nghiến răng chấp nhận đau khổ, ngóng đợi một cuộc sống khá hơn dù không biết bao giờ nó tới. Khả năng chịu đựng của người Nga thật mênh mông không có giới hạn, người có quyền muốn quát mắng họ, chửi bới họ thế nào cũng được. Cuối cùng nhà cầm quyền đành ra lệnh treo đầu cả bọn ngoài chợ :

- Ngày mai cho tất cả lên đoạn đầu đài hết. Tám giờ có mặt ở đây. Có hỏi thêm gì không ?

- Dạ có. Xin hỏi dây thừng đã có sẵn hay chúng tôi phải mang theo ?

Họ dám chờ đợi và hy vọng ngay trong những điều kiện mà không một dân tộc nào chịu đựng nổi.

Giới trí thức

Đây không phải là khái niệm chỉ lớp người có học mà dân tộc nào cũng có: ở Nga, là một trí thức có nghĩa là phải hiểu được những người đang sống quanh, cùng đau khổ với họ, cùng mơ mộng và khi cần lên tiếng chống lại bất công cùng với họ. Cố nhiên trước đó anh phải là người đọc nhiều biết rộng được dạy dỗ dến nơi đến chốn, song chưa phải là đủ. Một nhà văn, một nhạc sĩ, một giáo sư hay một viện sĩ không thể tự nhiên liệt mình vào hạng trí thức, làm thế chẳng khác gì tự anh phong thánh cho mình. Mà phải nhớ danh hiệu này do nhân dân ghi nhớ, công nhận.

Các nhà trí thức thực thụ thường không giấu nổi sung sướng khoe với hàng xóm về vai trò của mình nhưng không quên nói thêm “mình là thứ đã bị sâu ăn”, tức chưa phải đã xứng đáng với danh hiệu cao quý ấy.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21

    09/05/2008Phong DoanhĐây là lần thứ hai trong cuốn sách nhỏ này tôi lại viết về tre, cây tre Việt Nam. Nói như ai đó, đã ngàn đời nay tre và người là đôi tri kỷ. Tre mọc thành bụi, thành bờ, thành lũy trong mọi làng quê. Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài "tre xanh" có câu " thân gầy guộc lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi"...
  • Đôi chút tự trào

    03/12/2019Cao Xuân HạoNgười có cơ tiến xa là người biết nghe người khác chế giễu mình mà không giận, và nhất là biết tự mình chế giễu mình, vì khi đã tự thấy thình lố lăng thì khó lòng có thể tiếp tục lố lăng mãi.
  • Trần trụi với nhân gian

    07/06/2018Đỗ Minh TuấnXưa nay, đã có nhiều định nghĩa về con người, như: Con người là động vật biết lao động, con người là con thú biết cười, hay con người là sinh vật biết bán dâm, con người là động vật biết mặc quần áo. Cái định nghĩa cuối cùng xem ra không ổn vì có thể lẫn lộn con người với giá áo hay manơcanh. Hơn nữa, cho đến nay, đã sang Thiên niên kỷ mới rồi, mà xem ra cái thú khoả thân và xem khoả thân vẫn hấp dẫn con người lắm lắm.
  • Để có được một đàn bò sữa

    17/06/2016Phong DoanhMấy năm trước, nhờ có sức ép của tập san Toán - Cơ mà phong trào làm thơ trở nên rầm rộ, với quy mô hầu như không bỏ sót một ai, dù người đó trước đây còn chưa đọc một bài thơ nào bao giờ. Sự cần mẫn sáng tác của một số đông, trong một tâm trạng nhìn chung là dồn nén, cùng với sự chập chững ban đầu trên diễn đàn thi ca vốn lạ hoắc, đã tạo ra nhiều sắc thái...
  • “Cứ sống thế này thì nhắm mắt sao nổi”

    12/02/2015Linh ThủyCâu nói của nhà văn Nga Tchekhov được Vương Trí Nhàn trích lại trong “Những chấn thương tâm lý hiện đại”. Dường như, đó cũng là tiếng cảm thán của chính tác giả, và của nhiều người về sự xuống dốc của lối sống hiện nay.
  • Văn hóa bắt chước

    22/04/2014Phong DoanhXu thế hội nhập bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, trí tuệ và lao động một cách hợp lý hơn trên cả phạm vi càng rộng càng tốt để phục vụ cho nhu cầu khám phá càng nhiều những thú vui trong tiêu xài và hưởng thụ của con người vốn dĩ đã bắt đầu tăng tốc từ cuộc cách mạng công nghiệp cách đây vài thế kỷ. Con tầu "tiện nghi và xa xỉ" đó đang băng về phía trước mông lung, tàn phá nặng nề thiên nhiên và cả đạo đức...
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Có nên viết về khuyết tật của người mình không?

    19/08/2013Nguyễn TýCách đây nhiều năm, Giáo sư Cao Xuân Hạo đã viết bài “Đôi chút tự trào” đăng trên Tuổi Trẻ Cười. Ở bài viết đó tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm về thói hư tật xấu của người Việt. Nhân cuốn sách “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” được giải vàng sách hay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng Giáo sư...
  • "Trả nợ đời vẫn chưa xong"

    07/10/2009Ngân Hà thực hiệnGiáo sư Phạm Duy Hiển, cựu thành viên viện Nghiên cứu phát triển (IDS), nguyên viện phó viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, viện trưởng viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, hiện là chủ tịch hội đồng khoa học cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân. Tuy đã nghỉ hưu, ông vẫn hoạt động học thuật và cùng đồng nghiệp xuất hiện trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế về hạt nhân nguyên tử, khí quyển, môi trường...
  • Những kẻ ích kỷ cao thượng

    22/07/2009Phong DoanhĐa dạng là một quy luật lớn của sự tồn tại mọi thứ trong vũ trụ bao la. Các thế giới vô tri lớn như các thiên hà, nhỏ như các hạt cơ bản đều muôn hình vạn trạng. Các loài thực vật, các loài động vật cũng tồn tại theo quy luật này, không có ngoại lệ...
  • Trâu ơi, ta bảo trâu này…

    21/01/2009Chánh KhảiTừ ngàn xưa, với những nước nông nghiệp như Việt Nam có lẽ không hình ảnh loài vật nào gần gũi và thân thương bằng con trâu. Con trâu, mảnh ruộng đã gắn bó mật thiết với đời sống nông dân. Trâu như người thân trong nhà, bởi nó bảo đảm cuộc sống cho chủ, mang lại sự no ấm và còn là phương tiện vận chuyển hữu hiệu.
  • Xử lý khủng hoảng

    20/05/2008Huỳnh Hoa dịchCNTT càng phát triển, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro cũng càng nhiều - đó là một thực tế. Hãy tưởng tượng, một ngày xấu trời hệ thống mạng của cơ quan bạn bị đột nhập, trang web Công ty bị thay đổi nội dung, hàng trăm ngàn hồ sơ "nhạy cảm" của khách hàng bị đánh cắp, toàn bộ thư điện tử trao đổi với đối tác bị tuồn ra ngoài...
  • Văn hóa ngờ ngợ

    05/04/2008Phong DoanhVăn hóa nào cũng chứa những viên ngọc quí, các thói quen đáng yêu. Đối với nền văn hóa nước ta "già" đến trên bốn ngàn năm tuổi thì ngọc quí có lẽ phải nhiều như sỏi đếm không thể xuể. Xin nói thêm rằng, đã là ngọc quí tức là nét đáng yêu thì nó phải thực sự độc đáo, là của riêng nền văn hóa ấy, không giống một ai, nói theo chính thống là phải đậm đà bản sắc...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Bệnh thành tích, ỷ lại, thích bắt chước

    07/05/2007Vương Trí NhànCái mà ta gọi là tự trào văn học do chế độ phong kiến và chế độ thực dân để lại chỉ là những hình thái hết sức gầy còm bạc nhược. Nền văn học bình dân chưa được phát triển. Bản sắc của dân tộc luôn luôn bị bóp chẹt dưới tư tưởng bản xứ xưa kia, nghĩa là kẻ học trò của tư tưởng phong kiến Trung Hoa và sau đó là tôi đòi của chủ nghĩa thực dân Pháp.
  • Quan trọng nhất là phải biết nhìn ra nhược điểm của chính mình

    02/01/2007
    Trong cuộc gặp gỡ mới đây với chúng tôi, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về một chủ đề mang tính thời sự: tính cách Việt trong thời buổi hội nhập...
  • Nghĩ về những thói hư tật xấu của người mình

    15/10/2006Dương Trung QuốcKhông biết có phải vì được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của nước Trung Hoa trong cuộc cải cách mà dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • xem toàn bộ