Thói hư tật xấu của người Việt: Bệnh thành tích, ỷ lại, thích bắt chước
Con ma cử nghiệp giết chết sự học
(Nguyễn Trọng Thuật, Điều đình cái án quốc học,năm 1931)
Bệnh căn của cõi học ta xưa, một là vì xã hội cẩu thả mà toàn mô phỏng, một nữa là vì kẻ học giả ham cái cận lợi(1) khoa cử.
Trước khi vì học thuật nước nhà mà hy vọng ta phải hết sức từ bỏ căn bệnh cẩu thả đi, trừ bỏ cái tính tự tiện tự khí đi(2). Không thì về xã hội lại cứ lười biếng a dua không suy xét lựa chọn không có cái tinh thần tự giác tự tín, về kẻ học giả lại cứ tham cái cận lợi nhai văn nuốt chữ, lấy học đường của nước văn minh làm con đường tắt hiển vinh. Bộ “lềuchiếu chõng lọ" đã phá đập ở trường thi rồi, con ma nghiện cử nghiệp lại bò vào nơi “mễ đỏ bảng đen" ám ảnh. Thì học đến bao giờ cũng
(1) cái lợi trước mắt.
(2) tự minh coi rẻ, coi thường mình.
(3) cuối cùng không thu được cái gì.
Ỷ lại, chỉ lo học mót
(Phạm Quỳnh, Bàn về quốc học, Nam Phong, năm 1931)
Địa lý lịch sử, chính trị đều như hiệp sức nhau lại mà gây cho nước ta một cái tình thể rất bất lợi cho sự học vấn tư tường. Bao nhiêu những người khá trong nước đều bị cái tình thể ấy nó áp bách trong mấy mươi đời nên dần dần lập thành một cái tâm lý riêng, là cái tâm lý ỷlại vào người chứ không dám tự lập một mình, trong việc học vấn thỉ cái tâm lý ấy là tâm lý làm học trò suốt đời. Nước ta ở ngay cạnh nách nước Tàu, từ hồi ấu trĩ cho đến lúc trưởng thành đểu nấp bóng nước Tàu mà sinh trưởng, khác nào như một cái cây nhỏ mọc bên mọt cài cây lớn, bị nó "cớm" không thể nào nẩy nở lên được.
Nhật Bản cũng là học trò của Tàu, cũng mõ phỏng văn hóa Tàu trong mấy mươi đời, nhưng họ biết lựa lọc kén chọn, họ không có phóng chép một cách nô lệ như mình, cho nên tuy về đường tư tưởng vẫn chịu ảnh hưởng của Tàu nhiều, nhưng họ cong có một nền quốc học của họ dầu không rực rỡ cho lắm, vẫn có đặc sắc khác người.
Đến như ta thì khác hẳn. Ta học của Tàu mà chỉ học thuần về một phương diện cử nghiệp là cái học rất thô thiển, không có giá trị gì về nghĩa lý tinh thần,mài miệt về một đường đó trong mấy mươi đời, thành ra cái óc tê liệt đi mà không sản xuất ra được tư tưởng gì mới lạ nữa.
Bắt chước đến đánh mất cả bản ngã
(Đặng Thai Mai, Văn học bình dân và văn học cao cấp, năm 1948
Cái mà ta gọi là tư trào văn học do chế độ phong kiến và chế độ thực dân để lại chỉ là những hình thái hết sức gầy còm bạc nhược. Nền văn học bình dân chưa được phát triển. Bản sắc của dân tộc luôn luôn bị bóp chẹt dưới tư tưởng bản xứ xưa kia, nghĩa là kẻ học trò của tư tưởng phong kiến Trung Hoa và sau đó là tôi đòi của chủ nghĩa thực dân Pháp. Tất cả tư trào văn học chính thức là nhặt vét trên mép mấy bộ kinh, sử, tử, tập của
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường