Nợ...

09:39 SA @ Thứ Sáu - 06 Tháng Tám, 2010
Con tàu khổng lồ Vinashin của "nền đóng tàu đứng thứ 5 trên thế giới" mất lái, hải trình đứt gãy, nửa chìm nửa nổi. Thuyền trưởng bị bắt, để lại phía sau trôi nổi những phận người.

Đó là trên 17.000 công nhân mất việc, và hàng vạn người khác đời sống chao đảo, khốn khó theo. Nợ lương, nợ BHXH lên đến vài trăm tỷ đồng chưa biết khi nào giải nổi…

Những thân phận bập bềnh trôi dạt quanh con tàu không thể quay về bến đỗ.

Một lãnh đạo chủ chốt của Quanashin ở Núi Thành (Quảng Nam) vừa than vãn, rằng ngay cả ông cũng bị nợ lương mấy tháng nay, nhưng biết làm sao bây giờ! Quanashin là cái gì vậy ? Là một xí nghiệp chuyên gia công tôm cá, cùng với vài xí nghiệp con con khác cùng được gắn cái đuôi "Shin" tại đất Quảng Nam, nhưng được đổ vào tới vài chục tỷ đồng để "đa ngành nghề" cho xứng với danh hiệu tập đoàn.

Kỳ lạ cho tập đoàn hàng đầu quốc gia này, vừa chuyên gia công tàu cho nước ngoài với tỷ lệ nội địa hóa chỉ dưới 20%, chuyên mua tàu cũ về độ lại, cũng lại mở rộng sản xuất đến tận việc bán xe máy, nuôi tôm đến cả nuôi lợn ! Mà vốn liếng thì được thoải mái huy động, ùn ùn cho vay mượn với những dãy số khổng lồ. Trong khi đất nước đang cần biết bao nhiêu những tàu thuyền cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, khai thác hải sản, phục vụ đời sống dân sinh thì hầu như không được tập đoàn mang danh đóng tàu này ngó tới.

Con tàu chìm, bao nhiêu tài sản, công sức tiền bạc của dân của nước cũng đang bập bềnh trôi dạt. Khoản nợ cộng với thất thoát, hoang phí lên đến 86.000 tỷ đồng cũng đang chìm nổi rủi may. Rồi cuối cùng nhà nước cũng phải đứng ra tái cấu trúc, tái thiết. Tiền từ đâu? Suy cho cùng vẫn là tiền gom góp từ nhân dân.

86.000 tỷ đồng, chia ra cho gần 86 triệu dân. Tính ra, Vinashin đang nợ mỗi trẻ con đất nước này một bộ sách giáo khoa, bộ quần áo mới mà năm học mới đến nơi rồi nhiều em vẫn chưa thể sắm được. Nợ mỗi người già nhiều vùng khó khăn những bữa cơm đúng nghĩa, những viên thuốc khi ốm đau thường không bao giờ có được. Nợ những người mẹ phơi nắng mưa lê bước khắp phố phường bán từng tờ vé số nuôi con. Nợ những ngư dân nghèo quả cảm với con thuyền gỗ mỏng manh vẫn dũng cảm tiến ra khơi xa đầy bão tố và sự đe dọa, để vừa bảo vệ chủ quyền, vừa đem về từng mẻ cá, mớ tôm… Nhiều trong số ấy đã bỏ mạng giữa biển khơi.

Một, rồi có thể một số người nữa trong vụ Vinashin sẽ phải ra tòa nhận lãnh bản án về hậu quả họ gây ra. Nhưng họ, cho dù lương tâm thức dậy, thì cho đến tận cuối đời, liệu có hiểu và thấm thía hết sự mất mát mà họ đem lại. Hàng chục ngàn tỷ, so với từng đồng bạc lẻ quăn queo đẫm mồ hôi, nước mắt. Hàng chục ngàn tỷ, so với những đứa trẻ, những học trò không thể có vài trăm ngàn bạc để tiếp tục đến lớp. Và chính bản thân họ, nếu làm ăn chân chính với đồng lương giật gấu vá vai như bao cán bộ công chức khác, liệu có thấy quặn đau trước hàng chục ngàn tỷ đồng trôi sông trôi biển?

Chính bộ máy cơ chế kinh tế đầy rẫy bệnh thành tích hoành tráng, quan liêu đẻ ra và dung dưỡng những Vinashin cũng đang mắc nợ nhân dân.

Món nợ khổng lồ khó thể nào trả nổi.
Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam

    28/03/2014Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi. Những thành tựu đó có được là nhờ một phần đóng góp rất quan trọng của viện trợ phát triển. Nhân sự kiện hội nghị CG (hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam) giữa kỳ tổ chức tại Kiên Giang, chương trình Đối thoại hôm nay bàn về chủ đề "Thu hút vốn ODA tại Việt Nam".
  • Khi vay nợ nước ngoài không được quản lý

    28/03/2014Võ Tá HânTại sao chính phủ Indonesia lại có thể để cho tình trạng tư nhân vay nợ trở nên tệ hại đến như vậy? Nói chung tất cả đều bắt nguồn từ những năm đầu của thập niên 1980 khi chính phủ Indonesia thay đổi chính sách và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân nắm vai trò chủ động trong guồng máy kinh tế quốc gia...
  • Nỗi lo trả nợ

    20/10/2010Tư GiangTrong các báo cáo thẩm tra hàng năm, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội luôn đề nghị Chính phủ “báo cáo chi tiết về tình hình vay nợ và trả nợ”. Những con số được công bố gần đây bởi ủy ban này cho thấy số nợ phải trả hàng năm là rất cao, tới 70.250 tỉ đồng (3,7 tỉ đô la) năm 2010, 58.800 tỉ đồng (3 tỉ đô la) năm 2009, và 51.200 tỉ đồng (2,6 tỉ đô la) năm 2008...
  • Sửa chữa những khuyết tật qua chuyện Vinashin

    01/08/2010Khánh Linh - Việt LamPhải thấy rằng câu chuyện Vinashin là do sơ xuất của cả hệ thống chính trị. Bởi vậy, để sửa chữa những khuyết tật của mô hình tập đoàn thời gian qua thì cả hệ thống phải thống nhất ý chí và hành động – Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, TGĐ Invest Consult nhận định...
  • Nói gì về Vinashin lúc này?

    24/07/2010Đỗ Thái BìnhTrước tình hình Vinashin hiện nay, các nhà quản lý đất nước cần có những quyết định dứt khoát: đóng cửa các cơ sở, dự án chỉ cốt chơi trội; tập trung mọi nguồn lực cho các cơ sở, dự án gắn liền với yêu cầu vận tải, đánh bắt, bảo vệ chủ quyền trên biển; cố cứu giữ các thành quả công nghệ vừa thu lượm được dù với giá rất đắt do đầu tư dàn trải, thiếu bài bản, đặc biệt là các lớp kỹ sư và công nhân vừa được chạm tay tới nhiều công nghệ mới; duy trì và phát huy các thiết bị công nghệ mới rất đắt tiền, kể cả cần bố trí, phân phối lại, bổ sung cho phù hợp.
  • Tái cơ cấu... tư duy

    11/07/2010Lâm Chí Công“Nợ nần của Vinashin” - gõ cụm từ này vào công cụ tìm kiếm Google lúc 10 giờ ngày 6.7, chỉ trong 0,19 giây đã cho 47.000 kết quả, trong đó liền sau danh xưng lừng lẫy, hoành tráng Vinashin là “nợ nần chồng chất”, “thua lỗ nặng”, “tái cơ cấu và những ẩn số”...
  • Vinashin, kết quả thí điểm

    06/07/2010Sáu NghệDư luận đang đặc biệt quan tâm đến Tập đoàn Vinashin không chỉ vì kết quả kinh doanh. Nhớ lại, ngày 15-5-2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 103/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Trong năm 2006 còn ra đời nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước khác...
  • Vấn đề Vinashin – nhìn từ nhiều phía

    06/07/2010PGS TS Vũ Trọng KhảiCác tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, đột nhiên phải thu gom hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp con. Các doanh nghiệp này từ trước đến giờ “không quen biết” gì nhau, nằm ở rải rác khắp nơi, nay cùng “chui” vào một “rọ quản lý” của tập đoàn...
  • Nền kinh tế người quen

    30/06/2010Hồng PhúcTại một hội thảo trao đổi kinh nghiệm đẩy mạnh công tác bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa diễn ra ở Hà Nội, tổng giám đốc một công ty chứng khoán tình thực thổ lộ: “Chúng tôi thường tuyển dụng cán bộ là nam, vì thường xuyên phải đi uống rượu, bia tiếp khách”.
  • Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam

    30/06/2010Nguyễn Trần BạtNền kinh tế VN hiện nay được vận hành như một cỗ xe ngựa. Cỗ xe ấy phải loại bỏ những yếu tố đã quá lạc hậu để tạo điều kiện cho con ngựa chạy với tốc độ phát triển mà đời sống đòi hỏi. Ngược lại, con ngựa cũng phải lường hết được những "ổ gà" trên đường...
  • Nói tiếng của dân

    27/06/2010Tư GiangMột lần, giám đốc vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân nhận được một tin nhắn qua điện thoại di động: “Đại biểu Quốc hội gì mà đi phá nhà dân!?” Người nhắn tin là chủ một ngôi nhà xây dựng trái phép trong vườn quốc gia vừa bị ông Xuân bắt dỡ bỏ. Ông trả lời: “Không có đại biểu Quốc hội nào phá nhà của dân cả. Đó là giám đốc vườn quốc gia thực thi nhiệm vụ”.
  • Các siêu dự án và nguy cơ nợ nần

    25/06/2010Nguyễn Quang AMột người, một doanh nghiệp thiếu vốn mà vay được tiền để làm ăn là một điều không dễ, song rất nên làm nếu công chuyện làm ăn có hiệu quả. Nếu các dự án có hiệu quả, tức là sau khi hoàn thành và trừ mọi chi phí vẫn còn lời, thì vay được càng nhiều để thực hiện các dự án như vậy càng tốt.
  • Nghe các tập đoàn lớn nói

    28/04/2008TS. Nguyễn Quang ANgày 23.4.2008 trong và bên lề Hội nghị Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, người ta đã được nghe những lời bộc bạch "lấy ngắn nuôi dài" của những người đứng đầu một số "tập đoàn" lớn, các tổ chức được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gọi là các "anh cả" của nền kinh tế...
  • Mắc nợ nông thôn

    22/04/2008Nguyễn Mạnh QuânMình còn mắc nợ nông thôn những gì và phải làm gì để bù đắp cho những mất mát của làng quê Việt Nam trước những đổi thay của thời cuộc...
  • An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN

    14/04/2008Nhà báo Trường Phước (Bình luận kinh tế năm 2003)Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch...
  • xem toàn bộ