Tái cơ cấu... tư duy
Xã hội và dư luận đang dành sự quan tâm đặc biệt đối với tập đoàn kinh tế hàng đầu của quốc gia hiện nay và đó là tín hiệu rất đáng mừng, đã tới lúc những người lao động chân tay ở các đồng ruộng, hầm mỏ, nhà máy, công trường... cũng quan tâm, lo lắng đến sự thành - bại, con số nợ nần của nền kinh tế đất nước.
Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) đang được Chính phủ tái cơ cấu với số nợ lên đến trên 80 nghìn tỉ đồng. Cuộc đại phẫu đối với “con tàu thua lỗ, nợ nần” mang tên Vianashin là vô cùng cần thiết và là việc phải làm ngay đối với nền kinh tế, cơ cấu tổ chức nhân sự, quản trị vốn liếng, doanh nghiệp của chúng ta hiện nay.
Nếu không, những kịch bản tương tự như Vinashin sẽ hiển hiện trong tương lai rất gần. Cần phải gạt bỏ cung cách suy nghĩ, ứng xử theo kiểu chỉ ra những nguyên nhân chung chung không gắn với địa chỉ trách nhiệm cá nhân cụ thể, phải gọi tên những cá nhân, tập thể đã để xảy ra tình trạng “con tàu Vinashin đang dần chìm”.
Một trong những căn nguyên hàng đầu là kiểu làm kinh tế mang bệnh hình thức, phô trương sự hoành tráng trên sự trống rỗng, không thực chất. Hãy lật lại những trang báo địa phương ở khu vực miền Trung chưa hết thơm mùi mực, hãy xem lại những thước phim truyền hình của các đài địa phương về những cuộc ký kết, lễ khởi công của Vinashin nơi miền đất trải thảm đỏ bằng mọi giá để mời gọi đầu tư này để thấy những “chiếc bánh vẽ” kinh tế với hàng ngàn tỉ đồng/mỗi dự án.
Và liền sau những bản tin hoành tráng kiểu đó là hồ sơ vay vốn ở các ngân hàng thương mại nhà nước đóng ở địa phương. Không chỉ ra bản chất của nền kinh tế vay với “công nghệ” đẻ ra dự án sau để được giải ngân đảo nợ cho dự án trước thì việc tái cơ cấu cho các tập đoàn không dừng lại ở Vinashin.
Bắt đầu không bao giờ là quá muộn. Nhưng sẽ là rất muộn nếu ngay từ bây giờ với cơ hội “con bệnh Vinashin” chúng ta không khẩn trương tổng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hiện trạng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trên toàn quốc để có ngay những “phác đồ điều trị” nóng và lâu dài. Phải công khai trình Chính phủ tất cả các khoản vốn đã giải ngân cho vay mà không có khả năng thu hồi hoặc đã mất hẳn khả năng thu hồi để Chính phủ có những quyết sách phù hợp.
Đi cùng với nó là hoạt động tái kiểm kiểm toán. Đất nước đã trao cho kiểm toán những trách nhiệm và quyền lực to lớn. Nhưng thực tế cho thấy con dấu “đúng” của kiểm toán đã không thật sự đúng trong một số trường hợp. Con số 80 nghìn tỉ đồng mà Vinashin đang nợ đầm đìa như hôm nay chắc chắn đã phải trải qua rất nhiều chữ ký, con dấu thẩm tra, thẩm định, thanh tra, kiểm toán định kỳ, đột xuất của nhiều tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Ai, ngành nào đang rung rinh, chống chếnh nhiều nhất trên con tàu Vinashin hiện nay? Xin hãy thật can đảm để nhìn thẳng vào sự thật và chỉ bằng cách đó mới mong có hy vọng cứu được “con tàu đang dần chìm”, cũng như khắc phục, tránh “vết tàu chìm” cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác.
Theo số liệu từ Văn phòng Chính phủ, tổng tài sản của Vinashin là hơn 90 ngàn tỷ đồng và số nợ hiện là 80 ngàn tỷ đồng tương đương khoảng 4 tỷ USD. ( so với tổng tài sản của Vinashin là 90 ngàn tỷ đồng và so với nợ quốc gia khoảng hơn 60 tỷ USD). Số nợ này lớn gấp bốn lần tổng số tiền Nhà nước tung ra cho gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% cho cả nền kinh tế trong đợt suy thoái kinh tế vừa qua. Nó cũng gấp khoảng từ 2 tới 3 lần tổng số vốn Nhà nước đầu tư cho cả chương trình xóa đói giảm nghèo - một chương trình mục tiêu quốc gia.
Nguồn:Lao Động
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá