Nói tiếng của dân

03:08 CH @ Chủ Nhật - 27 Tháng Sáu, 2010

Một lần, giám đốc vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân nhận được một tin nhắn qua điện thoại di động: “Đại biểu Quốc hội gì mà đi phá nhà dân!?” Người nhắn tin là chủ một ngôi nhà xây dựng trái phép trong vườn quốc gia vừa bị ông Xuân bắt dỡ bỏ. Ông trả lời: “Không có đại biểu Quốc hội nào phá nhà của dân cả. Đó là giám đốc vườn quốc gia thực thi nhiệm vụ”.

Trong thời gian hai khoá liên tiếp làm đại biểu Quốc hội, những tin nhắn như vậy cho ông Xuân ngày càng nhiều lên cùng với số vụ vi phạm bị xử lý trong vườn quốc gia ngày càng tăng. Ông nói: “Tôi đã quen với các tin nhắn như vậy rồi, nhưng vẫn dằn vặt lắm. Con người tôi có hai vai, hôm nay làm đại biểu Quốc hội, ngày mai lại làm giám đốc vườn quốc gia. Hai vai hoàn toàn khác nhau, luôn luôn xung đột về lợi ích, quyền hạn và trách nhiệm. Trong vai này thì phải ủng hộ người dân hết mình, vai khác phải bảo vệ quyền lợi của Nhà nước”.

Cho đến trước kỳ họp này, đại biểu Xuân nhận được rất nhiều yêu cầu của các nhà khoa học ngành lâm nghiệp. Họ – với kinh nghiệm thực tế phong phú – vô cùng lo lắng về việc chính quyền địa phương cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất rừng và yêu cầu ông Xuân chất vấn bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát, người là lãnh đạo cao nhất trong ngành của giám đốc vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. “Là một đại biểu của dân nên tôi phải chất vấn nhiều nhân vật, trong đó có người mà mình là cấp dưới của họ. Có những xung đột như thế. Tuy nhiên, tôi luôn cố gắng làm tròn mỗi vai trong hai vai của mình”, ông nói.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội, đại biểu Xuân giọng sang sảng nhận xét về bộ trưởng Cao Đức Phát: “Tóm lại, căn cứ trên những điều bộ trưởng đã phát biểu và cũng như qua giám sát thực tế nhiều năm nay, tôi nhận thấy bộ trưởng đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là bộ trưởng quản lý vấn đề rừng của đất nước và đã gây ra những nguy cơ cho đất nước trong vấn đề phòng, chống thiên tai bão lũ. Tôi đề nghị bộ trưởng, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội xem xét chỉ số tín nhiệm trong lĩnh vực này. Xin hết.”

Những phê phán thẳng thắn như trên – dù còn hiếm – đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên diễn đàn Quốc hội, mặc dù đây rõ ràng là một điều khó khăn với nhiều vị đại biểu vừa làm việc trong bộ máy hành chính vừa gánh vác vai trò lập pháp. Những ý kiến thẳng thắn của họ đã giúp tăng cường vai trò của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội Trần Văn Truyền, đồng thời là tổng Thanh tra Chính phủ nhận xét: “Những ý kiến thẳng thắn của các đại biểu giúp Quốc hội mạnh lên”.

Quốc hội mạnh lên nhờ tiếng nói của các đại biểu sẽ là sức ép giúp cải thiện chất lượng hoạt động của bộ máy hành pháp. Các đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), Lê Văn Cuông (Thanh Hoá) luôn đeo bám hoạt động của bộ Giáo dục đào tạo và cơ quan bị phê phán đã không theo kịp với đòi hỏi đổi mới hệ thống giáo dục, làm cho chất lượng nguồn nhân lực trở thành một trong những điểm nghẽn cho phát triển đất nước. Trong nhiều kỳ họp Quốc hội, cứ có dịp là ông Cuông và nhiều đại biểu khác lại nêu vấn đề giáo dục đào tạo. Ông giải thích: “Nhiều đại biểu khuyên tôi: Thôi ông Cuông ơi, ông chất vấn bộ Giáo dục vừa thôi… Nhưng tôi không thể không nói được vì có quá nhiều người dân yêu cầu tôi nói”.

Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích: “Điều quan trọng là đại biểu Quốc hội chúng tôi phải thu thập được ý kiến của người dân, của các nhà chuyên môn vì tiếng nói của đại biểu là tiếng nói của người dân và để bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân”.

Vấn đề cũng đặt ra với 92% đại biểu là đảng viên: họ sẽ “phân thân” như thế nào giữa “ý Đảng” và “lòng dân” trong trường hợp hai bên chưa gặp nhau?

Liệu số đông đại biểu Quốc hội có tuân theo nguyên lý này trong hoạt động của họ? Họ nói tiếng nói của ai và vì ai? Câu trả lời thật phức tạp. Đại biểu Nguyễn Lân Dũng nhận xét: “Chúng tôi có những mối quan hệ phức tạp, tế nhị lắm”. Ở góc độ cá nhân, đại biểu Dương Trung Quốc thừa nhận rằng ông lo ngại cái gọi là chủ nghĩa nhân danh đang xuất hiện. Ví dụ, khi bàn về dự án khai thác bauxite gây tranh cãi, có đại biểu phát biểu rằng ông ủng hộ dự án này vì ông đại diện cho nhiều cử tri muốn khai thác. Ông Dương Trung Quốc nói: “Ông ấy làm gì định lượng được các cử tri để nhân danh họ? Ví dụ đó cho thấy, giữa trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của cử tri với cái chủ quan của người đại biểu có một khoảng cách”.

Vấn đề cũng đặt ra với 92% đại biểu là đảng viên: họ sẽ “phân thân” như thế nào giữa “ý Đảng” và “lòng dân” trong trường hợp hai bên chưa gặp nhau? Một đại biểu không phải đảng viên như ông Dương Trung Quốc có cách lý giải riêng của mình về điều này: “Chúng ta biết rằng đại đa số đại biểu Quốc hội là đảng viên, mỗi đại biểu như vậy phải phân thân ra là người có ý thức tổ chức của Đảng, và là người đại diện cho dân. Chúng ta nói nhiều đến nguyên lý “ý Đảng lòng dân”, nhưng để có nó thì phải là quá trình điều chỉnh từ cả hai phía. Người dân nhận thức về đường lối của Đảng và Đảng phải sát với nguyện vọng của dân. Chứ không đơn giản “ý Đảng lòng dân” là trên thế nào thì dưới cũng vậy”.

Những gì diễn ra trên thực tế cho thấy, các ý kiến thẳng thắn của nhiều vị đại biểu về hàng loạt lĩnh vực như đầu tư của Nhà nước, nợ công, đất đai, môi trường, y tế, chất lượng giáo dục, giao thông và nhiều vấn đề xã hội nóng bỏng khác rõ ràng buộc các bộ trưởng phải nhìn nhận lại ngành mình phụ trách. Những phê phán của họ, dù ở mức độ nào đi nữa, cũng có mục đích xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý đất nước. Đại biểu Nguyễn Đình Xuân nói, ông hiểu điều đó từ nguyện vọng cử tri. “Người dân ủng hộ chúng tôi. Họ mong muốn đại biểu Quốc hội có nhiều quyền hạn và thực hiện đúng quyền hạn đó”, ông nói.

Vài ngày sau phiên chất vấn, giám đốc vườn quốc gia Nguyễn Đình Xuân chủ động tìm gặp bộ trưởng Cao Đức Phát bên hành lang Quốc hội. Được hỏi trong lòng cảm thấy thế nào khi gặp bộ trưởng của mình lúc đó, ông Xuân đã từ chối trả lời. “Chúng ta đều thấy đây là chuyện khó xử mà”, ông Xuân nói. Nhưng trong cuộc gặp đó, ông Phát hứa sẽ xem xét lại số liệu cho thuê rừng mà ông báo cáo thấp hơn so với số liệu của Quốc hội. Đó là tín hiệu của một kết cục tích cực?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quan niệm của Phan Bội Châu về dân quyền (*)

    29/10/2015Nguyễn Văn HòaBài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu về dân quyền, cũng như ý nghĩa của tư tưởng dân quyền đó đôi với việc thực hiện quốc quyền , tức là quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Tiếp đó, bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu cho rằng: muốn thực hiện được quốc quyền, chế độ chính trị của Việt Nam khi đó phải chuyển từ quân quyền sang dân quyền theo xu thế phát triển tất yếu của thời đại, với việc nâng cao dân trí thông qua giáo dục.
  • Nhân loại: Tổ chức và rèn luyện các nền dân chủ

    19/04/2014Nguyễn Trần BạtNếu không có thể chế dân chủ thì con người không có cơ hội, không có cách thức hiện thực hóa tự do của mình. Do vậy, xây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Nghĩa chữ Dân

    10/12/2010Huỳnh Thúc KhángChữ dân ai ai lại lạ gì, song danh hiệu thì rất là tầm thường, mà nói đến ý nghĩa thì có hơi phức tạp, vì theo thời đại, cùng đối với cái phương diện mà thành ra giới hạn có rộng hẹp, vị trí có sang hèn, trình độ có cao thấp. Người ta thấy thế, phân loài, chia hạng, là lạc lối sai đường, mà cái hại nhất là ở bên Á Đông ta, bởi những học thuyết ô mị, cùng thói quen bó buộc, in vào trong não người, đến mấy trăm lớp.
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ

    14/11/2009Nguyễn Trần BạtXây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Xã hội dân sự?

    26/10/2009Cao Huy ThuầnGiữa Nhà nước tham nhũng với xã hội dân sự vô đạo đức, liên hệ nhân quả xoáy vòng tròn, đây là nhân mà đây cũng là quả, cái này cắt nghĩa cái kia và ngược lại. Thì cũng vậy giữa Nhà nước dân chủ và xã hội dân sự dân chủ: chỉ một Nhà nước dân chủ mới tạo ra được một xã hội dân sự dân chủ; chỉ một xã hội dân sự dân chủ mới tạo ra được một Nhà nước dân chủ.
  • Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân

    02/09/2009Nhà báo Hữu ThọTại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. So với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ đã qua là một thời gian không dài, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi thác ghềnh, giành lại và giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, từng bước thực hiện tự do và hạnh phúc của toàn dân...
  • Học tập quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ Chủ Tịch

    13/05/2009Phạm Văn ĐồngNhân ngày vui mừng hôm nay của quốc dân đồng bào, những điều chúng ta cần nhắc nhở, học tập của hồ Chủ tịch rất nhiều, nhưng theo ý tôi trong giai đoạn chuẩn bị tổng phản công này, chúng ta cần hơn hết nhắc nhở và học tập quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ Chủ tịch, vì đó là bài học trọng yếu hơn hết, quý báu hơn hết trong sự nghiệp cách mạng của Người.
  • Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng dân sinh của Tôn Trung Sơn

    27/04/2009Nguyễn Tài ThưDân sinh là một trong những tư tưởng nổi bật trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Để làm rõ những giá trị trong tư tưởng dân sinh, tác giả bài viết đã tập trung phân tích một số nội dung cơ bản nhất. Theo tác giả, tuy còn có những hạn chế nhất định, song chủ nghĩa dân sinh của Tôn Trung Sơn chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị cần được trân trọng, khai thác và phát huy.
  • Dân chủ đến từ đâu?

    09/03/2009Nguyễn Tiến LậpMặc dù các nền dân chủ trên thế giới đã có bề dày lịch sử trên hai trăm năm, vấn đề Dân chủ vẫn tiếp tục là bài toán khó giải đối với nhiều quốc gia . Thậm chí, còn có sự đặt lại những câu hỏi căn bản như Dân chủ là gì và nó có tính tất yếu - phổ quát hay không, trong đó bao hàm cả tâm lý ngờ vực và sự ngộ nhận... Ngoài ra, từ góc độ thực tiến, các bế tắc về con đường phát triển bên ngoài dân chủ cũng đã bắt đầu được nhận diện. Và đó là lý do để chúng ta nên bàn tiếp về đề tài quan trọng này.
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người

    02/06/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnDân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội, nhất là trong xã hội văn minh, bởi vậy dân chủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • xem toàn bộ