Văn hoá dưới cái nhìn phân tâm học của Sigmund Freud
Năm 1915, với việc S. Freud đọc giáo trình Nhập môn phân tâm học cho các sinh viên chuyên ngành tâm thần học tại các trường đại học ở Viên, có thể nói, Phân tâm học đã bắt đầu trở thành một trào lưu tư tưởng lơn của thế kỷ XX. Gần 100 năm đã trôi qua, dù cho xuất hiện không ít các quan điểm và ý kiến trái ngược nhau về học thuyết của S. Freud, nhưng Phân tâm học vẫn tiếp tục phát triển và tự khẳng định mình trong cuộc sống hôm nay. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, không phải y học đã cuốn hút S. Freud lúc còn trẻ mà ngược lại, chính ông lại quan tâm và chú ý đến các khoa học nhân văn. Ông chọn nghề bác sỹ bởi đó là cánh cửa bước vào đời hiếm hoi mởra cho một chàng thanh niên Do Thái ở thành Viên. Trong sự trưởng thành của mình, S. Freud đã chuyển dần từ những vấn đề ứng dụng sang các vấn đề triết học. Bắt đầu từ việc nghên cứu bệnh loạn thần kinh, ông hướng tới việc vạch ra đề tài cái vô thức trong đời sống tâm lý của con người, hướng tới việc sáng tạo ra phương pháp phân tâm học. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, S. Freud hình thành học thuyết các cấp độ cơ bản của nhân cách. Vào những năm 20, ông phân tích những hiện tượng văn hoá xã hội (Tâm lý học đại chúng và việc phân tích cái tôi, 1921; Tương lai của một ảo tưởng, 1927; Đôxtôiepxki và kẻ giết cha, 1928). Vào cuối đời, S. Freud đã viết những công trình triết học: Sự không mãn nguyện bởi văn hoá (1930); Vì sao có chiến tranh (1933). Kế thừa tư tưởng của Sôpenhauơ và Nitsơ trong việc giải quyết những vấn đề văn hóa học, S. Freud đã xuất phát từ vấn đề nhân cách - một vấn đề đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau vào cuổi thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong một mức độ lớn, các kết quả nghiên cứu, tìm tòi của S. Freud phụ thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng và những tư tưởng tâm lý học mà ông đã tiến hành một cách hạn chế nhưng đầy sự độc đáo. Sự ra tăng số lượng những người bị bệnh tâm thần và thần kinh đã làm ông xúc động, lo âu. S. Freud nhìn thấy nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng ấy trong mâu thuẫn giữa những khát vọng bên trong của con người với những đòi hỏi bên ngoài của xã hội. Là một nhà tâm lý học, cách tiếp cận của S. Freud vơi văn hoá khác biệt với quan điểm của nhà kinh tế, nhàxã hội học hay chính trị học.Ông nghiên cứu vai trò của văn hoá trong đời sống tinh thần cua con người, những trải nghiệm ở con người qua những đòi hỏi của văn hoá. Có thể nói ngắn gọn rằng, S. Freud đã đưa ra cách tiếp cận phân tâm học với văn hoá.
Những thủ thuật của phân tâm học đem lại không ít sự bất ngờ. Các khám phá của nó thường không được chờ đợi và lắm khi còn gây sốc. Chẳng hạn, khi giải mã nụ cười đầy bí ẩn của La Giôcôngđơ trong tranh của Leôna đờ Vangxi, S. Freud cho rằng. Môna Lida chính là mẹ của Lêôna đơ Vanhxi. Theo ông,“khi thành công vì đã đem lại cho nét mặt của La Giôcôngđơ hai ý nghĩa của nụ cười này: hứa hẹn ây yếm tột cùng và đe doạ báo trước tai hoạ, Lêôna còn trung thành với nội dung của những ký ức đầu tiên của mình. Bởi sự âu yếm quá mức của mẹ đối với ông là giết chết ông, bịt kín số phận và những thiếu thốn của con người ông và cuộc sống của ông…
Tình yêu của mẹ đối với hài nhi mà bà nuôi dưỡng và chăm sóc là một cái gì sâu sắc khác với yêu con về sau khi con đã bắt đầu lớn. Đó là mối quan hệ tình yêu bao gồm thoả mãn đầy đủ không chỉ những ham muốn tâm trí, mà còn làm giảm nhẹ mọi nhu cầu thực tế. Và nếu nó biểu tượng một trong những dạng hạnh phúc mà con người có thể vươn tới, cái đó phần lớn nhờ khả năng của quan hệ mẹ -con có thể thoả mãn đồng thời, không chê trách, những ham muốn cũ, bị dồn nén, gọi cho đúng là tà “dâm”
Cũng cảm giác bất ngờ như thế khi ta thấy S. Freudđưa ra những phán quyết của phân tâm học về văn hoá: “mỗi con người riêng biệt là kẻ thù thực sự của văn hoá, cái văn hoá mà dường nhưlà đại diện chung cho quyền lợi của toàn nhân loại”. Xung đột của con người với văn hoá là vốn có và đó là do những khiếm khuyết của các thiết chế điều chỉnh những mối quan hệ xã hội, gia đình và cá nhân. Với quan điểm về tha hoá, chính C. Mác đã khám phá ra cơchế của xã hội tưbản nhằm chuyển hoá các quá trình xã hội hoá và các thiết chế của xã hội tư bản nhằm chuyển hoá các quá trình xã hội và các thiết chế xã hội được tạo lập bởi con người thành một lực lượng xa lạ để khống chế con người, thù địch với con người. Tuy nhiên, trong tư tưởng của S. Freud có một cái gì đó khái quát hơn: bất kỳ người nào đó cũng đều là kẻ thù của mọi nền văn hoá mà không chỉ là các hình thái lịch sử cụ thể của nó.Văn hoá luôn bảo vệ những quy định của mình trước mỗi cá thể riêng biệt. Thật ra có thể là vào một lúc nào đó, người ta sẽ đạt được việc chuyển hoá số đông thù địch với văn hoá thành thiểu số, nhưng văn hoá vẫn thường xuyên cưỡng bức con người phải hiện thực hoá các mục đích của mình, hạn chế những đam mê, ham muốn vốn có của mình.
Người ta có lý khi phê phán người sáng lập ra phâm tâm học, vì lẽ ông đã tuyệt đối hoá xung đột của con người trong các hình thái văn hoá nhất định. Nhưng, cũng cầnphảinhận thấy những cái thú vị trong tiến trình suy luận của S. Freud để dẫn tới kết luận như thế. Tron cơ sở lý luận của ông luôn chứa đựng những quan niệm độc đáo nhưng cũng đầy tranh luận về sự tiến hoá của cái tâm lý và về cấu trúc của nhân cách.
Theo S. Freud, trong đời sống tinh thần của con người, chẳng có một cái gì, xuất hiện một lần nào đó, rồi có thể biến mất hoàn toàn. Tất cả đều luôn được gìn giữ hay chìm ngập ở đâu đó để rồi, trong những điều kiện nhất định, nó lại có thể trồi lên trên bề mặt. Tâm lý con người không phải là một cái gì đó bất biến, nó luôn phát triển. Nhưng, những nhân tố mới mẻ của nó thường xuất hiện bằng con đường biến đổi mồt phần những cái cũ, trong khi vẫn giữ gìn tất cả những hình thái khởi nguyên của mình. Cái nhìn của S. Freud đối với sự tiến hoá đó đã tạo nên ba nguyên tắc: 1. những ham muốn đầu tiên là cơ sở mà nhờ sự biến đổi của nó, những hình thức tâm lý cao hơn được xuất hiện. 2. Rốt cuộc thì những tầng lớp cổ xưa của tâm lý (cái vô thức) quyết định những hình thức cao hơn của đời sống tâm lý. Chính vì thế mà S. Freud thường nhấn mạnh ý nghĩa của những kinh nghiệm xúc cảm thời thơ ấu trong nhữngxung đột tâm lý, trong hoạt động tưởng tượng của người lớn. 3. Sự xung đột giữa “cái tự nhiên” (những ham muốn đầu tiên) và “cái văn hoá” (những ham muôn đã được biến đổi) ngày càng được tăng cường theo mức độ phát triển của tâm lý. Phần “tự nhiên”của cái tâm lý tuân theo nguyên lý mãn nguyện, nghĩa là mong muốn thực hiện mà thiếu sự cân nhắc tới hoàn cảnh bên ngoài. Phần “văn hoá” được định hướng bởi nguyên tắc hiện thực, nghĩa là hiện thực hoá mình trên cơ sở cân nhắc những điều kiện bên ngoài.
Thực ra, cách tiếp cận của S. Freud với “cái tự nhiên” và “cái văn hoá” trong con người, chỉ là sự bi kịch hoá thế giới bên trong của con người, chỉ là sự chia cắt con người thành những phần tách biệt hẳn nhau và đối lập nhau.Cần phải thấy rằng, do thường xuyên làm việc với các bệnh nhân tâm thần mà cuộc sống bên trong của họ đã tách biệt thực sự với những hoàn cảnh bên ngoài và thường được thể hiện trong các hành vi, cử chỉ không tương ứng, nên S. Freud đã đi đến kết luận về tính nhị diện của tâm lý con người; “căn hầm vô thức” với những ham muốn, đam mê khởi nguyên đang sôi sục và “cái ý thức” mong muốn dung hoà áp lực của những dục vọng với các đòi hỏi của văn hoá. S. Freud đã quan tâm tới xung đột, tính căng thẳng ở đời sống bên trong của con người, tới vai trò của tình cảm và xúc động trong các động cơ hành động. Chẳng thế mà ông đã tuyên bố rằng, cảm xúc là cái giá trị nhất trong đời sống tâm lý thực sự có giá trị chỉ khi chúng thức tỉnh những cảm xúc. Nói chung, S. Freud đã phác hoạ nên một bức tranh về nhân cách năng động hơn,phức tạp hơn, đây là những mâu thuẫn và xung đột hơn so với tâm lý học cổ điển.
Trong mô hình về nhân cách của S. Freud, thoạt tiên ta thấy ông lựa ra hai hệ thống: “cái ấy” và “cái tôi” để sau này, bổ sung thêm “cái siêu tôi”. “Cái ấy” là hàm chứa những ham muốn vô thức hay những đam mê đã bị chèn ra khỏi ý thức. Nó là tầng cổ xưa của tâm lý luôn cực kỳ khoa khát được mãn nguyện. Còn “cái tôi” được ý thức đó chính là cái trung gian giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài, được hình thành trong quá trình xã hội hoá cá thể. “cái tôi” phục vụ những ham muốn của “cái ấy”, mưu toan dẫn dắt những kích thích động phi lý của “cái ấy” để tương hợp với những đòi hỏi của hiện thực, với những luận cứ của lý tính nhằm hạn chế chúng với sự trợ giúpcủa hàng loạt những cơ chế chúng với sự trợ giúp của hàng loạt những cơ chế phòng vệ khác nhau. Quan trọng nhất trong chúng là cơ chế để chèn ép những ham muốn không cần thiết ra khỏi giới hạn của ý thức từ góc độ văn hoá. Với sự giúp đỡ của việc lý tính hoá ý thức lý giải những hành động bị dấy lên bởi những khao khát không được phép từ quan điểm xã hội và những động cơ được xã hội chấp nhận. Với sự giúp đỡ của việc “phóng chiếu”, những khát khao và những kích động vốn có được gán cho đối tượng bên ngoài, gán cho người khác. Với sự trợ giúp của việc “thăng hoa”, những năng lượng của sư kích động đã bị cấm đoán được giải toả bằng những phương thức khác nhau mà cả xã hội và cá nhân đều chấp nhận. Ngoài ra, còn tồn tại nhiều cơ chế bảo vệ khác cho phép kiểm soát sức ép của các ham muốn.
“Cái siêu tôi là kết quả của việc nội quan hoá những đòi hỏi và những mệnh lệnh của đời sống xã hội. Quá trình chuyển hoá những đòi hỏi và những mệnh lệnh bên ngoài thành các nhân tố của thế giới bên trong được thực hiện dưới ảnh hưởng của các quan hệ cảm xúc với cha mẹ, với những người giáo dục, với “các thủ lĩnh” theo nghĩa rộng của từ này, bao gồm cả các thủ lĩnh chính trị. Thông thường, “cái siêu tôi” này hành động một cách vô thức, nhưng nó cũng có “những đại diện” của mình trong ý thức - lương tâm, quan niệm về những con người lý tưởng mà cá thể này tôn kính hoặc ngưỡng mộ. Nếu như “cái tôi” có dấu hiệu giải quyết các sự việc hay thực hiện những hành động một cách vô thức, không cân nhắc đến những ngăn cấm của xã hội, thì dưới sự tác động của “cái siêu tôi”, trong đó sẽ nảy sinh cảm giác hối hận, sự quở trách của lương tâm, nỗi sợ hãi.
Như vậy, trong mô hình của S. Freud, chúng ta thấy có những cách tiếp cận mới với cấu trúc của tâm lý. Khi khẳngđịnh rằng, “bản chất nhân cách của chúng ta được tạo thành bởi cái tôi thầm kín mà không có mảy may một mối quan hệ trực tiếp nào với thế giới bên ngoài”, thì rõ ràng, S. Freud đã đánh giá quá mức vai trò của cái vô thức, đã phổ quát hoá sự cách biệt giữa những người bị bệnh tâm thần với môi trường xã hội. Nhưng, mặt khác, ông đã quan tâm một cách đúng đắn đến sự đa phương diện trong động cơ hoạt động của con người, đến sự tồn tại ở trong nó một sự liên kết chặt chẽ và phức hợp những nhân tố sinh học, cá tính và xã hội. Hơn nữa, S. Freud đã đưa ra quan niệm về chức năng của “cái tôi”, của cái ý thức một cách hoàn toàn mới mẻ. Phân tâm học đã bác bỏ sự đồng nhất tâm lý với ý thức, một sự đồng nhất vẫn thống trị trong tâm lý học bấy lâu nay, bởi tâm lý còn bao hàm trong mình cả cái vô thức kia. Đồng thời, ông cũng không bằng lòng với cái nhìn hẹp hòi vào ý thức chỉ như một luồng những tư tưởng và những quan niệm. Với S. Freud, ý thức được hình dung như một hệ thống phức hợp và đa cấp độ nhằm đảm bảo cho việc gìn giữ tính chỉnh thể của nhân cách. Dù cho “cái tôi” quả là hãy còn yếu ớt để xông vào cuộc chiến trực tiếp với “cái ấy”, còn những lý lẽ của lý tính không đủ khả năng làm giảm áp lực của các ham muốn thì rốt cuộc, sức mạnh của cái vô thức cũng vẫn không phải là tuyệt đối. Để kiểm soát cái vô thức, ý thức có thể sử dụng sức mạnh của “cáiSiêu tôi” để chống lại những hàm muốn phá hoại xã hội, sử dụng những quy luật của chính cái vô thức - nguyên lý tối thượng của sự mãn nguyện để chứng minh rằng, việc thực thi những ham muốn vô thức như thế chăng đem lại sự mãn nguyện đâu. Đồng thời, những cách tiếp cận mới này còn bị giảm giá trị thực sự bởi sự thấu hiển những khía cạnh vô thức của tâm lý một cách phiếm diện và hẹp hòi chỉ nhăm nhe quy chúng vào những ham muốn tình dục hay hiếu chiến và bởi việc bóp méo mối quan hệ của chúng với ý thức. Cái vô thức và cái ý thức trong tâm lý không nhất thiết phải nằm trong trạng thái mâu thuẫn đối kháng, trong những tình huống nhất định, chúng có thể thống nhất với nhau để tạo thành một chỉnh thể hoà hợp cả nhân tố vô thứcvà ý thức.
Sự đối kháng của “cái tự nhiên” và “cái văn hoá” trong mỗi cá thể tất yếu phải làm tăng theo sự đối kháng giữa những khát vọng cá nhân và những mục tiêu phát triển của văn hoá. S. Freud đã hiểu văn hoá hoàn toàn theo lối truyền thống mà theo đó, văn hoá có nghĩa là toàn bộ tổng thể những tri thức và hiểu biết cho phép con người khai thác những sức mạnh của tự nhiên nhằm thoả mãn những nhu cầu vốn có của mình cũng như tất cả các thiết chế điều chỉnh những mốiquan hệ tương hỗ giữa con người với con người. Hay nói một cách văn tắt, theo S. Freud, văn hoá là tất cả những cái nâng cuộcsống con người vượt lên trên động vật. Chức năng chủ yếu của văn hoá - đảm bảo sự sinh hoạt hoà hợp của mọi người bằng con đườnghạn chế những ham muốn phản lại xã hội và trao “những lối thoát dự trữ” cho những khao khát đã bị chèn ép hay lấn át. Chính từ đây, trong học thuyết của ông đã xuất hiện thuật ngữ “văn hoá trấn áp”. Có lẽ vì thế mà ở nhiều chỗ khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau, S. Freud đã mô tả xung đột của văn hoá với con người. Chẳng hạn, trong Tương lai của một ảo tưởng, ông nói về mâu thuẫn giữa những mong muốn hạnh phúc mang đầy tính ích kỷ của mỗi người với mong muốn của văn hoá trong việc tạo nên sự liên kết giữangười với người. Trong những luận đề về hai nguyên tắc của hoạt động tâm lý, ông lại khẳng định rằng, chỉ ở thời thơ ấu, con người mới được tự do hoàn toàn, bởi vào lúc đó, nguyên tắc mãn nguyện đang thống trị trong tâm lý, còn môi trường bên ngoài lại tương ứng với nguyên tắc này. Xã hội hoá conngười chính là ở việc từ bỏ sự thoả mãn trực tiếp bằng những khát khao. Con người ngày càng hạn chế “cái tự nhiên” của mình và buộc phải thoả mãn những ham muốn bằng con đường vòng và buộc phải bao bọc chúng bằng những hình thức văn hoá. Trong Không mãn nguyện bởi văn hoá, S. Freud lại tiếp tục tìm kiếm thực chất của sự xung đột này. Theo ông, một trong những mong muốn chủ yếu của văn hoá chính là việc liên kết mọi người thành những cộng đồng lớn hơn mà sự liên kết này, không thể có được nếu không có việc hạn chế ham muốn tình dục, bởi tình yêu bao giờ cũng hướng các cá thể vào những khuôn khổ hạn hẹp của đôi lứa và gia đình. Có lẽ vì thế mà văn hoá đã tước đoạt một lượng lớn năng lượng tâm lý của tình dục để dành cho những mục đích của tập thể. S. Freud đã khẳng định rằng, văn hoá hiện đại không cho phép tình dục tồn tại với tư cách là một cội nguồn độc lập của sự khoái cảm; nó biến đổi và ép buộc tình dục chỉ còn là phương thức sinh sản thôi.
Những hạn chế như thế là tất yếu, bởi hãy còn tồn tại một ham muốn chủ yếu nữa ở con người: sự hiếu chiến.Theo S. Freud việc tìm hiểu ham muốn ấy chẳng khó khăn gì. Chúng ta có thể cảm nhận nó ở trong chính bản thân mình và ở những người khác. Tính hiếu chiến vốn có ở con người luôn đe doạ sự tồn tại của xã hội, bởi thế mà nó phải được đè nén một cách nghiêm túc bằng những ngăn cấm mang tính văn hoá.
Như vậy, có thể nói, cách tiếp cận phân tâm học đã đưa S. Freud tới việc hiểu sai bản chất của văn hoá. Ngay cả Hêgen cũng cho rằng, sự tồn tại chân chính của con người là trong hành động của nó. S. Freud đã trộn lẫn lao động với bản tính tự nhiên của con người. Ông cho rằng, theo bản tính tự nhiên của mình, con người không thích làm việc. Nhưng vì quyền lợi của toàn cộng đồng, văn hoá đã cưỡng bức con người phải lao động. Thực ra, hoạt động sáng tạo của con người là cội nguồn, là nền tảng của đời sống con người. Chính trong tiến trình này mà “cái tự nhiên” đã được nhân cách hoá và “cái văn hoá” đã được sinh thành. Nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác đã khám phá ra điều đó. S. Freud đãcó lý khi chia khát vọng cá nhân thành “Sống theo mong muốn” và “sống theo tất yếu”. Nhưng S. Freud lại quên rằng, mong muốn của con người được hình thành trong hoạt động tập thể của mọi người. Vì thế, theo bản chất của mình, chúng không đối lập với những tất yếu xã hội, mà bao hàm cả những tất yếu ấy. Có lẽ vì thế mà những người kế nghiệp S. Freud đã cố gắng thoát khỏi những bế tắc trong học thuyết của ông. Chẳng hạn, E.Phrom đã sáng lập ra “phân tâm học nhân văn” nhằm xem xét lại hàng loạt những luận điểm cơ bản của phân tâm học cổ điển mà trước tiên là quan niệm về bản chất của con người và sự xung đột tất yếu của nó với văn hoá. Đối với E. Phrom, “cái nhân loại” sẽ bắt đầu ở nơi mà “cái tự nhiên” kết thúc. Quan điểm như thế đã bị xem là “xét lại” chủ nghĩa S. Freud, đã bị coi là có ý tổng hợp học thuyết của S. Freud với học thuyết của C. Mác, “xã hội hoá” học thuyết của S. Freud và“nhân văn hoá” học thuyết của C.Mác. Thực ra, những tìm tòi của E.Phrom đã một lần nữa chỉ ra rằng, chỉ có học thuyết của C.Mác mới đem lại cho chúng ta cơ sở phương pháp luận đúng đắn để hiểu rõ bản chất của văn hoá và con người./
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn