Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền
03:43 CH @ Thứ Năm - 22 Tháng Hai, 2018

Xem thêm:


Đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…

Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóa tâm linh.

Đức Phật là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!

- Phật Giáo tại Việt Nam đang được người Việt nhận thức thế thế nào thưa ông?

- Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.

- Vậy Phật Giáo ở Việt Nam bị hiểu sai như thế nào?

Đó là ở sự nhật thức đúng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.

- Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này ?

Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

- Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?

Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệpnên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rấtnhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêucực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữulinh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nàođó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình,dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.


Cùng là thờ Phật, có chùa lại thiêng hơn...? (Ảnh: Khôi Ngô)

Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.

Cùng thờ một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?

-Ông giải thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn người dân đổ về cúng lễ?

Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.

- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?

Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa ĐứcPhật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phảilà một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầutiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phậtgiáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấncũng lại là “Nam mô a di đà phật”.

Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánhđường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡngnguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chíngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùngvới Phật.

Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

Để hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như nguồn gốc về các nghi thức khi tới cửa Phật làm sao cho đúng, xin mời độc giả xem tiếp kì sau: Người Việt đang "hối lộ thánh thần"?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan

    28/03/2019Lưu PhongVừa là một chiến sĩ cách mạng với nhiều hoạt động thực tế, Phan Bội Châu còn là một nhà tư tưởng dân chủ lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc để đời. Trong bài báo nhỏ này, chúng tôi chỉ muốn đề cập tới một số trích đoạn di thảo (chữ Hán viết tay) của Phan Bội Châu viết về những cái hại của thói mê tín dị đoan....
  • Đi lễ hội để cầu may và cầu lợi?

    08/02/2019Vương Trí NhànLễ hội càng ngày càng bát nháo với đủ thứ biến tướng của mê tín, kinh doanh trục lợi, nguyên nhân sâu xa của nó từ đâu? Niềm tin mong manh, cuộc sống bất trắc, con người phải bám víu vào tâm lý cầu lợi để lấp đầy hố sâu ham muốn quyền lợi…
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi

    01/12/2018Vương Trí NhànNhững phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt...
  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Ngẫm về Tín ngưỡng người Việt

    23/02/2016Nguyễn Tất ThịnhKhu tôi ở có cả nhà giàu và nhà bình thường. Tôi là người có tín ngưỡng nhưng quan niệm Phật tại tâm, nên cũng ít đi chùa chiền miếu mạo...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông

    03/09/2015Vương Trí NhànMặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

    21/09/2013Trần Đăng SinhThờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tượng này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc. Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi.
  • Nỗi buồn lễ hội

    19/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaXuân đến, phồn thịnh và náo nhiệt, ấy cũng là mùa của những lễ hội. Tựa sợi dây nối tiền nhân với hậu thế, lễ nhắc người ta về đạo làm người. Hội là cuộc vui cộng thể để dồn sức cho cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Giúp gắn kết, tăng niềm tin và sức mạnh dân tộc, lễ hội là một phần thân thuộc và tự nhiên ngày qua ngày bồi bổ nên cốt cách văn hóa của con người Việt Nam.
  • Rừng nhan sắc Việt hội tụ trong "Lễ hội áo dài 3 miền"

    03/10/2010Hàng nghìn khán giả có mặt tại Hồ Gươm được chứng kiến màn trình diễn áo dài độc đáo của “rừng” nhan sắc Việt, tối 1/10. Lễ hội áo dài 3 miền diễn ra tại cụm danh thắng Tháp Bút - Ngọc Sơn chào mừng Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Trong 45 phút của chương trình, 100 người mẫu liên tục trình diễn 600 bộ áo dài...
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...
  • xem toàn bộ