Ngày xuân đi lễ chùa

10:32 SA @ Thứ Hai - 19 Tháng Giêng, 2009

Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.

Không khí xuân rộn ràng với các chuyến trẩy hội chùa chiền có lẽ đậm nét nhất, kéo dài nhất là ở miền Bắc.

Miền Bắc có nhiều ngôi chùa nổi tiếng có thể kể đến như: Trúc Lâm Yên Tử, chùa Bút Tháp, chùa Dâu ở Bắc Ninh, chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương ở Hà Tây (cũ), chùa Chuông, chùa Nôm ở Hưng Yên, chùa Trấn Quốc, Quán Sứ, Kim Liên, chùa Láng và ô số ngôi đền khác. Ngoại trừ chùa Kim Liên, tôi chưa có duyên ghé qua, các ngôi chùa khác tôi đều có lần ghé đến trong những chuyến ngược Bắc xuối Nam.

Nói về kiến trúc, mỗi ngôi chùa đều có một nét đẹp riêng hòa hợp cùng cảnh quan xung quanh. Và xét về kiến trúc, các ngôi chùa xứ Bắc đều được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, có nghĩa là vẻ bên ngoài có hình chữ “quốc”, vẻ bên trong có nét chữ “công”, theo Hán tự. Do vậy mà không chỉ thu hút du khách gần xa về “trẩy hội” hàng năm vào dịp xuân, các ngôi chùa xứ Bắc còn là nơi tham quan, vãn cảnh.

Khác với các ngôi chùa xứ Bắc mang dáng vẻ thâm trầm cổ kính, các ngôi chùa ở Huê mang dáng vẻ tĩnh lặng, cô tịch. Chùa Thiên Mụ nằm riêng biệt trên đỉnh đồi, luôn yên tĩnh dẫu rằng không lúc nào thưa vắng dấu chân du khách lui tới thưởng ngoạn cảnh quan sông Hương, viếng chùa. Chùa Huyền Không Sơn Thượng, theo phái Tiểu Thừa, nằm khuất sâu trong núi, saumootj cung đường ngoằn nghèo gần như tách biệt với bên ngoài, cảnh quan chùa đẹp như tranh thủy mặc.

Xuôi về phương Nam, các ngôi chùa ở Sài Gòn cũng mang vẻ phong phú đa dạng như đời sống nhộn nhịp vốn có của nơi này. Chùa Giác Lâm, ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, cho đến nay vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc cũng như các pho tượng, cổ vật. Chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa theo phái Đại Thừa, được nhiều du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé viếng. Chùa Xá Lợi, chùa Giác Viên, chùa Ngọc Hoàng, chùa Huyền Trang, chùa Nghệ Sĩ…

Các ngôi chùa Hoa cũng góp phần không nhỏ tạo nên sự náo nhiệt của bầu không khí đi lễ chùa đầu năm. Người Hoa lập chùa tập trung theo từng khu vực sinh sống của Ngũ Bang. Thế nhưng, cho đến ngày nay, hầu như không có sự phân biệt giữa Đại Thừa, Tiểu Thừa, chùa Hoa, hay đền thờ… mà bất kì ai cũng có thể đến viếng bất kỳ ngôi chùa, đền thờ nào để cầu an hay gửi gắm những điều ước nguyện.

Và trong không khí se lạnh của những ngày đầu xuân, trong không gian thanh tĩnh của cảnh chùa, trong thời khắc đất trời giao hòa, cây cối đâm chồi nảy lộc... với tất cả những duyên may đó thì những chuyến du xuân đến thăm viếng cảnh chùa đều sẽ mang đến sự bình an trong tâm hồn, niềm an lạc trong cuộc sống cho mọi người... Chính vì vậy mà đã từ rất lâu, đi lễ chùa đầu xuân vẫn luôn là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống không hề phai nhòa trong một tâm hồn người Việt.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Chăm chút bàn thờ ngày Tết

    22/01/2020Kim ThoaThờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Đánh thức đất trong Tết nguyên đán

    01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcNguyên đán là từ Hán – Việt. Như vậy từ “Tết” có tên gọi khi nước ta tiếp xúc với văn hóa Hán. Cái tên Tết mà các cụ xưa dùng để chỉ Tết Nguyên đán thì cũng là diễn nôm chữ “Nguyên”. Nguyên có nghĩa là bắt đầu, lớn, đứng đầu. Kinh Dịch cũng bắt đầu bằng quẻ Nguyên.
  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • xem toàn bộ