Nhà nước làm đến đâu?

12:04 CH @ Thứ Ba - 26 Tháng Chín, 2006

Trên thế giới người ta tranh cãi nhiều vềNhà nước nên làm gì và làm đến đâu, tranh cãi về Nhà nước to, Nhà nước nhỏ. Chúng ta, những người Việt Nam đã sống nhiều chục năm dưới thời Nhà nước lo cho dân từ cái kim sợi chỉ, miếng cơm manh áo. Chúng ta đã và vẫn quá ỷ lại vào Nhà nước. Cái gì chúng ta cũng đòi Nhà nước can thiệp, đòi Nhà nước phải lo, phảilàm. Vậy Nhà nước nên làm gì và làm đến đâu? Xã hội mong đợi Nhà nước giải quyết các nhiệm vụ nào? Bài này nêu vài ý gợi mở để tranh luận.

Có vài chức nâng cực kỳ quan trọng, mà ngày nay vẫn thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Những nhiệm vụ như vậy là: Vận hành quân đội, phát hành tiền giấy và tiền đúc với tư cách công cụ thanh toán chung, thực hiện các hình phạt nhất định (thí dụ phạt. tù). Nhiều hoạt động khác, mà theo truyền thống được coi là độc quyền của Nhà nước, ngày nay một phần đa được các tổ chức phi Nhà nước (các hàng vi lợi nhuận, và các tổ chức phi lợi nhuận) thực hiện rồi.

Hãy suy nghĩ về an ninh công cộng. Tại nhiều nước, nhất là các nước đã phát triển, số nhân viên cảnh sát Nhà nước không nhiều bằng số người làm cho các doanh nghiệp bảo vệ cũng như ở các bộ phận bảo vệ do khu vực kinh doanh trực tiếp vận hành. Số “cảnh sát tư” nhiều hơn số cảnh sát công. Ở nước ta xu hướng này cũng đã xuất hiện trong khoảng chục năm nay, tuy số lượng người làm công tác an ninh tư còn ít.

Một thí dụ khác là sự thi hành công lý. Tất nhiên, việc này trước hết vẫn là nhiệm vụ Nhà nước. Thế nhưng xã hội dân sự ngày càng góp phần đáng kể trong lĩnh vực này. Ở các nước văn minh, vai trò của các tổ chức này thật đáng kể, làm giảm gánh nặng thực thi công lý của Nhà nước. Thí dụ, các hiệp hội nghề nghiệp đều có các uỷ ban đạo đức theo dõi tính chính trực của mộtngành nghề (khoa học, văn nghệ, y học, luật, kinh doanh...), giúp rất đắc lực trong giữ kỷ luật đạo đức nghê nghiệp. Vai trò của các tòa trọng tài, do các bên tranh chấp pháp lý với nhau uỷ nhiệm, góp phần đáng kể trong giải quyết tranh chấp. Như thế ngay trong lĩnh vực thi hành công lý các tổ chức phi Nhà nước cũng ngày càng có vai trò quan trọng. Có những lĩnh vực thi hành công lý, các tổ chức phi Nhà nước thực thi rất hiệu quả. Đáng tiếc ở nước ta các tổ chức phi Nhà nước vẫn chưa phát huy vai trò này của mình.

Giám sát đời sống khoa học, văn hoá, nghệ thuật, kinh doanh, ngoại giao, phục hồi tai họa, bảo vệ môi trường và chúng ta còn có thể liệt kê thêm rất nhiều lĩnh vực, trong đó nhiệm vụ và trách nhiệm điều tiết, quản lý, đăng ký hành chính và giám sát, được phân chia giữa các tổ chức chức Nhà nước và phi Nhà nước. Hoạt động sau càng tăng thì quy mô hoạt động của Nhà nước càng giảm. Nhìn ra thế giới trong giai đoạn dài, ta thấy xu hướng vừa được nêu ngày càng tăng và quy mô của Nhà nước giảm đi tương đối. Lưu ý như ở trên nói đến vai trò điêu tiết, quản lý, đăng ký hành chính và giám sát do xã hội dân sự tiến hành ngày càng tăng, những vai trò mà ở nước ta vẫn hầu như hoàn toàn "đẩy" cho Nhà nước.Sự nhấn mạnh ở đây là sự phân công lao động, ai làm hiệu quả hơn, đỡ tốn kém cho Nhà nước hơn, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước hơn. Về lĩnh vực này chúng ta cũng còn quá nhiều việc phải làm.

Hãy chỉ xét chuyện khá ồn ào về các danh hiệu và giải thưởng vừa qua. Trên thế giới các giải thường uy tín nhất, như Nobel, Oscar... đâu có do Nhà nước nào phong tặng, mà hoàn toàn thuộc lĩnh vực tư nhân hay phi Chính phủ. Giáo sư là chức do các trường phong chứ đâu do "Hội đồng học hàm Nhà nước” như ở ta. Trong văn học nghệ thuật, theo gương (không tốt và đã lạc hậu, đã bị bỏ từ gần vài chục năm nay) của Liên (cũ), nên ở ta vẫn y như của họ: giải thưởng Nhà nước, nghệ sĩ nhân dân...

Còn rất, rất nhiều lĩnh vực mà cả Nhà nước, các tổ chức khác và mọi người nên suy nghĩ phân việc sao cho hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển hài hoà của đất nước.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • Những nhân tố quyết định sự xuất hiện tư tưởng cải cách ở Việt Nam thế kỷ XIX

    21/06/2006Lê Thị LanKhuynh hướng cải cách xuất hiện ở Việt Nam thế kỷ XIX là một thành tựu lớn của tư duy Việt Nam. Những nhân tố nào quyết định sự xuất hiện các đề nghị cải cách đó là một vấn đề cần được làm sáng tỏ, bởi điều đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc lý giải nguồn gốc, bản chất và vai trò của các đề nghị này...
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

    16/04/2006Hoàng Ngọc Hùng (Đại học Đà Nẵng)Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta...
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Không thể tiếp tục xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nước

    09/12/2005Luật gia Vũ Xuân Tiến (Giám đốc Công ty tư vấn VFAM Việt Nam)Đã từ lâu, khi nền kinh tế nước ta chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), tình trạng thua lỗ trong các DNNN đã xẩy ra nghiêm trọng. Vì thua lỗ trong kinh doanh nên rất nhiều DNNN không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp ấy, lẽ ra phải tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì người ta lại nghĩ ra và áp dụng một biện pháp thật hy hữu trong quản lý kinh tế, đó là: khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ cho những doanh nghiệp này.
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • xem toàn bộ