Nguồn gốc văn hóa của đạo văn

Khoa Quốc tế- ĐHQGHN
12:40 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Mười, 2015

Tôi suýt nổi giận khi ông bạn và đối tác người Malaysia - một người lấy vợ Việt Nam, đại diện tại Việt Nam của rất nhiều trường đại học nước ngoài – tuyên bố: “The Vietnamese have a cheating culture”. Trong ngữ cảnh cụ thể lúc đó, câu nói của ông chỉ có nghĩa là “Sinh viên Việt Nam có một nền văn hóa đạo văn”, mặc dù người ta cũng có thể hiểu là “Người Việt Nam có nền văn hóa lừa đảo”. Nhưng nghĩ kỹ lại, tôi thấy nhận xét của ông ta, dù hơi nặng, cũng không phải là hoàn toàn không có cơ sở.

Trong thực tế công tác của mình trong việc liên kết đào tạo đại học, tôi nhận thấy một trong những điều các đối tác nước ngoài phàn nàn nhiều nhất là tình trạng đạo văn của sinh viên Việt Nam: Các em chép bài của nhau, copy từ sách, cắt dán từ internet một cách tràn lan. Trong các trường đại học Việt Nam, tình trạng đạo văn thậm chí còn phổ biến hơn nữa. Nhưng điều đáng nói nhất là các em đạo văn rất “vô tư”. Các em có thể không chép của nhau, nhưng lại chép - trực tiếp hoặc từ trí nhớ - hàng trang dài lấy từ những bài viết trên internet hoặc từ sách giáo khoa mà không có lấy một chữ về tác giả những bài viết ấy. Trong năm 2007, tôi được Khoa sáng tác và lý luận phê bình văn học – ĐH Văn hóa (tức trường Viết văn Nguyễn Du trước đây) mời dạy một chuyên đề về lý luận văn học phương Tây. Trước khi bắt đầu và cả trong suốt thời gian dạy, tôi luôn luôn nhắc nhở các em về chuyện đạo văn. Phải nói là các em sinh viên khá thông minh mà cầu tiến. Thế nhưng khi chấm bài các em viết, tôi đã rất khó xử khi hầu hết các em đều chép hoặc lấy “sát ý” từ các nguồn trên internet mà không hề có chú thích. Một trường hợp điển hình khác xảy ở Dự án điện ảnh do quỹ Ford tài trợ ở trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Một trong những sinh viên giỏi nhất đã lấy bài tiếng Anh trên mạng, dịch ra tiếng Việt và “hồn nhiên” nộp cho giáo viên. Cố vấn của dự án, một tiến sĩ Hoa Kỳ, đã rất phẫn nộ và kiên quyết yêu cầu dự án đuổi học sinh viên này. Em sinh viên đã viết một lá thư đầy nước mắt gửi lên ban chủ nhiệm dự án và các thầy cô giáo, giải thích rằng mục đích dịch bài tiểu luận chính là để thể hiện tinh thần ham học! Khi nghe tôi kể chuyện, một số bạn tôi, đều là các trí thức nổi tiếng, tỏ ý thông cảm với cô sinh viên, bởi “dịch đã là lao động rồi, còn hơn nhiều so với học vẹt”.

Tình trạng đạo văn không chỉ có ở sinh viên. Rất nhiều người được coi là học giả, giáo sư, nhà nghiên cứu…đã nêu những tấm gương xấu về đạo đức nghề nghiệp. Có những vụ đạo văn trắng trợn mà báo chí đã nêu, nhưng cũng có những cách đạo văn “tinh tế” hơn - như một vị phó giáo sư thuê người giỏi ngoại ngữ dịch sách rồi mượn cớ “hiệu đính” để đứng tên đồng dịch giả, hay lấy luận án của học trò đem sửa lại in thành sách của mình. Hoặc nữa, có những “học giả” nghiễm nhiên lấy ý tưởng của người khác viết thành công trình của mình. Ngoài ra, còn phải nói đến một “cách làm” khác rất đáng trách mà hiện nay chúng ta vẫn thấy bình thường, đó là “Việt hóa” các giáo trình của nước ngoài để làm giáo trình của mình. Nếu căn cứ vào những tiêu chí và thông lệ quốc tế, những cuốn giáo trình như thế về bản chất cũng là sản phẩm đạo văn.

Tại sao tình trạng đạo văn lại phổ biến ở Việt Nam? Tôi cho rằng ông bạn người Malaysia không phải hoàn toàn vô lý khi dùng từ “nền văn hóa”: mặc dù có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính của tình trạng đạo văn có ngay trong truyền thống văn hóa, đặc biệt là truyền thống giáo dục áp đặt và giáo điều mà cho đến tận ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu.

Nếu chúng ta để ý thì trong hàng ngàn năm lịch sử, vấn đề đạo văn rất ít khi được đặt ra ở Việt Nam hay Trung Quốc, mặc dù người ta nhắc đi nhắc lại hàng trăm, thật chí hàng ngàn lần những ý, những tích, những từ, những tứ của các tác giả tiền bối mà gần như không bao giờ phải nhắc đến tên các vị tiền bối ấy. Điều này không phải ngẫu nhiên. Như tôi đã viết trong tiểu luận “Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại[1]”, cơ sở của nó là sự thần thánh hoá và tuyệt đối hoá tư tưởng của một hay một số tác giả, biến những tư tưởng ấy thành những chân lý phổ quát. Những tác giả ấy được coi là “Thánh nhân” và vài cuốn sách của họ được coi là những “Kinh điển” mà mọi người đều phải học và làm theo, nhưng không bao giờ có thể học hết. Trí thức ngày xưa không phải là những người sáng tạo, mà là những người biết nhiều chữ, thuộc nhiều sách để lúc nào cũng có thể nói ra những câu na ná những câu của các bậc Thánh hiền. Kinh điển, như vậy, trở thành khuôn vàng thước ngọc đồng thời cũng là giới hạn, hay nói đúng hơn là nhà tù của trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, còn giáo dục chỉ còn là một quá trình ám thị để buộc người học phải chấp nhận một cách vô điều kiện những khuôn vàng thước ngọc trong Kinh sách mà thôi.

Phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay vẫn không khác mấy về bản chất. Phổ biến trong các trường học của chúng ta, ở mọi cấp, vẫn là lối dạy và học mang tính giáo điều và áp đặt. Điều các thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh những kiến thức và thông tin cụ thể rồi đòi hỏi các em phải nhớ. Các kỳ thi thường có xu hướng buộc sinh viên chép lại và áp dụng những gì thầy dạy. Những em nào thuộc lòng và chép lại chính xác bài giảng của thầy sẽ được điểm cao - một ví dụ là bài văn được điểm 10 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2006. Những bài viết không hoàn toàn giống với bài giảng của thầy sẽ được điểm thấp hơn. Rõ ràng, về bản chất, lối dạy như vậy chính là dạy đạo văn, và việc chấm bài cũng đề cao trình độ đạo văn: những bài đạo văn hoàn hảo sẽ được điểm cao nhất. Chính lối dạy này khiến cho các em nhầm tưởng rằng các kiến thức trong sách hay trên mạng đều là vô chủ, hoặc là sở hữu chung, và vì thế ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải quan tâm đến tác giả của chúng.

Dĩ nhiên, đạo văn không chỉ có ở Việt Nam. Sự phổ biến của mạng internet đang khiến cho việc đạo văn trên mạng có xu hướng gia tăng. Mark Edmundson, trong bài viết "How Teachers Can Stop Cheaters" (Thầy giáo làm sao để chống thầy lừa) đăng trên The New York Times, ngày 9 tháng Chín, 2003, cảnh báo tình trạng đạo văn trên mạng của sinh viên các trường đại học Hoa Kỳ. So với các hình thức đạo văn khác, đạo văn trên mạng vừa dễ dàng vừa rẻ tiền và cũng ít tốn công sức nhất: người ta chỉ cần đánh tên những tác giả hoặc tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, nhấn phím "enter" là tức khắc nhận được vô số văn bản cần thiết. Nếu đăng ký và trả tiền cho một số website, người ta còn có thể tiếp cận hàng trăm ngàn tiểu luận và "công trình nghiên cứu chất lượng cao". Công việc của các nghiên cứu sinh bây giờ chỉ còn là cắt dán và chắp nối những đoạn khác nhau để hoàn thành "công trình nghiên cứu" của mình. Ông Donald L. McCabe, giáo vụ trường Rutgers University, cho biết: "Nhiều sinh viên lớn lên trong thời đại Internet, họ nghĩ rằng mọi thứ họ tìm thấy trên Internet đều là tri thức chung và họ có quyền sử dụng mà không cần phải chú thích nguồn"

Làm sao để chống lại nạn đạo văn. Tôi đồng ý với Mark Edmundson rằng đã đến lúc chúng ta phải từ bỏ việc tiến hành các kỳ thi với nội dung giống hệt nhau năm này qua năm khác, nhiều khi trong hàng thập kỷ, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, vốn có vẫn dựa trên lối kiểm tra và viết luận văn truyền thống. Nhưng theo tôi, chúng ta phải đổi mới triệt để lối dạy và học trong nhà trường, phải triệt để loại bỏ lối học thuộc lòng. Bởi, như tôi đã nói ở trên, lối dạy và học đó chính là lối dạy và học đạo văn. Hơn thế nữa, chúng ta phải xem xét và đánh giá lại hành trang văn hóa của mình. Để minh họa, tôi xin đưa ra một ví dụ.

Đồng nghiệp cấp trên của tôi, một nhà giáo lâu năm, có cô con gái học rất giỏi. Tốt nghiệp phổ thông, cô bé làm đơn xin học bổng ở Hoa Kỳ. Trường đại học Hoa Kỳ đánh giá rất cao hồ sơ của cô, nhưng đề nghị cô viết một bài luận bằng tiếng Anh về một chủ đề tùy ý, với độ dài tối thiểu theo quy định. Vị đồng nghiệp của tôi gọi điện cho tôi, ngạc nhiên: “Nhỡ tôi viết hộ, hay nhờ ai viết hộ thì sao?” Tôi phải giải thích với ông rằng đơn giản là ở Mỹ người ta không làm như thế. Và nói chung ở hầu hết các nước người ta không làm như thế. Không ở nước nào bố mẹ lại dạy con lừa đảo hay ăn cắp. Mà viết hộ hoặc thuê người viết hộ, tức đạo văn, thì đích thực là lừa đảo và ăn cắp.

Rõ ràng, có những điều tưởng chừng bình thường, nhưng thật ra nó chỉ bình thường với chúng ta mà thôi.

N.T.L

<[email protected]>


[1] Trong Minh triết của giới hạn, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nôi, 2005.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính trung thực của người nghiên cứu

    07/05/2018Vũ Cao ĐàmNhững ví dụ nêu ra trong bài viết này chúng tôi cố ý chọn những sự kiện xuất hiện đã rất xa trong quá khứ, hầu như chỉ liên hệ với những người đã từ nhiệm, để tránh những điều tế nhị liên quan đến những người đang có địa vị đương thời. (Nói là những sự kiện đã xảy ra rất xa trong quá khứ, nhưng không phải không còn tồn tại trên đất nước ta). Dù vậy, chúng tôi vẫn gửi lời xin lỗi các bạn có liên quan đến các sự kiện được nêu.
  • Bắt chước, sáng tạo và… ăn cắp

    22/10/2015Văn Như CươngGiờ tập viết của học sinh lớp một. Cô giáo dặn dò: "Các em hãy nghe kỹ lời cô nói, làm cho đúng những điều cô làm mẫu. Phải bắt chước cơ mà viết cho đúng...". Và bây giờ các em đang tập viết một chữ cái vào vở của mình.
  • Sống chủ động trong thông tin toàn cầu

    22/10/2015Xuân Anh…“Đừng cho rằng người Việt do hội nhập chậm mà chúng ta hạn chế, chúng ta tiếp nhận thông tin ồ ạt, không chọn lọc. Chúng ta bắt mỗi một người phải chọn lọc là chúng ta trao cho con người một gánh nặng không cần thiết. Chính thực tế cuộc sống chọn lọc chứ không phải mỗi một người chọn lọc”…
  • Vấn nạn đạo văn

    14/12/2009Hồng HàĐây là tình trạng diễn ra phổ biến nhất. Khi các nhà văn, nhà thơ trở nên nổi tiếng, tên tuổi và tác phẩm của họ đã có “thương hiệu” thì cũng là lúc những nhà văn này phải đối mặt với tình trạng đạo văn của nhiều cây viết trẻ.
  • Đạo văn trong nghiên cứu

    10/07/2007Nguyễn Văn TuấnỞ nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn được giới báo chí nhắc đến khá nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật. Còn trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, nếu từ lâu nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại nhiều, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên, thì gần đây một trường hợp đạo văn cực kì trắng trợn và... thô làm chấn động giới nghiên cứu khoa học Việt Nam, nhất là trong cộng đồng “cư dân” mạng.
  • Nhức nhối, nghiêm khắc với vi phạm bản quyền

    24/01/2007
  • "Đạo văn" - Một mất mười ngờ

    06/01/2007Phạm KhảiMấy năm gần đây, không hiểu “giở giời” thế nào, trong giới cầm bút liên tiếp xảy ra các vụ “đạo văn”. Mà toàn động chạm đến những người có… danh. Khi thì vụ một dịch giả có tuổi đạo sách của một vị nguyên là lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam; khi thì vụ cô ca sĩ trẻ mới được công chúng biết tên bỗng chốc quay ra “thuổng” thơ của một cây bút nữ cùng lứa…
  • "Dòng sông" và "Cánh đồng": Dư luận ồn ào không đáng

    05/01/2007"Tôi thấy người đọc là nạn nhân... hai truyện ngắn này thật ra không đáng phải lên tiếng nhiều đến vậy"; "Cái buồn cười ở đây là đáng lẽ hai tác giả tranh cãi với nhau, nhưng hai tác giả không có ý kiện tụng tranh cãi, thì dư luận… lên tiếng giùm", các biên tập viên nói về vụ Cánh đồng bất tậnDòng sông tật nguyền.
  • Ứng xử văn hóa trong văn chương: sự ầm ĩ không đáng có

    05/01/2007Bắc NamGần đây, dư luận xôn xao vì sự trùng hợp của một số chi tiết trong hai truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” ( CĐBT) của Nguyễn Ngọc Tư và “Dòng sông tật nguyền” ( DSTN ) của Phạm Thanh Khương. Hàng loạt ý kiến đăng đàn trên các phương tiện thông tin đại chúng về hai tác phẩm đã làm thành một làn sóng về ứng xử. Nên chăng tạo nên sự ầm ĩ không đáng có ấy? Chúng tôi xin ghi lại ý kiến của chính hai tác giả gửi cho nhau, ý kiến của các nhà quản lí, các nhà văn, nhà phê bình và độc giả xung quanh vấn đề này
  • Nghi án vẫn chưa thể khép lại

    05/01/2007Trần Tiễn Cao ĐăngNhằm mang lại một cái nhìn khách quan, có tính học thuật về “nghi án” Dòng sông tật nguyền (Phạm Thanh Khương) và Cánh đồng bất tận(Nguyễn Ngọc Tư), chúng tôi đã ghi lại cuộc trao đổi giữa nhà báo Trần Tiễn Cao Đăng và NPB văn học Phạm Xuân Nguyên.
  • Làng văn phát hiện cặp truyện ngắn “sinh đôi”?

    05/01/2007Hoà Bình - Diễm HuyềnDư luận đang nóng lên về sự giống nhau kỳ lạ giữa hai truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” (Nguyễn Ngọc Tư) và “Dòng sông tật nguyền” (Phạm Thanh Khương). Một số nhà phê bình văn học cho rằng không thể tình cờ trùng lặp đến thế, còn Tạp chí VNQĐ, nơi đăng tải “Dòng sông tật nguyền” thì trả lời là không có cơ sở khẳng định chuyện khuất tất...
  • Võ Thị Hảo: 'Truyện của tôi bị ăn cắp trắng trợn'

    03/01/2007Từ Nữ Triệu Vương thực hiệnTrên báo Văn Nghệ số 26, ra ngày 25/6, có đăng truyện ngắn "Máu của lá" của tác giả Phạm Minh Phong. Nhận thấy nội dung tác phẩm này giống "như khuôn đúc" với truyện ngắn "Máu của lá" trong tập "Người sót lại của rừng cười" (NXB Phụ Nữ, 2005) của mình, nhà văn Võ Thị Hảo đã bày tỏ nỗi bức xúc...
  • Sau 'đạo nhạc' lại xuất hiện ‘đạo văn’ !

    03/01/2007Vân PhongNgày 26-10 là tròn 1 năm Việt Nam tham gia công ước Berne, bên cạnh đó là Luật Sở hữu trí tuệ. Thế nhưng vấn nạn “đạo nhạc” khởi điểm (năm ngoái) từ nhạc sĩ B.C với bài “Tình thôi xót xa”, sau đó hàng loạt ca khúc khác được phát hiện gây scandal trở thành hiện tượng không bình thường từ việc “coppy” nhạc nước ngoài xào nấu thành nhạc Việt. Mới đây trên văn đàn lại xôn xao bàn tán chuyện “đạo văn”...
  • 'Đạo văn" chuyện thật như đùa!

    03/01/2007Một thí sinh nộp tác phẩm thi vào một trường chuyên đào tạo những cây bút viết văn mà ngang nhiên lấy truyện của một nhà văn khá nổi tiếng rồi đề tên mình vào đó đã là chuyện "xưa nay hiếm" nhưng Ban giám khảo "không biết" và Báo Văn nghệ đăng tải trên trang nhất như một phát hiện mới thì có được gọi là...sơ sót?
  • Đạo văn

    03/01/2007Nôm na mà nói thì là ăn cắp văn. Như nhà văn Võ Thị Hảo có lần đã lên tiếng : «Truyện của tôi bị ăn cắp trắng trợn (…). Tôi sẽ kiện đến tận cùng (…)», khi tác phẩm Máu của lá của bà bị được chép nguyên xi (chỉ thay đổi tên các nhân vật) in lại trên tờ Văn nghệ, kí Phạm Minh Phong...
  • Nhức nhối nạn ''đạo'' giao diện website

    03/01/2007Nhiều người lắc đầu nói vui: "Hết đạo văn, đạo tranh, đạo nhạc, đạo game, Việt Nam bây giờ còn xuất hiện cả đạo... giao diện website".
  • "Quân sư Đào Duy Từ" bị đạo?

    03/01/2007Từ Nữ Triệu VươngÔng Tiến bức xúc: "Ông Trần Hiệp vì dốt sử nên đã ngộ nhận đó là sự kiện, nhân vật có thật. Kiểu sao chép thô thiển do dốt sử này có thể tìm thấy rải rác ở nhiều chỗ...
  • Copy và đạo chích

    05/12/2006Phạm Văn TìnhCopy trước hết chỉ là một dạng sao chép đơn thuần. Tuy nhiên, vấn đề là sao chép của ai và thái độ sử đụng việc sao chép đó ra sao. Nếu ta sao chép dữ liệu của ta, hoặc dữ liệu của người khác nhưng được sử dụng trong phạm vi cho phép thì rõ ràng là một việc rất bình thường.
  • Công bằng cho người sáng tạo

    31/10/2006Vũ Duy Thông...chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy...
  • Biết rồi khổ lắm nói mãi

    29/09/2006Lê Tiến ĐạtXin “cầm nhầm” một câu của cụ Cố Hồng trong số đỏ để nói về đạo. Đạo nhạc, đạo văn, đạo thơ, đạo tranh, đạo sách giáo khoa, đạo từ điển, đạo nghiên cứu khoa học… bất kể cái gì thời nay cũng có thể đạo được hết. Dào ôi, đạo là cái chuyện…
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Người giáo dục phải được giáo dục trước

    11/01/2004Nói đến lĩnh vực giáo dục tức là nói đến nhà trường thì thấy rõ học sinh là tấm gương phản chiếu của thầy giáo, cô giáo. Suy rộng ra chất lượng đào tạo chính là kết quả của một nền giáo dục mà nhân cách, năng lực của các thầy có vai trò quyết định...
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • xem toàn bộ