Copy và đạo chích
Dư luận trên báo chí và đặc biệt là dư luận trong giới âm nhạc vừa rồi đã rộ lên xung quanh chuyện một nhạc sĩ có tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh đã bê nguyên xi bản nhạc Frontier (do một nữ nhạc sĩ Nhật Bản sáng tác), sửa lời và đặt tên lại thành tác phẩm Tình thôi xót xa của mình. Đánh giá về hiện tượng này, nhiều người đã nói rằng nhạc sĩ ta đã có hành vi "copy" nhạc của tác giả xứ hoa anh đào nọ, và cho đó là một đồng đạo nhạc, giống như đạo chích, đạo văn, đạo thơ... trong các lĩnh vực khác vậy. Nghe đâu sự việc chưa đừng lại ở đó vì cô nhạc sĩ người Nhật (cùng chồng) đang bắt đầu khởi kiện.
Ở đây, tôi không có ý định trao đổi về sự đúng sai của sự tình, mà chỉ muốn bàn đôi chút về hai từ liên quan: copy và đạo chích.
Copy, một từ tiếng Anh. Nếu xét nghĩa động từ, copy là một hành động chỉ "1. Sao lại, chép lại, bắt chước, phỏng
Còn Đạo Chích là một từ có điển cố gốc Hán. Đạo, nghĩa Hán - Việt là "kẻ trộm, trộm cắp". Đạo Chích là một tên chuyên ăn trộm có tiếng ở Trung Quốc mà tương truyền là có từ đời Xuân Thu (Điển cô' văn học, Đinh Gia Khánh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977). Theo Sử ký chép lại thì kẻ trộm tên là Chích này có tài xuất quỷ nhập thần, dám qua mặt cả chị gái mình (người trong triều) là Liễu Hạ Huệ, lấy cắp hết thảy mọi thứ ở cung đình. Từ truyền thuyết này, dần dần đạo chích (không viết hoa) trở thành một từ thông dụng dùng để chỉ kẻ gian, kẻ cắp. Cứ thế, người ta lại tiếp tục sáng tạo ra các từ tương tự có
Vậy như trên đã nói, copy trước hết chỉ là một dạng sao chép đơn thuần. Tuy nhiên, vấn đề là sao chép của ai và thái độ sử đụng việc sao chép đó ra sao. Nếu ta sao chép dữ liệu của ta, hoặc dữ liệu của người khác nhưng được sử dụng trong phạm vi cho phép thì rõ ràng là một việc rất bình thường. Nhưng giả dụ ai đó tự tiện sao chép tri thức, tác phẩm của người lạ để biến thành sở hữu của riêng mình (và hưởng lợi từ sở hữu đó) thì copy như vậy quả là một việc khác hẳn về ý nghĩa. Cũng xuất phát từ đó, tiếng Anh có từ Copyright với nghĩa là "bản quyền, quyền tác giả". Ta dễ dàng nhận ra từ này (cùng kí hiệu ©) ở bất cứ một xuất bản phẩm nào ở nhiều nước phương Tây. Và nếu trên ấn phẩm (hay tác phẩm) người ta ghi là © All copyright thì bạn phải hết sức cẩn thận, vì đây là bản quyền cấm sao chép dưới mọi hình thức. Chẳng cần nói tới chuyện bạn đem in lại, chỉ cần bạn đem đi photocopy (sao chụp, chuyện ở ta là quá dễ dàng) mà không có ý kiến tác giả là có thể sẽ bị đưa ra Tòa ngay.
Vậy có thể nói, copy không được phép được coi là một hành vi bất hợp pháp, rất đáng phê phán và cần phải lên án. Vì thực chất, copy kiểu này cũng là một dạng Đạo Chích. Hai cung cách hành động cách nhau tới cả vạn năm, nhưng xét cho cùng, về mặt bản chất, sao giống nhau như... hai anh em sinh đôi.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường