Người thầy với việc giúp học sinh sửa chữa sai sót

08:49 CH @ Thứ Tư - 18 Tháng Mười Một, 2009

Quá trình giáo dục, về một phương diện nào đó là quá trình bồi đắp dần cái hay và quá trình uốn nắn chỗ lệch lạc.

Không một thầy giáo chủ nhiệm nào không muốn lớp mình luôn êm thấm. Nhưng làm sao lại có thể như vậy được. Những chuyện như hôm nay có vài em không chuẩn bị bài, ngày mai có vài em quên vở bài tập, hay làm việc riêng trong lớp, là khó tránh khỏi. cầm tránh một cái nhìn lý tưởng hóa đối với học sinh ở mỗi lớp học.

Những sự bất thường ở mỗi người, sự không đồng đều ở mỗi lớp, và rộng hơn nữa, có thể xem như là một điều tất yếu. Cái đáng lo chăng là sự không đồng đều đó quá lớn, chuyện bất thường xảy ra nhiều đến thành bình thường.

Suy nghĩ như vậy sẽ tránh được nôn nóng, giữ được sự bình tĩnh trước lớp và trước học sinh có sai sót.

Trước khi tỏ rõ thái độ và tiến hành giải quyết những sai sót của cá nhân cũng như tập thể học sinh, người thầy có kinh nghiệm, thường nhìn nhận , phân tích những sai sót đó từ góc độ giáo dục. Cách nhìn từ góc độ giáo dục, về nhiều điểm không giốngvới cách nhìn từ góc độ khác. Nếu người thường chỉ nhằm mục đích đánh giá thì người nhìn ở góc độ giáo dục không dừng ở đánh giá , mà ở mức độ cao hơn, đó là để uốn nắn giáo dục.

Mục đích khác nhau, cách nhìn khác nhau, tất yếu sẽ đưa đến những cách làm và kết quả khác nhau. Cũng là một tiếng kêu cất lên bất ngờ giữa lớp học, người thầy cố gắng để phân biệt đâu là sự xem thường kỷ luật, đâu là do năng lực kiềm chế kém. Cũng là không nói sự thực, nhưng trường hợp nào là dối trá, trường hợp nào là do sợ hãi. Cùng tham gia vào một vụ xô xát, nhưng trường hợp nào là gâu gỗ, trường hợp nào là hành động bảo vệ bạn bè. Cũng là đi học muộn nhưng có em thiếu nề nếp, có em là do dẫ cố gắng hết sức mà không thể khác được.

Nhìn rõ trắng đen, thực giả rất khó. Trong một lớp, tính nết mỗi em thế nào, trên đại thể người thầy, nhất là thầy chủ nhiệm có thể phải nắm được. Nhưng ở trường hợp nào người thầy cũng phải cần bình tĩnh, tỉnh táo xem xét. Chỉ nhìn nhận đúng mới mong giải quyết đúng. Chỉ cách nhìn nhận và giải quyết đúngcủa người thầy mới có ý nghĩa giáo dục.

Hơn nữa “phải biết lắng nghe học sinh trình bày”. Tin hay không tin đó là chuyện khác, nhưng trước hết người thầy “phải lắng nghe”. Đó là lời khuyên của các nhà sư phạm. Khi người thầy chăm chú lắng nghe, học trò ít khi dám bày đặt. . . nếu các thầy, cô giáo không hiểu được tẩm trạng của học sinh khi bị mắc khuyết điểm, thì hay cáu gắt. Việc cáu gắt có thể sẽ làm học sinh sợ mà “chối cho qua”. Đó là kinh nghiệm rất có ích cho những người làm công tác giáo dục.

Khi có những vụ việc mà cả tập thể học sinh mắc sai lầm, bao giờ lớp cũng hồi hộp, chờ đợi thái độ của người thầy. Sự thả lỏng của thầy chủ nhiệm sẽ làm lớp hư hỏng. Cách giải quyết không đúng(chặt chẽ quá đáng, không nhìn rõ thật giả , dúng sai) sẽ làm học sinh cả lớp kết lại với nhau đứng về một phía, đặt thầy sang phía khác. Cán bộ lớp lúc ấy sợ thầy mà khi làm việc, sự ủng hộ với thầy, sự nhiệt tình trong công việc có khi không còn nữa.

Giáo dục học sinh cá biệt đòi hỏi phải công phu. Với một số em nào đó cần phải có sự chờ đợi. Và thường không phải đợi lâu. Khá nhiều em đến nhận sai sót không cần sự đe nẹt của thầy. Khi người ta có một cái gì đó để tin có một hoàn cảnh nào đó để nói ra nguyên nhân mắc sai lầm thì người nắc sai lầm sẽ nói ra. Vì vậy người thầy phải giữ được lòng tin ở học sinh. Khi học sinh mắc sai lầm, sau khi phân tích, cắt nghĩa cần tạo ra hoàn cảnh thuận lợi để học sinh tự bộc lộ.

Các em mắc sai lầm có những dấu hiệu hối cải và quyết tâm sữa chữa, dù nặng, dù nhẹ, nên biểu dương ở hai khía cạnh: một là trung thực, hai là dũng cảm, cách đó sẽ làm tăng hơn lòng tin của các em đối với thầy, với tập thể.

Thận trọng khi xem xét, tìm nguyên nhân, cân nhắc khi chọn cách giải quyết, cứng rắn về nguyên tắc, mềm mỏng trong thái độ đó là cách giải quyết có hiệu quả cao trong giáo dục mà người thầy cần biết và ghi nhớ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự học ngày nay: Ít "bậc thầy" đúng nghĩa?

    12/11/2019Lại Nguyên ÂnGiữa tháng 1, nhà văn Lại Nguyên Ân gửi tới VietNamNet bài viết đưa ra "một cách lý giải về sự học và tình thầy trò ngày nay, cho rằng, khi mà học tập là một phần việc mà mỗi người phải theo đuổi suốt đời, khả năng “làm thầy” thiên hạ bao giờ cũng rất hạn hẹp...
  • Tôi vẫn giữ được sự thưa thầy

    25/11/2016Nguyễn Trần Bạt... chỉ có những thầy cô giáo gợi cho ông những "sự cao thượng, sự cao quý đẹp đẽ của họ, đấy là tấm gương gợi cho tôi về đức hạnh về trí tuệ, và sự chân thật"...
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • Đạo đức thầy cô: "Con sâu làm rầu nồi canh"

    01/07/2015Linh Thủy (lược thuật)“Chúng ta có nhiều thầy cô là tấm gương đạo đức. Nhiều thầy cô lên làng bản xa xôi đầy khó khăn sống, làm việc như một niềm kiêu hãnh. Những hiện tượng tiêu cực là con sâu bỏ rầu nồi canh, là những vết hoại tử trong cơ thế giáo dục?" - Nhà báo Nguyễn Quang Thiều
  • Bài hát Người Thầy

    19/11/2014Người thầy trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy thật bao dung. Ông vượt qua bao gian khó, nhọc nhằn, luôn nặng lòng với cuộc sống, với những gương mặt học trò đã được bàn tay ông nâng niu, dìu dắt...
  • Phục thầy, không lặp lại thầy mà phải sáng tạo như thầy

    27/10/2014Trường GiangTrong suốt cả đời người học tập và ngay trong mỗi chặng đường học tập, ai cũng có trong óc mình một vài hình ảnh về người thầy giỏi, mẫu mực. Hình ảnh những người thầy đó thường theo ta suốt sự nghiệp. Những cái tốt chung của họ đã có tác động tự nhiên đến ta như một lẽ thường tình, nhưng mỗi người đều có cách học tập riêng hoặc thiên về mặt này mặt khác hoặc thiên về cá thể hay cái cụ thể để nâng mình lên.
  • Các thầy đừng tự tạo "bi kịch" giáo dục!

    15/05/2009Bùi Việt Phương...Tâm hồn học trò bao giờ là cốc nước trong veo nhưng vô cùng tinh khiết có đủ tiềm năng để tạo nên đủ mọi loại mầu sắc. Chúng ta có thể tạo nên sắc hồng tuyệt đẹp hay vô tình để nó vấy bẩn cũng bắt đầu từ ly nước đó...
  • Thầy giáo - Thầy thuốc

    02/05/2009Nguyễn Thị Thùy Dương

    “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” Thầy giáo đối với người Việt ta từ ngàn xưa đóng một vai trò rất quan trọng. Truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đã đi sâu vào đời sống văn hóa Việt Nam. “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”, Thầy giáo không chỉ quan trọng với mỗi người mà quan trọng với cả một quốc gia và một nền văn hóa....

  • Thừa thầy thiếu thợ

    21/12/2008Vương Trí NhànMỗi người phải có đóng góp cho xã hội trong một công việc cụ thể, và ta phải chăm chút học hỏi để cho cái công việc cụ thể đó trở thành công việc giỏi giang. Trong thực tế, đây lại thường là chỗ yếu của con người trong xã hội ta hôm nay...
  • Khổ vì, thầy chẳng ra thầy…

    06/11/2006Quang MinhTheo quan niệm của cổ nhân, trường học là chốn tôn nghiêm, nơi mà thầy và trò đều phải giữ mình thanh sạch, có như thế mới học được "chữ Thánh hiển", sôi kinh nấu sử để thành tài. Ngày nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa khiến quan niệm về thầy và trò không còn khắt khe như trước, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì nhà trường vẫn là nơi cần sự tập trung cao độ cho việc học hành lĩnh hội kiến thức...
  • Xin đừng thờ ơ với “tiếng trống” của thầy Khoa

    17/07/2006Thuận NhĩViệc tố cáo tiêu cực của thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã có tác dụng lớn khi tân Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo chính thức lên tiếng khơi dậy phong trào "nói không với tiêu cực trong giáo dục”. Dẫu ai cũng biết, nói không vời tiêu cực trong giáo dục hay bất kỳ lĩnh vực nào đều không đơn giản...
  • Muốn trường tốt phải có thầy hay

    16/11/2005Hồ Tú Bảo (GS. Tin học, Viện Khoa học & Công nghệ tiên tiến Nhật Bản - JAIST)Chúng ta đang bàn đến xây dựng ĐH chất lượng cao, nhưng tên gọi chính xác nên như thế nào, tiêu chí cụ thể ra sao, và đặc biệt đội ngũ giáo sư giảng dạy ở đó có thực sự là chất lượng cao hay không? Bài viết ngắn này bàn về một chuyện theo tôi là cốt tử nhất trong việc xây dựng đại học chất lượng cao ở nước ta, nhưng chưa được bàn thảo kỹ lưỡng.
  • Thầy cũng tụt hậu, ai lo?

    08/10/2005Tuấn HàCâu hỏi thường trực trong niềm tin của sinh viên trước những người thầy của mình: Sinh viên tụt hậu, đã có các thầy cập nhật, giúp đỡ. Vậy các thầy tụt hậu thì sao? Ai lo?
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

    20/11/2003Nguyễn Anh DânGần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.
  • Khi thầy không còn được kính!

    20/11/2003Đỗ Quang ĐánMệnh danh là trường phổ thông trung học chuyên - một thời là niềm tự hào của tỉnh nghèo hiếu học, nhưng cơ chế thị trường lại ùa vào lớp học. Thành ra thầy cũng chẳng được chọn, mà trò cũng chẳng còn được chuyên như trước nữa. Niềm tự hào chạy đâu mất, chỉ còn lại những ì xèo khôn tả.
  • Để có chất lượng cần nhất là cái tâm của người thầy

    20/11/2003Tại cuộc gặp mặt với các đại biểu Quốc hội trong ngành giáo dục (GD) ngày 29-10-2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Minh Hiển đã cho biết quy mô học sinh (HS) ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng hơn năm trước và sẽ tiếp tục tăng nữa. Như vậy, ngành GD-ĐT sẽ vẫn phải tiếp tục giải một bài toán khó và ngân sách dành cho GD, cơ sở vật chất trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên ...
  • Để củng cố quan hệ thầy - trò, hãy củng cố chính nền giáo dục!

    20/11/2003Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là tấm gương lớn về một nhà khoa học, một nhà giáo gương mẫu, lao động không biết mệt mỏi vì sự nghiệp "trồng người". Câu chuyện với ông xoay quanh chủ đề: quan hệ thầy trò và đạo đức nhà giáo - một trong những vấn đề đang gây sự chú ý của toàn xã hội...
  • Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy “thật”

    18/11/2003Thầy ở đây gồm toàn bộ nhân sự trong ngành giáo dục từ thấy nhất đến chóp bu, từ người đứng lớp đến nhà quản lý. “Thật” liên quan đến nhiều mặt...
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ