Khổ vì, thầy chẳng ra thầy…
Theo quan niệm của cổ nhân, trường học là chốn tôn nghiêm, nơi mà thầy và trò đều phải giữ mình thanh sạch, có như thế mới học được "chữ Thánh hiển", sôi kinh nấu sử để thành tài. Ngày nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa khiến quan niệm về thầy và trò không còn khắt khe như trước, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì nhà trường vẫn là nơi cần sự tập trung cao độ cho việc học hành lĩnh hội kiến thức.
Trong sự nghiệp trồng người, dẫu còn không ít việc phải làm, nhưng không thể không quan tâm đến việc tạo dựng một môi trường pháp lý lành mạnh ở chốn học đường.
Nỗi lo về sự xuống cấp đạo đức
Chuyện nữ sinh V.A bị thầy giáo Đỗ Tư Đông, Phó trưởng khoa Báo chí Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình gạ gẫm sex để đổi lấy điểm đã trở thành tâm điểm của dư luận trong thời gian qua. Đây không phải là lần đầu tiên ông Đỗ Tư Đông bị tố cáo về những việc làmtương tự. Theo nữ sinh Vũ Thị V A, cách đây vài tháng, sau nhiều lần bị ông Đông gạ gẫm "quan hệ", V.A đã trực tiếp gặp cô giáo Hiệu phó và thầy Hiệu trưởng để báo cáo sự việc. Lãnh đạo nhà trường đã gọi ông Đông đến gặp gỡ mục đích làm sáng tỏ sự việc trên và nhắc nhở ông. Tuy nhiên, vì khi giao tiếp thường chỉ có hai người, không lưu được bằng chứng cụ thể nên "chưa đủ cơ sở kết luận," nội dung tố cáo trên đã chìm vào quên lãng. Những hành vi gạ gẫm "quan hệ" do thầy Đông thực hiện tiếp diễn với áp lực ngày càng lớnkhiến V.A không còn cách lựa chọn nào khác là đưa vụ việc ra trước công luận...
Chuyện dùng điểm để mặc cả đổi lấy tình của ông Đông ở Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình
Không ít bậc phụ huynh có con gái đang
Khung khổ pháp lý nào cho quan hệ thầy trò
Một nguyên tắc của nền dân chủ là bất cứ quyền lực nào cũng cần được giám sát. Nếu không được giám sát thì quyền lực nào cũng dễ dàng bị lạm dụng. Đó là lý do mà 9 trường Đại học thuộc hệ thống các trường Đại học thuộc bang Califomia - Hoa Kỳ(University of Califomia) từ năm 2003 đã chính thức ra nội quy "cấm quan hệ tình dục đồng thuận” giữa các giảng viên với bất kỳ sinh viên nào mà họ đang giảng dạy trực tiếp hoặc có trách nhiệm hướng dẫn trong tương lai.
Không chỉ ở Mỹ, các trường Đại học khác ở các nước cũng đang có hướng sẽ cấm mọi quan hệ tình cảm giữa bất kỳ Giảng viên nào với bất kỳ Sinh viên nào. Lý do mà họ đưa ra là, để bảo vệ các Sinh viên có thể trở thành con mồi trước các ông thầy giầu kinh nghiệm và có quyền lực đối với học trò, mặc dù đó có thể là quan hệ tình dục đồng thuận, thậm chí có yêu đương thực sự và muốn gắn bó lâu dài.
Trong hệ thống hành vi, "quan hệ sex" không đồng thuận đương nhiên là một yếu tố cấu thành tội phạm. Nặng thì bị truy tố tội hiếp dâm, nhẹ thì tội quấy nhiễu tình dục (nếu chưa có sex)… Đối với
Trường hợp ông giáo Đỗ Tư Đông đã chẳng có gì gọi là thơ mộng lãng mạn, vì ông giáo chỉ muốn sex thôi, chứ không phải vì yêu thương cô nữ Sinh viên V.A để muốn thành vợ thành chồng và cụ thể là ông đã đòi đổi sex lấy điểm lên lớp.
Nhìn về góc độ pháp lý, ngôn ngữ trong cuộn băng ghi âm, chỉ với một câu ông giáo hỏi "Em có còn là trinh nữ không, sao mập thế, là đủ để ra bất cứ Tòa án Mỹ nào về tội dùng ngôn ngữ tra tấn phụ nữ...Chỉ riêng về hành vi gạ gẫm thôi, ông giáo này ở
Cũng may cho ngành giáo dục vừa mới có tân bộ trưởng, một người đang công khai tuyên chiến với những tiêu cực chốn học đường, nên ông đã chỉ thị cho trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình xử lý ngay vụ việc. Ông Đỗ Tư Đông nhận hình thức kỷ luật thôi việc, dư luận đã dịu đi phần nào. Tuy nhiên vẫn còn đó những câu hỏi bao giờ chúng ta chú tâm hơn để bảo vệ các nạn nhân có hoàn cảnh tương tự.
Từ sự việc trên, có nhiều câu hỏi đặt ra. Nếu chúng ta có các tổ chức, đoàn thể hoạt động đúng với thực chất của nó, thì ông cán bộ Phó Trưởng Khoa chưa chắc thúc ép được các em nữ Sinh viên. Tại sao Hiệu trưởng và Hiệu phó im lặng để mặc ông giáo họ Đỗ lạm dụng sex một cách có hệ thống như thế?
Sự kiện cô V.A tố cáo ông Đông với bằng chứng xác thực là băng ghi âm được coi là tiếng nổ cảnh tỉnh dư luận. Nếu chỉ tố cáo mà không có bằng chứng thì Sinh viên trường này sẽ vẫn còn bị khủng bố liên tục kiểu như thế. Nếu không có một xã hội dân sự, độc lập nằm bên ngoài hệ thống hàng dọc của chính quyền, thì không bao giờ gỡ được các hồ sơ kiểu tương tự.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường