Người Việt đi chùa để cầu, người Hàn đến chùa để thiền

08:45 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Hai, 2018

Giống với người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng xem năm mới truyền thống là dịp sum họp gia đình. Giống với tết Việt, người Hàn Quốc cũng có tục lì xì. Nhưng, người Hàn Quốc không đi lễ chùa vào dịp tết. Hàn Quốc cũng không có tục đón giao thừa, tục xông đất, cũng không có các loài cây đặc trưng cho tết như đào, quất. Gia đình đoàn tụ là mục đích chính trong dịp tết ở Hàn Quốc. Có lẽ vậy mà tết Hàn Quốc vắng lặng và ít không khí hơn tết Việt Nam.

Lễ “bái lạy” và tục lì xì tại Hàn Quốc

Trong 3 ngày nghỉ ngắn ngủi, hầu như tất cả mọi người đều về thăm quê. Và tết cũng trở thành “cuộc chiến” để về quê với những người dân Hàn Quốc. Một tháng trước tết, trên mạng Internet bắt đầu rao bán vé tàu tết, nhưng chỉ trong 4 ngày, lượng vé bán ra đã lên tới 1 triệu chiếc. Những người không mua được vé tàu chuyển sang đi xe buýt cao tốc hoặc dùng xe riêng, có khoảng hơn 2 triệu người dân rời thủ đô Seoul vào dịp tết. Do đó, tết ở Hàn Quốc còn được gọi là “cuộc đại di chuyển toàn dân”.

Vào dịp tết, những người họ hàng tập trung lại và làm lễ Sebae (lễ bái lạy). Các con cháu sẽ bái lạy người lớn tuổi và nhận lì xì đầu năm. Vì thế, tết cũng là một trong số ít những dịp lễ trẻ em chờ đón nhất trong năm. Ở Việt Nam, trẻ em không cần làm động tác cúi đầu chào khi nhận lì xì, nhưng người Hàn Quốc nhất thiết phải tiến hành lễ Sebae này. Ngoài ra, vào dịp tết, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau chơi các trò chơi truyền thống như Yut nori (một loại trò chơi trên mặt bàn dùng gậy gỗ), Hwatu nori (trò chơi bài). Tết là thời gian các gia đình Hàn Quốc sum vầy bên nhau. Do đó, những người không có gia đình thường rất đơn độc. Họ phải trải qua 3 ngày nghỉ tết một mình.

Tết Việt: “Bữa tiệc” của lời chúc phúc

Tết Nguyên đán ở Việt Nam phong phú hơn Hàn Quốc ở những câu chúc năm mới. Có thể nói, tết Việt Nam là bữa tiệc của những câu chúc và lời chúc. Nếu người Hàn Quốc chỉ đơn giản: “Chúc mừng năm mới”, thì người Việt Nam sẽ là: “An khang thịnh vượng; Ăn nên làm ra; Vạn sự như ý; Cầu được ước thấy; Phát tài phát lộc”. Bên cạnh đó, họ còn rất sáng tạo lời chúc, như: “Chúc năm mới: Tiền vào như nước sông Đà/ Tiền ra nhỏ giọt như càphê phin”. Sông Đà dài 900km, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, khi đến Việt Nam nhập với sông Hồng. Có thể nói đây là câu chúc rất thuần Việt (thực ra, đây là câu ví von mới kể từ khi có Nhà máy thủy điện Hòa Bình - BT).


Người Việt chen chúc hành hương lễ chùa đầu năm.

Mong ước cầu phúc của người dân Việt Nam cũng được thể hiện rõ trong những từ ngữ đặc biệt. Nếu trong tên của một vật nào đó xuất hiện từ hay có phát âm tương tự như chữ “phúc”, người Việt Nam sẽ yêu thích và lựa chọn để bày trên mâm ngũ quả. Ví dụ như quả sung, vì nó có thể kết hợp thành các từ như “sung túc, sung sướng”. Ở Việt Nam, cá chép tượng trưng cho may mắn. Ngoài lý do cá chép hóa rồng như trong truyền thuyết, từ “cá” trong tiếng hán là “ngư”, âm “ng” và “d” khi phát âm gần giống nhau, và từ “ngư” khi phát âm nghe gần giống “dư”, nghĩa là dư dả.

Người Việt Nam không thích mèo, đặc biệt họ rất kiêng việc mèo lạ vào nhà mình. Vì, từ “mèo” phát âm gần giống “nghèo”, nên họ quan niệm mèo đến nhà là mang theo điều xui, sự nghèo hèn. Việc thấy mèo lang thang trên đường nên thương cảm và cho chúng ăn như ở Hàn Quốc, có lẽ sẽ bị coi là điều không nên làm (Đây là ý kiến của tác giả, không hẳn là người Việt ghét mèo và lại càng không có ý 2 âm gần nhau, dù người Việt có câu: Mèo vào thì khó, chó vào thì giàu - BT)

Số 6 trong tiếng Hán là “lục”, từ này phát âm gần giống với “lộc” - mang lại của cải nên người Việt Nam rất thích số 6. Ngoài ra còn một con số nữa mà người Việt cũng rất thích là số 8, theo tiếng Hán số 8 là “bát”, phát âm gần giống “phát” trong “phát triển”. Vì vậy người ta thường dùng tiền để mua được những số điện thoại hay biển số ôtô, xe máy có số 8 trong đó. Đặc biệt số có đuôi ba con 8 được gọi là số đại phát. Có số điện thoại như sau 090xxx7888, ba số cuối được đọc là “phát phát phát”, họ tin có số như vậy phúc lộc sẽ tràn đầy.

Còn người Hàn Quốc không thích số 4. Bởi số 4 trong tiếng Hàn phát âm là “sa” giống với phát âm của từ “tử”. Nên tầng 4 ở thang máy trong các tòa nhà xây trước đây đều được ghi là F (forth) thay cho số 4.

Người Hàn Quốc ngạc nhiên nếu... gặp nam giới đi lễ chùa

Người dân Việt Nam có truyền thống hành hương cầu phúc khi tết đến xuân về. Họ tin rằng phúc lộc trong một năm phụ thuộc vào ngày đầu năm mới, vì vậy tết ở Việt Nam luôn trở nên rộn ràng, đông đúc với những đoàn người hành hương cầu phúc. Đáp ứng nhu cầu người dân, ở Việt Nam đã xuất hiện các sản phẩm chương trình du lịch hành hương ngày tết. Nhiều nhóm bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp thuê xe riêng để viếng thăm những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam. Mọi người tin rằng, càng viếng được nhiều ngôi chùa thì họ sẽ càng nhận được nhiều phúc nên trong một ngày, họ thường cố gắng đi đến thật nhiều chùa. Người Việt Nam có câu: “Đi lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng”, đó chính là tháng người Việt Nam hay đi hành hương cầu phúc.

Bên cạnh đó còn có những tour hành hương bằng thuyền như du thuyền hồ Tây đi thăm 5-6 ngôi chùa ven hồ. Đi bằng đường bộ có thể rất phức tạp và tốn thời gian, nhưng nếu đi bằng thuyền không cần lo ngại vấn đề giao thông mà quãng đường đi cũng ngắn, lại mang đến cảm giác lãng mạn, thơ mộng nữa. Tuy nhiên, để đặt những tour này phải đăng ký trước một năm.

Khác với người Việt Nam, người Hàn Quốc không đi lễ chùa vào dịp tết. Các đền, chùa ở Việt Nam thường được xây ở khu vực dân cư sinh sống, nên người dân có thể đi lễ chùa thường xuyên. Còn ở Hàn Quốc, các ngôi chùa được đặt ở vị trí trang nghiêm và tĩnh lặng sâu trên núi. Người Hàn Quốc không đi lễ ở nhiều chùa, mà chỉ đến một ngôi chùa để thiền rồi trở về. Người Hàn Quốc coi trọng “chất” hơn “lượng”. Người Việt Nam tin càng đi lễ được nhiều đền chùa càng nhận được nhiều phúc, còn người Hàn Quốc tin nếu ngồi thiền tâm càng tịnh thì ước nguyện của bản thân sẽ được đáp lời.

Ngoài ra, việc bắt gặp nhiều nam giới Việt Nam đi lễ chùa khiến người Hàn Quốc không khỏi mắt tròn mắt dẹt. Thông thường ở Hàn Quốc, chỉ nữ giới mới hay đi chùa, có thể nói chùa là địa danh cho những người phụ nữ qua độ tuổi trung niên tìm đến. Nhưng ở Việt Nam, có khoảng 40% người đi lễ chùa là nam giới. Thêm vào đó, có khá nhiều nam giới ở độ tuổi 20-30. Đây là cảnh khó thấy ở Hàn Quốc. Hầu như không có nam giới hay nữ giới Hàn Quốc ở độ tuổi 20 đi lễ chùa. Nhưng ở Việt Nam không phân biệt già trẻ, trai gái, mọi người đều đi chùa.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết cũ Hà Nội, còn gì hôm nay?

    22/01/2014Hoàng Hồng MinhCái Tết của mới mấy chục năm về trước, vừa mới hôm qua đây, đã như vô cùng xa lạ với cái Tết hôm nay... Con người mình đã đổi thay? Cảm xúc của mình đã đổi thay? Bản thân cái Tết đã đổi thay? Hay là tất cả mấy cái đó?
  • Hồn Tết vơi đi

    02/02/2019Đào Vân ViệtLại sắp Tết rồi! Nhớ những lúc giao thừa. Hình như năm nào bà cũng đi ra đi vào, rồi phàn nàn với con cháu rằng thế này thì bỏ hết tết à! Năm nào cũng vậy, sau khi sắp xong mâm cỗ giao thừa là con cháu tản đi hết...
  • Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất

    27/02/2018Nguyễn Quang ThiềuChúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít....
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Tết là cái phúc cho dân tộc

    12/02/2018Đỗ ĐứcCòn nhớ hồi bé, cứ mong bao giờ đến Tết. Đến Tết để có một bộ quần áo mới, Tết để được mừng tuổi, dù chỉ vài xu vài hào. Ngày Tết, có bánh chưng bánh mật, được đi xem hội...
  • 80 năm trước Phan Khôi viết báo Tết

    22/01/2014Trương Điện ThắngNhà văn, học giả Phan Khôi (1887-1959) không chỉ là người khai sáng phong trào mới với bài Tình già nổi tiếng, ông còn là một nhà báo với nhiều bút danh khác nhau như Tân Việt, Thông Reo, Chương Dân, Khải Minh Tử… Trên nhiều báo đương thời từ Nam chí Bắc. Đặc biệt, ông viết khá nhiều bài về Tết.
  • Tết nhất xưa, các cụ chưa thấy…

    15/02/2013Trần Giang PhươngTiết xuân, đầu xuân hái lộc, xin lộc, hành hương... các cụ xưa chỉ làm nghi thức. Nay người đông của khó, lại sợ kém chị kém em, nên bon chen nườm nượp làm cho bằng được.
  • Tết này về đi, con gái!

    31/01/2011Biết không con gái? Tết năm ngoái, khi mẹ bạn Nga, mẹ bạn Bích tất tả đun nước, dọn bánh vì bạn con mình đến chơi đông thì mẹ một mình, cầm cái remote TV chuyển hết kênh này đến kênh khác…
  • Tết Dân tộc, nghĩ về Dân tộc

    25/01/2011Thanh Giang
    Trong dịp đón mùa xuân mới, mọi người nghĩ đến gia đình một phần thì nghĩ tới nước nhà mười phần. Suy nghĩ ấy tăng dần bởi vận mệnh dân tộc ta đang đứng trước những thách thức lớn trong, ngoài nước; tình hình kinh tế xã hội đang có những thách thức. Thách thức quả là nhiều và đáng ngại, khiến lòng dân phải lo, nỗi lo dân tộc có thể bị tụt hậu, lo cho biên cương tổ quốc, nạn tham nhũng lan tràn, môi trường sống bị thu hẹp, sự phân hoá giàu nghèo tăng dần…
  • Đàn ông Tây ăn tết ta

    10/02/2010Nguyễn Việt HàCó thể khẳng định rằng, nhà nào ở Ta có được rể Tây thì hầu như nhà đó đang sở hữu một hạnh phúc. Nguyên nhân tương đối dễ giải thích. Thứ nhất, ở những chàng Tây, do ướt đẫm truyền thống nịnh đầm nên bọn họ chẳng bao giờ biết đánh vợ. Ngược lại, những tay bị vợ Việt cho ăn đòn thường hơi bị đông. Thứ hai, không biết có phải đang bị đá trên sân khách hay không đám rể ngây thơ này thường yêu quý hố vợ mẹ vợ em vợ anh vợ, thậm chí bố của bố vợ, mẹ của mẹ vợ một cách chân thành đến kinh ngạc. Cứ xem cung cách mấy ông rể Tây đi ăn tết ta là dễ dàng nhận thấy.
  • Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

    19/08/2009Tạ Đức TúNgôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú trên địa bàn nhất định.
  • Nghi thức tâm linh - sự bi hài của đền chùa Việt

    12/02/2009Ngô Mai PhongĐã nói đến văn hóa lễ hội đền chùa, tất phải nói tới nghi thức tâm linh. Nhưng nghi thức tâm linh tại các đền chùa Việt như thế nào? - "Còn nhiều lộn xộn" - đó là nhận xét của nhà báo Hoàng Hưng - một người vốn để nhiều tâm căn nghiên cứu về văn hóa đền chùa.
  • Ngày xuân đi lễ chùa

    19/01/2009Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.
  • xem toàn bộ