Tết nhất xưa, các cụ chưa thấy…

04:44 CH @ Thứ Sáu - 15 Tháng Hai, 2013
Tiết xuân, đầu xuân hái lộc, xin lộc, hành hương... các cụ xưa chỉ làm nghi thức. Nay người đông của khó, lại sợ kém chị kém em, nên bon chen nườm nượp làm cho bằng được.

Keng giao thừa, lộc lá gì hái lấy hái để cho “hên” năm mới. Cố mà hái nhiều lộc, cho hơn người. Công viên, vườn hoa tiếng còi chen tiếng cười, “tuýt” kẻ bẻ cây, hái hoa.

Chả cứ Tết, lễ hội có tý hoa cũng bị giày xéo, hái lượm. “Bông hoa này là của chung” chỉ là bài hát trẻ con. “Ra vườn hoa em chơi” cũng tiện tay vặt một tý, cứ như thời “tìm hiểu” trên bờ đê, chả biết nói năng gì, vặt nguyên đám cỏ…



Một thời cứ giao thừa qua đã “bão nổi lên rồi”, bầy đàn phóng xe máy sang Bắc Ninh, xin bà Chúa kho. Đầu xuân xin được, quanh năm đầy vốn, tha hồ buôn buôn, bán bán. Vay, có phải ì ra như ngân hàng nay mà được, cuối năm phải trả, ngại đi, không trả lại ngại bị phạt.

Làm ăn khó, nhu cầu “vay” tự dưng giảm. Phú quý sinh lễ nghĩa, “phú” thì chả phải mời, chưa được “phú” lắm, chả phải tuyên truyền cũng ngại bớt đi.

Phong tục cổ vẫn còn, nhưng vài chục năm trước, lễ phát ấn đền Trần mấy ai nao nức, có thể do “chưa đánh giá đúng vai trò”, hoặc chưa nhiều quan như ngày nay.

Quan đông lên, nhiều giám đốc, tổng giám đốc được phong và tự phong… nên nhu cầu xin ấn tự dưng nhiều, đông nghịt, nô nức.

Năm ngoái lại vắng rồi. Phần vì cải tiến, đổi mới quy trình, thủ tục, kéo dài thời gian… nên lớn bé gì, quan nào cũng được nhận ấn vàng dễ dàng, nếu muốn. Ấn giấy, không phải lụa như xưa.

Năm nay, ấn phát nguyên tháng (từ ngày 1 đến ngày 30 tháng giêng âm lịch tức từ ngày 10.2 đến 11.3), rảnh lúc nào đi nhận cũng được, nhận sớm lại phải khai triều sớm, cực. Cứ “bãi triều” thêm chút, chơi cho nó khỏe.

Hành hương chùa Hương, “chính chủ” cũng không còn cần đi đúng chính hội. Lai rai dài dài, từ ngay sau Tết. Xin con cầu tự bây giờ cũng khó. Thống kê bảo có đến 7,7% cặp vợ chồng bị vô sinh. Nói ra hỗn hào, nhưng các tiểu thuyết cổ cũng kể “con cầu tự” sinh ra bằng cách nào…

“Chặt chém” là nạn nổi tiếng của các loại dịch vụ, phục vụ không thấy phục. Năm nay đỡ, vì huyện Mỹ Đức chuẩn bị sớm và kỹ, công bố chi tiết giá các loại đò, đưa khoảng 4800 thuyền đò ra phục vụ, không tăng giá, cấm “vòi vĩnh”, xin đểu.

Quyết liệt làm, để thể hiện bộ mặt một chủ nhà của Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013, với chủ đề Nét đẹp truyền thống Việt.

“Hôm qua em đi chùa Hương” không quần lĩnh, áo the, nón quai thao, guốc mộc… mà như đi phượt rừng, nai nịt sẵn sang chen vai thích cánh.

Xưa leo chùa Hương, các cụ vừa leo vừa bỏm bẻm nhai trầu, hát tụng, chẳng có nhu cầu gì khác. Nay, người ngày một đông, không có divu là hỏng kiểu.

Mới phết, nay lòng suối Yến được nạo vét, nhà vệ sinh, thùng chứa rác dày đặc, biển báo, chỉ dẫn chói lòe, hàng quán được sắp xếp lại …

Đón xuân, hành hương, trẩy hội đang “hiện đại hóa”, cáp treo cho đỡ leo, một phát lên đỉnh đỡ phì phò như thời xưa các cụ.

Còn bẻ cây, xả bậy, chen lấy được, vãi lung tung…, các cụ xưa chưa thấy.


Nguồn:Đẹp
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự hiểu mình hơn qua lễ hội

    03/02/2020Vương Trí NhànAi đọc cổ tích Tấm Cám hẳn nhớ chi tiết mẹ con Cám ghét Tấm, ghen tị với Tấm muốn hành hạ Tấm. Biết Tấm thích đi hội làng, mẹ Cám trộn thóc lẫn với gạo bắt Tấm chọn xong mới được đi. Chi tiết đã quá quen thuộc nhưng chỉ hôm nay tôi mới hiểu. Sức lôi cuốn của lễ hội thật dai dẳng. Có một ma lực nào đó cứ lôi cuốn tôi mặc dù lý trí đã bảo tôi rằng không nên đi tìm ảo ảnh...
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Nỗi buồn lễ hội

    19/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaXuân đến, phồn thịnh và náo nhiệt, ấy cũng là mùa của những lễ hội. Tựa sợi dây nối tiền nhân với hậu thế, lễ nhắc người ta về đạo làm người. Hội là cuộc vui cộng thể để dồn sức cho cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Giúp gắn kết, tăng niềm tin và sức mạnh dân tộc, lễ hội là một phần thân thuộc và tự nhiên ngày qua ngày bồi bổ nên cốt cách văn hóa của con người Việt Nam.
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...