“Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác!"

10:52 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Giêng, 2011

Sau khi nhân dân ta giành được chính quyền tháng 8-1945, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc với mục đích duy nhất là giải phóng nhân dân khỏi mọi áp bức, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc. Cũng từ đó, Đảng vừa là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành và phải có trách nhiệm chăm lo đến cuộc sống của toàn dân nên tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc của Đảng ta thống nhất với nhau không thể tách rời. Mọi việc lớn nhỏ trong một quốc gia đều do nhân dân thực hiện, do đó từ khi lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng một chính đảng trong sạch vững mạnh :”Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”.

1.
Tuy nhiên trên thực tê không phải tất cả cán bộ đảng viên đều nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh chân lý dân vi quý này, rất nhiều người mắc sai phạm nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả làm cho Đảng xa dân và dân sẽ không còn là cái gì nền móng bền vững nữa một khi lòng tin với Đảng không trọn vẹn.

Làm việc theo cách quan liêu, đi ngược lại nguyên tắc vì nhân dân phục vụ của Đảng da, đó là những cán bộ đảng viên : “ Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lói quan chủ. Miệng thì nói phụng sự quần chúng, nhưng họ làm trái ngược với phương châm chính sách của Đảng và Chính phủ”. Họ đã thản nhiên xây dựng cao dân một bức tường vô hình ngăn cách Đảng và nhân dân, tách rời lợi ích của nhân dân với đường lối chủ trương của Đảng và Chính Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra những biểu hiện của thái độ và hành động này là:

- Xa nhân dân: Cán bộ Đảng viên cho mình là đầu tàu lãnh đạo, là trung tâm, hạt nhân quan trọng bậc nhất nên có quyền quyết định mọi vấn đề theo chủ quan, không cần tham khẩo dân nữa. Những người này trở nên khoe khoang, kiêu ngạo, lạnh lùng, tự cho mình là thầy thiên hạ, đứng trên quần chúng mà không cần bận lòng đến tâm lý, nguyện vọng của nhân dân và họ đã tạo ra mọt hố ngăn cách giữa Đảng và nhân dân.

- Khinh nhân dân : Cán bộ đảng viên cho rằng chỉ mình có đào tạo bài bản, chính quy, bằng cấp này nọ nên văn hoá và học thức đầy mình, còn nhân dân chẳng qua là dân ngu khu đen, chỉ đâu đánh đấy, chẳng bao giờ hiểu được lý luận chính trị cao xã, cho nên một số nơi cán bộ đảng viên lừa dân, loè bịp dân bằng văn bản, báo cáo, chỉ thị để mưu lợi cá nhân, họ quên mất nhân dân rất nhạy bén, khôn khéo, hăng hái, anh hùng.

- Sợ nhân dân: Cán bộ đảng viên mỗi khi mắc khuyết điểm, sai lầm thì bao biện, che giấu, lẩn tránh trách nhiệm vì sợ nhân dân phê bình mình mất thể diện, có những người còn bảo thủ đến mức ngại sửa chữa khuyết điểm. Họ chỉ muốn phô ra sự hoàn thiện, cái cao đẹp, vĩ đại của bản thân, cố hết sức che đậy thật kín thói xấu và nhược điểm.

- Không tin cậy nhân dân: Cán bộ đảng viên tự cho rằng chỉ mình có đủ năng lực, tri thức và tinh thần đảm đương công việc, còn quần chúng nhân dân chưa đủ tầm cỡ. Hễ giao việc cho quần chúng là không yên tâm, dễ hỏng việc hoặc mất đi ý nghĩa trọng đại.

- Không hiểu biết nhân dân: Đối với nhân dân thì trăm nghe không bằng một thấy. Hết thảy nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực nhất ( gần xa, riêng chung, bộ phận và toàn cục) chứ không thể nghe lý luận giáo điều, lời hứa hẹn suông trong khi đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng lại khó khăn, thiếu thốn.

- Không thương yêu nhân dân: Cán bộ đảng viên chỉ biết đòi hỏi, yêu cầu, ra lệnh cho nhân dân bằng bàn tay năm ngón và con dấu đóng vào văn bản giấy tờ mà không đếm xỉa đến ý nghĩ, nguyện vọng, tâm tư của nhân dân, thế là nhân dân cũn sẽ mất dần đi lòng tin yêu đối với cán bộ đảng viên.

Hiện nay, ở nhiều địa phương, ban ngành, những căn bệnh này đã trở nên khá phổ biến và có nguy cơ trầm trọng hơn, thậm chí khá nhiều cán bộ đảng viên còn biến thái đến mức lừa phỉnh, trấn áp, doạ nạt , khống chế quần chúng nhân dân, đặc biệt là đối với những ai dám dũng cảm nói thẳng, nói thật, lên án những hành vi quan liêu, tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí của những vị lãnh đạo có quyền chức. Nhân dân thông qua phương pháp đối chứng, so sánh trước kia và bây giờ, lập pháp và hành pháp, việc này với việc khác, cách xử lý mức độ nặng nhẹ, thông tin xuôi chiều và ngược chiều… cuối cùng họ cũng tìm ra bản chất, kết quả kèm theo lời bình luận dân gian và những phương án đáng ra nên làm công khai, hợp lý, công bằng hơn, và : “Cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì quấy, dân chúng cũng do cách so sánh đó mà họ biết rõ ràng”.

2.
Làm theo cách quần chúng. Những nguyên tắc theo đường lối nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là:

- Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết. Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất bởi nước ta đã là nước dân chủ thì :” Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiều quyền hạn đều của dân”, cho nên đã :” Gọi là đảng viên thì phải nhận rõ, phải biết rõ Đảng ta phải làm gì, vào Đảng để làm gì. Đảng ta là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng”, chứ Đảng không phải :” Là một tổ chức để làm quan phát tài”.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân: Sự lãnh đạo của Đảng trong mọi công tác thiết thực phải bắt đầu từ quần chúng và được kiểm nghiệm trong quần chúng. Nếu không có quy trình như vậy thì tư tưởng, lý luận trở thành sáo rỗng, đường lối của cán bộ đảng viên rất quan liêu và không phù hợp với thực tế, sẽ dẫn đến sai lầm.

- Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ. Kinh nghiệm từ các địa phương và vùng miền cho thấy nơi nào công tác yếu kém, có nhiều tiêu cực, mâu thuẫn, kiện cáo chồng chéo là nơi đó cán bộ tách ra khỏi quần chúng nhân dân, họ cho rằng quần chúng dốt nát nên không thèm bàn việc, miễn giải thích, đó là sai lầm không thể tha thứ được. Nhân dân rất đông, tai mắt nhiều, nhận thức và trình độ tuy không đồng đều nhưng đa dạng đủ đánh giá và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nếu như những vấn đề đó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

- Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Việc quần chúng phê bình cán bộ đảng viên là hoàn toàn có lợi và tích cực ( nếu phê bình đúng), nó làm cho cán bộ và nhân dân hiểu nhau, thông cảm với nhau, đoàn kết hơn và giúp nhau cùng tiến bộ. Nếu cán bộ đảng viên có khuyết điểm thì thẳng thắn nhận rồi quyết tâm sửa chữa; Đường lối chính sách nào không hợp lòng dân thì công khai sửa đổi, dựa vào ý kiến của quần chúng để thay đổi tổ chức, điều chuyển cán bộ cho phù hợp, như thế thì nhân dân càng thấy rõ vai trò, tiếng nói của mình.

- Sẵn sàng học hỏi nhân dân: Nhân dân bao gồm các tầng lớp xã hội, nghề nghiệp, trình độ , học vấn đa dạng phong phú nên cán bộ đảng viên phải tin vào quần chúng, học hỏi kinh nghiệm và tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho công việc. Muốn học hỏi nhân dân thì cán bộ đảng viên phải thành thực, nhiệt tình, quyết tâm, khiêm tốn và chịu khó. Nếu tỏ thái độ chiếu lệ, hờ hững thì nhân dân sẽ không tin cán bộ, nếu có biết họ cũng không nói hoặc có nói cũng không hết vì miễn cưỡng hoặc không vui lòng, như thế thì sự học hỏi quần chúng mất đi ý nghĩa trọn vẹn và lâu dài.Tuy nhiên quần chúng cũng có người lạc hậu và tiến bộ nên cán bộ đảng viên phải biết lựa chọn và ứng dụng ý kiến của nhân dân một cách khoa hoc, sáng tạo.

- Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính để nhân dân noi theo. Trong buổi lễ bế mạc Hội nghị cán bộ Đảng lần thứ 6, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: ” Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết trên trán hai chữ “ cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: cần- kiệm-liêm- chính “. Hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa, một bộ phận cán bộ đảng viên đang có xu hướng xuống cấp về tư tưởng đạo đức và quan niệm sống, thậm chí thoái hoá biến chất, quan liêu, tham nhũng, tham ô, lãng phí rồi trở thành tội phạm. Nếu để tệ nạn này tràn lan thì cán bộ đảng viên không còn là mực thước đầu tàu gương mẫu nữa mà chỉ là thước mựcđen, khiến cho quần chúng nhân dân mất dần lòng tin vào Đảng. Trong cuộc họp Bộ chính trị ngày 20-1-1962 để bàn cách giải quyết những tiêu cực này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ :” Quan liêu, lãng phí, tham ô làm hại cho dân. Phải hiểu vì dân mà chống tham ô lãng phí. Tham ô lãng phí là một tội đối với nhân dân. Ai cũng phải chống “. Như vậy, chống lại tệ nạn này là một việc cực kỳ khó khăn, nan giải, dài lâu và cán bộ đảng viên trung kiên cần phải dựa vào quần chúng nhân dân mới có thể thành công.

Trong lịch sử hoạt động 81 năm hào hùng và oanh liệt của mình, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực sự tận tâm chiến đấu và phục vụ nhân dân, vì thế toàn dân ta luôn coi Đảng như ngọn cờ chỉ lối đưa đường đến mọi thắng lợi. Bất cứ khi nào và nơi đâu, hễ ý Đảng lòng dân hợp nhất làm một thì mọi công việc to nhỏ khó khăn phức tạp đến mấy cũng thành công. Còn ngược lại, sự gắn bó thống nhất giữa lý tưởng và việc làm không tốt thì nơi ấy nảy sinh vấn đề mà mọi việc không suôn sẻ.

Chính vì vậy mà Đảng phải dựa vào dân thì mới tập hợp được sức mạnh và trí tuệ của toàn dân tộc. Cho dù có khó khăn đến mấy, người cán bộ đảng viên muốn cho nhân dân tin thì phải quyết tâm làm việc và làm thành công. Muốn để dân phục thì người cán bộ đảng viên phải thực hành cần- kiệm- liêm- chính- chí- công- vô –tư. Phải xung phong làm đầu tàu gương mẫu để nhân dân theo. Phải có tinh thần chống quan liêu- tham nhũng- lãng phí triệt để cho Nhà nước trong sạch, vững mạnh thì mọi lợi ích của nhân dân mới được đảm bảo, quyền dân chủ mới có hiệu lực. Nhân dân sẽ dành tình yêu thương cho Đảng nếu như mọi cán bộ đảng viên đều làm việc hết lòng vì nhân dân, khó khăn gánh trước- quyền lợi hưởng sau, yêu quý học hỏi nhân dân, bởi : Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác. Nhớ lại câu chuyện cách đây 50 năm, khi Thành uỷ Hà Nội báo cáo với Bộ Chính trị quy hoạch xây dựng và phát triển Thủ đô, Bác Hồ rất tán thành việc xây dựng nhà Quốc hội to đẹp nhưng lại chưa đồng ý về địa điểm xây dựng trụ sở Trung Ương Đảng , Người nhắc khéo đồng chí Phó bí thư Thành Uỷ: “ Trụ sở Trung ương Đảng phải xây dựng trong lòng dân mới tốt”. Qua đó Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh khi Đảng cầm quyền phải dựa vào nhân dân mà xây dựng Đảng, muốn Đảng vững mạnh, cán bộ và đảng viên phải làm cho dân tin- dân phục- dân yêu.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Nhớ về Bác, giữa bộn bề cuộc sống hôm nay

    19/05/2015Trần Đăng TuấnNgày 01/02/1961, tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội, Bác Hồ nhắc nhở về chuyện không được quan liêu, mệnh lệnh với nhân dân. Bác nghiêm khắc cấm chuyện: “Tự tiện ra mệnh lệnh lung tung (như bán bánh ngọt không cho người mua mang bánh về nhà, bắt người ta ăn tại chỗ)"...
  • Khát vọng của dân

    11/01/2011GS. Tương LaiNgười dân mong muốn Đại hội thể hiện rõ tính chiến đấu và sự trung thực của người cộng sản, không tránh né những vấn đề có tính nguyên tắc, công khai và minh bạch trong tranh luận chứ không dễ dàng xuôi theo những vấn đề đã được chuẩn bị sẵn...
  • Đạo đức Cách mạng

    10/01/2011Hồ Chí MinhNgày 6/ 6/1955, Bác đã viết bài "Đạo đức cách mạng". Bài viết ngắn gọn, sâu sắc của 55 năm trước đã nêu rõ vai trò của đạo đức cách mạng, những nguyên nhân và biểu hiện sa sút tư cách đạo đức và biện pháp tu dưỡng đạo đức cách mạng để xứng đáng là công bộc của nhân dân, xứng đáng làm người Đảng viên đúng nghĩa...
  • Đảng không có gì khác ngoài lợi ích dân tộc

    09/01/2011Xưa & nay"Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hoá, chính trị của nhân dân".
  • Cán bộ là công bộc của dân

    06/11/2010Sưu tầmĐúng nửa tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lậpkhai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 17-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư với tư cách "một đồng chí già" gửi "các đồng chí tỉnh nhà", quê hương của mình...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Dân chủ thật sự là vấn đề trung tâm, cốt tử của Chủ nghĩa xã hội

    30/10/2010TS. Hồ Bá ThâmDân chủ là quyền lực gắn với lợi ích, quyền làm chủ của nhân dân. Đúng là bao nhiều quyền lực, quyền lợi là ở nơi dân. Dân chủ không chỉ là một hình thái nhà nước mà còn là quyền lực căn bản và quyền lợi chính trị - xã hội của nhân dân, trách nhiệm ý chí và trí tuệ của nhân dân trong tất cả tổ chức xã hội. ..

  • Người cầm quyền ưa tập trung, người dân ưa dân chủ

    29/10/2010Minh QuangTập trung dân chủ không phải là đặc thù của một loại hình nhà nước nào. Điều cốt yếu là có cơ chế để đảm bảo người cầm quyền phải thượng tôn hiến pháp và pháp luật...
  • Chiến lược “dân dã”

    21/10/2010Vũ KhoanNhân ba văn kiện chuẩn bị Đại hội XI được công bố để thu thập ý kiến toàn dân, tôi đã chuyện trò với nhiều người dân bình thường để xem tâm tư của họ ra sao...
  • Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

    15/10/2010TS. Hồ Bá ThâmVấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân

    02/09/2009Nhà báo Hữu ThọTại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. So với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ đã qua là một thời gian không dài, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi thác ghềnh, giành lại và giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, từng bước thực hiện tự do và hạnh phúc của toàn dân...
  • xem toàn bộ