Nhớ về Bác, giữa bộn bề cuộc sống hôm nay
Văn hóa cầm quyền
Bây giờ là năm 2006. Hãy hình dung đất nước cách đây 45 năm. Với tôi, đó là điều không được chứng kiến, nhưng có thể hình dung. Với thế hệ trước tôi đó là ký ức luôn sáng rõ như thể mới hôm qua.
Với rất nhiều bạn khác hình dung được không dễ dàng. Đó là thời gian của một miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong vắt, lãng mạn và nhân văn:
“ Những nhà máy, nước sinh trong gian khổ
Những lò cao, như đứa trẻ đầu lòng
Hạnh phúc mới, lắm khi còn vất vả
Những bước đầu, đây là của công nông".
Cái trong vắt ấy đi kèm với những eo hẹp về đời sống vật chất mà bây giờ khó hình dung lắm. Đó là thời gian của mâu thuẫn - Mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng cao cả vươn tới hạnh phúc thanh thản của nhân dân, hạnh phúc trong sự đùm bọc, trong tình thương yêu giai cấp và dân tộc, một hạnh phúc ít nhiều mang tính chất thoát tục, theo nghĩa không phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh vật chất đương thời. Còn bên kia là chính cái hoàn cảnh vật chất eo hẹp lúc đó. Cái hoàn cảnh luôn luôn là mảnh đất để mọc lên hai loài cây khác giống - loài của cao thượng, loài của thấp hèn. Và phản ứng tự nhiên của xã hội là ngăn chặn sự tranh thủ len lỏi, tranh thủ lợi dụng của cái thấp hèn. Vấn đề là ở chỗ ngăn chặn thế nào?
Vào thời ấy, cách đây gần nửa thế kỷ, ngành thương nghiệp quốc doanh, khi đó chưa bị han gỉ và biến chất như có một thời sau đó đã muốn và đã cố phục vụ nhân dân một cách nhân bản. Bánh ngọt không ngon như bây giờ ít quá so với bây giờ vẫn có bán. Một số người lợi dụng khan hiếm, mua nhiều, dùng nhiều, mất phần người khác, hoặc mua nhiều để tích trữ, bán lại. Do vậy, ngành thương nghiệp Thủ Đô thật lòng muốn ngăn chặn sự đầu cơ, nên đưa ra vài quy định.
Ngày 01/02/1961, tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội, Bác Hồ nhắc nhở về chuyện không được quan liêu, mệnh lệnh với nhân dân. Bác nghiêm khắc cấm chuyện: “Tự tiện ra mệnh lệnh lung tung (như bán bánh ngọt không cho người mua mang bánh về nhà, bắt người ta ăn tại chỗ)".
Chắc chắn Bác hiểu động cơ của người ra quy định "ăn tại chỗ”. Vào thời đó, động cơ này rất chân thành. Nhưng Bác vẫn nói rằng, đó là cái thứ quy định “lung tung”.
Và bài học từ Bác mà chúng ta đừng bao giờ quên, là: Một khi có quyền thì không bao giờ được phép có những thứ quyết định lung tung. Không được nhân danh vì quyền lợi của nhân dân mà có những quy định hạ thấp nhân phẩm của nhân dân. Đó là văn hoá cầm quyền. Văn hoá ấy cũng là văn hoá cách mạng. Văn hoá cách mạng chân chính bao giờ cũng một dòng với văn hoá căn bản của nhân loại. Bởi cách đây vài thế kỷ, có bậc hiền nhân đã nói (dẫu rằng nói ở dạng cực đoan, không nên hiểu lời nói đó theo nghĩa cứng nhắc), rằng: "Mọi cuộc cách mạng không đáng giá, nếu nó làm rơi dẫu chỉ một giọt nước mắt trẻ con”
Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có, và tìm mọi cách sửa chữa những khuyết điểm đó, như thế mới là một đảng mạnh dạn, chắc chắn, và chân chính. |
Tôi muốn tin rằng: ít ngày trước đây, khi chỉ thị cho các nhân viên của mình khâu túi lại để tránh tiêu cực, lãnh đạo của một cơ quan quản lý đường bộ có động cơ chân thành, muốn bảo vệ nhân viên khỏi những hành vi không tốt, muốn đẩy lùi cái xấu, muốn làm một cuộc cách mạng nhỏ nào đó trong lĩnh vực hoạt động của mình. Và vì vậy, tôi nghĩ không nên và không cần đay nghiến về chuyện đó. Nhưng rất nên cùng nhau nhớ lại điều Bác đã dạy qua câu chuyện nhỏ cách đây 45 năm: Không thể vì căm ghét cái xấu mà giả định mọi người đều có thể xấu. Và không thể muốn đẩy lùi cái xấu, mà vô tình hay hữu ý hạ thấp nhân phẩm của quần chúng. Bởi cách mạng có mục đích cuối cùng là vinh danh nhân phẩm. Và phải được thực hiện bằng phương pháp phát huy nhân phẩm.
Thiết thực, tốt và nhanh
Báo chí đang nói nhiều về rau Thanh Trì có chứa dư lượng chất độc hại hay không. Các kết luận xét nghiệm của các hội đồng khoa học trái ngược nhau, và chưa có kết luận cuối cùng. Trong khi chờ đợi kết luận đó, người mua hoặc không dám ăn rau hoặc ăn thì có nguy cơ nhận thêm vào người chất độc. Lo ngại là đúng thôi, ai cũng biết rằng cứ theo đà tăng bệnh nhân ung thư như thế này, có thể ung thư từ căn bệnh nan y, nhưng hiếm gặp, thành căn bệnh vẫn là nan y, nhưng phổ biến. Có người đã phải kêu lên rằng: đi dự 10 đám tang thì có đến 6, 7 đám tang người chết vì ung thư. Nguyên nhân chính cũng đã được chỉ ra là do chất độc trong thực phẩm, và do môi trường sống ngày càng có hại hơn. Không thể sống mà không ăn, nhưng oái oăm là càng ăn thì càng có nguy cơ rút ngắn cuộc sống của mình lại. Liên tục có các trường hợp ngộ độc thức ăn. Có cả trường hợp mấy chục khách du lịch nước ngoài cấp cứu tại thành phố biển miền Trung. Tôi dám chắc mấy chục người này chẳng bao giờ quay lại Việt Nam lần nữa. Họ gia nhập, hoặc tệ hơn, góp phần gia tăng hơn nữa cái con số 90% không trở lại lần 2 của khách du lịch đến Việt Nam, cho dù slogan ngành du lịch của chúng ta là thế nào - điểm đến thiên niên kỷhay vẻ đẹp tiềm ẩn. Bởi người ta sợ cái "tiềm ẩn" trong các món ăn lôi cuốn tại hàng quán Việt Nam. Mà sợ là phải.
Nhà sàn được xây dựng và khánh thành đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 68 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (5-1958), là nơi Người đã ở và làm việc trong 11 năm. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di sản lịch sử, văn hóa quý giá của quốc gia. |
Người trồng rau cũng khổ sở không kém, không chỉ người trồng rau Thanh Trì, mà các vùng khác nữa. Vì có ai nhìn rau mà biết nổi rau này từ đâu đến. Rau có thể bị oan, và nhiều người trồng rau cũng ngậm ngùi gánh chịu thiệt hại.
Tình hình như vậy, các quan chức có trách nhiệm phải vào cuộc cũng là dễ hiểu. Trên truyền hình phát hình ảnh bà Bộ trưởng y tế đứng .trên bờ ruộng rau, nói về việc sắp tới sẽ có Hội đồng khoa học liên ngành xét nghiệm lần 3 để khẳng định về chuyện có hay không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau Thanh Trì. Nhưng có một ý trong phát biểu của Bộ trưởng khiến người xem không khỏi suy nghĩ. Bà Bộ trưởng nói: Rau ở trên ruộng, thuộc trách nhiệm của Ngành Nông nghiệp - phát triển Nông thôn; Còn rau ở chỗ, trong cửa hàng thuộc trách nhiệm quản lý của Ngành Y tế.
Rau thì vẫn là rau thôi. Nhưng bộ, ngành lại khác nhau. Người ta đặt cậu hỏi: Có phải vì vậy không mà Hội đồng của Y tế xét nghiệm khẳng định rau có chứa dư lượng độc hại. Hội đồng của Nông nghiệp xét nghiệm lại nói rau không có vấn đề gì. Chuyện kết quả xét nghiệm khác nhau có thể giải thích vì các mẫu xét nghiệm khác nhau. Nhưng nếu vậy thì sao không tích cực mở rộng xét nghiệm, ngõ hầu có câu trả lời sớm. Sao lại để tình trạng này kéo dài vậy, khổ người mua rau, đau cho người trồng rau? Khoảng 1 tháng rưỡi đã trôi qua mà kết luận vẫn phải chờ một Hội đồng chung, lần này là Liên ngành.
Người ta thắc mắc: Phân công trách nhiệm là đúng thôi, ở đâu cũng vậy. Nhưng có phải vì thế mà là trở ngại để làm cho ra một việc không, nhất là việc cấp bách?. Ví như bên Công an chẳng hạn: an ninh ở địa bàn tỉnh A thì rõ ràng công an tỉnh A chịu trách nhiệm. An ninh ở tỉnh B thì Công An tỉnh B chịu trách nhiệm. Nhưng nếu có tội phạm bị Công an tỉnh A phát hiện, mà chạy về B, thì công an tỉnh A cũng lùng đến cùng, và công an B cũng chung tay. Vì tội phạm nó nguy hiểm chung cho cả nước, đâu riêng cho một nơi! Tôi chắc chẳng ai cấm ngành y tế truy tìm dư lượng độc hại ngay ở ruộng rau.
Nhà nước dĩ nhiên phải có phân công cho các ngành khác nhau. Mọi phân công lĩnh vực phụ trách đều không bao quát hết các tình huống có thể nảy sinh. Trong nhiều trường hợp cần có sự quyết đoán, vượt lên khỏi những ranh giới hình thức, vì cái chung. Nếu không thì thời gian cứ trôi đi, thiệt hại đủ đường, mà rồi... không ai có lỗi cả.
Cách đây tròn 40 năm, Bác cũng đã từng kể về một chuyện thế này:
Có lần Bác lên thăm Nhà máy chè Phú Thọ, các đồng chí chuyên gia nói rất sẵn sàng dạy cho ta 20 cán bộ để làm thí điểm cách trồng chè cho tốt, nhà máy chè nghe như thế rất mừng. Nhà máy gửi báo cáo lên Bộ Nông lâm. Ông Bộ Nông lâm nói việc dạy học phải hỏi Bộ Giáo dục, chúng tôi không giải quyết.
Lên Bộ Giáo dục thì Bộ Giáo dục nói đó là việc trồng chè, chúng tôi không giải quyết được. Gần hai năm không giải quyết. Khi Bác lên thăm, tình cờ các chuyên gia nói lại. Khi về, Bác gặp ông nông lâm, Bác nói nhất định phải cho 20 cán bộ học cái này; ông nông lâm giải quyết. Thế là học được.
Và Bác kết luận:
Việc hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các ngành, các cấp chưa được tốt. Phải sửa đổi lề lối làm việccho thiết thực, để giải quyết công việc cho tốt, cho nhanh.
(Trích từ bài nói chuyện của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị nghiên cứu nghị quyết TW, ngày 16/1/1966).
Thiết thực, tốt và nhanh - là những yêu cầu của Bác Hồ đối với hoạt động trong mọi lĩnh vực quản lý xã hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn