Dân chủ thật sự là vấn đề trung tâm, cốt tử của Chủ nghĩa xã hội

08:12 CH @ Thứ Bảy - 30 Tháng Mười, 2010
Hiện nay, và cũng như trong Văn kiện dự thảo trình ĐH 11 của Đảng thì vấn đề dân chủ được đặt ra cả về mặt lý luận và nhất là về mặt thực tiễn. Ở đây ta thấy dân chủ vừa là một trong những mục tiêu và động lực của CNXH… Hoặc có sự dịch chyển mục tiếu dân chủ lên trước mục tiêu công bằng.

Cương lĩnh dự thảo ở mục IV, viết: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước

Nhưng chúng ta thấy vấn đề dân chủ vẫn chưa xứng tầm với nó trong xu thế phát triển hiện nay. Theo chúng tôi, Dân chủ là một vấn đề trung tâm, cốt tử của CNXH

Sau đây, chúng tôi muốn làm rõ thêm một số khía cạnh và góp ý cùng ĐH 11, mà trước đây chưa có dịp bàn luận:

1- Dân chủ là quyền lực gắn với lợi ích, quyền làm chủ của nhân dân. Đúng là bao nhiêu quyền lực, quyền lợi là ở nơi dân. Dân chủ không chỉ là một hình thái nhà nước mà còn là quyền lực căn bản và quyền lợi chính trị - xã hội của nhân dân, trách nhiệm ý chí và trí tuệ của nhân dân trong tất cả tổ chức xã hội.

Trong thể chế dân chủ một đảng cầm quyền cũng vậy, dân chủ như vậy không phải chỉ là ý chí, quyền lực nhà nước pháp quyền mà chủ yếu là ý chí, quyền lực, trí tuệ của nhân dân. Ý Đảng phải trước hết từ ý Dân, chứ không đơn giản là ý Đảng, lòng Dân.

Cần thay đổi cơ chế: Đảng lãnh đạo - nhân dân làm chủ - nhà nước quản lý, hay Đảng lãnh đạo - nhà nước quản lý,- nhân dân làm chủ, sang cơ chế Nhân dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý. Tức nhân dân là chủ thể, vừa là mục đích và là động lực của thể chế chính trị này. Xã hội ta là một xã hội Nhân dân làm chủdưới sự lãnh đạo của Đảng bằng nhà nước pháp quyền và các đoàn thể xã hội dân sự cũng như cơ chế kinh tế thị trường..

Nói cách khác, từ bản chất, đó là xã hội Dân chủ Nhân dân (của dân, do dân và vì dân), nên Đảng lãnh đạo hay nhà nước quản lý,xã hội dân sựtự quản, cơ chế thị trường tự điều chỉnh. Đó là nền dân chủ theo hướng hiện đại, XHCN.

Dân chủ hiện đại (dân chủ pháp quyền) hình thành, là sản phẩm tổng hòa giữa kinh tế thị trường- nhà nước pháp quyền- xã hội dân sự văn minh (gắn với kỷ nguyên thông tin), chứ không phải của một mặt riêng lẻ nào. Quyền lực nhân dân hay dân chủ là chủ thể trung tâm, linh hồn trong các trụ cột ấy.

Do vậy, Cương lĩnh và các văn kiện khác khi nói về dân chủ không nên chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hệ thống chính trị. Vì chính dân chủ trước hết là dân chủ kinh tế và cơ chế kinh tế thị trường cũng là cơ chế của nền dân chủvề mặt kinh tế (tự do kinh danh, tự do cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật…).

Hơn nữa, về cách trình bày. Trong Cương lĩnh dự thảo, 2011, mục IV- với tiêu đề “Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng”, nhưng lại sau đó, dưới cái tiêu đề ấy, đã trình bày ngay “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”, là chưa hợp lý, hẫng hụt, thiếu lô gích, liến mạch. Nói cụ thể là thiếu câu dẫn.

Đúng ra nên viết : Đổi mới, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị là trước hết là nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân, phát triển, phát huy nền dân chủ XHCN. Và tiếp theo là trình bày về dân chủ và các thiết chế của hệ thống chính trị từ nhà nước trở đi…(như tiêu đề đã nêu).

2- Dân chủ là một vấn đề cơ bản, mục tiêu, động lực lớn bậc nhất, và cũng là vấn đề, nội dung và nhiệm vụ trung tâm thường xuyên của CNXH. Chỉ có vấn đề giàu mạnh (cả kinh tế và văn hóa) cho cả người dân và dân tộc trên nền tảng phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, nhất là khả năng tạo ra năng suất lao động, từ đó mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân này càng được nâng cao, thì mới có CNXH.

CNXH không chỉ là như vậy, nhưng không có nó thì không có CNXH đích thực, văn minh, hiện đại, tức là chỉ có CNXH khổ hạnh, tiểu nông hay công xã. Đối với nước ta nó có ý nghĩa sống còn. Đối với các nước TBCN phát triển cao thì chủ yếu nhất là tạo ra dân chủ XHCN từ dân chủ tư sản. Dân chủ đến cùng là CNXH {Lênin}. Giả sử ở VN có dân chủ XHCN mà kinh tế vẫ phát triển chưa cao thì cũng chưa thể có CNXH đích thực được.

Tuy nhiên, khi có trình độ kinh tế rất cao (giả sử như vậy) mà không có dân chủ thật sự của dân, do dân và vì dân ( xét về bản chất, thì dân chủ nhân dân= dân chủ xã hội= dân chủ XHCN), thì cũng chưa thể có CNXH. Dù rằng về mặt nào đó các nước TBCN phát triển cao lại có nhiều nội dung XHCN hơn các nước từng tuyên bố là XHCN nhưng về kinh tế mới ở mức nước kém phát triển hay đang phát triển, thậm chí đã bắt đầu phát triển.

Ngược lại, dù phát riển kinh tế chưa cao nhưng nếu có dân chủ thật sự thì người dân vẫn cảm thấy tính ưu việt nhất định của CNXH.

Dân chủ không chỉ là nội dung trung tâm của CNXH mà còn là động lực lớn phát triển đất nước và cũng là của CNXH, không dân chủ hóa thật sự sẽ không có đất nước (và nhân dân) vừa giàu vừa mạnh.

Do vậy, cần suy nghĩ sâu sắc căn dặn lại trong Di chúc của Hồ Chí Minh, rằng Dân chủ và giàu mạnh, chứ không phải Giàu mạnh và dân chủ. Trật tự này không đơn giản là hình thức mà là lôgich của tiến trình biện chứng khách quan.

Trong chế độ ta CÓ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀ CÓ CNXH. Mất dân chủ (nghiêm trọng) là mất CNXH.

Dân chủ và Giàu mạnh như vậy là hai mặt cơ bản, cốt lõi nhất, cấu thành CNXH thật sự, đích thực.

3- Nền dân chủ ở nước ta hiện nay là chưa thuần thục, chưa trưởng thành, còn thấp, nhiều hạn chế, chưa đi đến cùng. Gần như lần đầu tiên Cương lĩnh mới nêu lên xây dựng nền dân chủ XHCN, nghĩa là nó chưa có về cơ bản mà mới có những tiền đề và yếu tố, nên không chỉ là phát huy.

Nhận thức dân chủ là nền tảng của CNXH (có bài báo nêu như vậy, nhưng văn kiện cũng chưa có nếu khái niệm này), bên cạnh nền tảng kinh tế và văn hóa, thì phải dựa vào nền tảng này mà phát triển. Còn dân chủ là động lực thì cần phát huy. Dân chủ là mục tiêu thì cần phấn đấu hướng tới.

Dân chủ là vấn đề trung tâm thì các lĩnh vực khác phải hướng vào, để thực hiện, và phát huy nó làm cho nó lan tỏa xung quanh trong các lĩnh vực, trụ cột khác. Điều đó càng quan trọng trong bối cảnh hiện nay có yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, cải cách dân chủ, mở rộng quyền tự do, dân chủ của người dân, phát huy cao động lực dân chủ, như một động lực chủ yếu để xây dựng đất nước, xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới, xã hội mới, con người

Cương lĩnh viết như sau: “Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”.

Nhưng không rõ xây dựng nền dân chủ của nhân dân ngày càng cao, càng toàn diện – thực chất của nền dân chủ XHCN so với xây dựng nền kinh tế hiện đại thì nó có vị thế so sánh như thế nào?

Theo chúng tôi, Dân chủ là một vấn đề trung tâm, cốt tửcủa chế độ mới, nhất là của CNXH… Dân chủ trước hết, nhân dân là trung tâm, là chủ thể sáng tạo chứ không phải là đối tượng. Dân chủ nhân dân là sinh khí, sức sống của chế độ mới, và của CNXH.

Ngay cả xu hướng và hiện thực chủ nghĩa dân chủ xã hội (chúng ta hay dịch là CNXH dân chủ, cách dịch này khái niệm dân chủ đựa ra sau mang tính chất tính từ, trong khi đó quan niện của họ dân chủ đứng đầu là danh từ, là chủ thể) thì theo họ chẳng thà không nói, chứ nói thì phải nói CNXH dân chủ để phân biệt với CNXH Xôviết, mà thực chất có một thời gian dài là CNXH chuyến chế, toàn trị. Dân chủ của nhân dân là thực chất và là trung tâm của CNXH nhân bản, nhân đạo, nhân văn, CNXH khoa học. .

4- Cần tập trung xây dựng nền dân chủ của nhân dân, từng bước hình thành, hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Điều này hết sức quan trọng là khi chúng ta tiến lên xây dựng xã hội mới trong hoàn cảnh lịch sử từ chế độ tập trung, tập quyền, chuyên chế cao của phương thức sản xuất châu Á, lại trải qua chiến tranh, và chế độ thuộc địa nửa phong kiến và sau đó trải qua thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp.

Hiện nay, chúng ta thực hiện chế độ một đảng. Với chế độ một đảng cầm quyền thì phải dân chủ hóa mạnh mẽ để khắc phục khả năng một đảng thì dễ quan liêu, bảo thủ, độc đoán, lạm quyền Một đảng thì khả năng ổn định chính trị nhiều hơn nhưng phải tránh ổn định - trì trệ.

Chính chế độ một đảng nên phải dân chủ hóa mạnh mẽ hơn nữa. Cụ thể là cần thừa nhận thực hiện xã hội dân sự văn minh; thực hiện chế độ trưng cầu ý dân; thực hiện theo định kỳ Bảng đo lường uy tín cán bộ chủ chốt của Đàng và nhà nước; thực hiện các cơ chế độc lập giám sát và phản biện xã hội, kiểm soát quyền lực,kể cả đối với đảng cầm quyền cũng như đối với các cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân, thể chế hóa sự cầm quyền của đảng cầm quyền;tùy theo từng thời kỳ mà xây dựng thể chế dân chủ cho phù hợp với quá tình dân chủ hóa…; đồng thời phải xây dựng ý thức dân chủ, nâng cao dân trí và quan trí về dân chủ, có bản lĩnh rèn luyện và thực thi dân chủ.

Xây dựng và thực hiện nền dân chủ (cả về văn hóa dân chủ, thể chế dân chủ, hành vi, phong cách dân chủ) là một quá trình lâu dài cũng như xây dựng nền kinh tế. Ngay dân chủ TBCN cũng như vậy, huống hồ gì dân chủ XHCN.

Đảng tin dân, dựa vào dân, vì nhân dân thì không thể sợ hay ngại xã hội dân sự. Không thể vin vào mặt hạn chế nào đó của xã hội dân sự để bài bác nó. Ngay cả nhà nước cũng có mặt trái: còn nhà nước thì còn quan liêu lạm quyền, tham quyền cố vị, đặc quyền đặc lợi…Có là điều phải hạn chế tối đa mặt trái của nó bằng cơ chế, thể chế và sức mạnh của nhân dân, của dân chủ và pháp quyền mà thôi.

Vấn đề hiện nay là có thể hay chỉ cần bổ sung vào Cương lĩnh là xây dựng, thực hiện nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân là phát triển xã hội dân sự văn minh, xã hội dân chủ, pháp trị theo định hướng XHCN; Dân chủ là một vấn đề trung tâm, cốt tử, Dân chủ là sinh khí, sức sống của chế độ mới, và của CNXH. Như đã nói ở trên cần phải thể hiện ngày càng sinh động trong cuộc sống.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về tiêu đề “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”

    31/08/2014“Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là tiêu đề bắt buộc phải sử dụng theo một sắc lệnh số 49 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12/10/1945. Cùng ngày, Bác viết bài báo: “Sao cho được lòng dân?” dưới bí danh “Chiến Thắng”...
  • Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh

    07/06/2014Nguyễn Đức SựSự thực, chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh là một hiện tượng nổi bật trong xã hội Việt nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Nó chứng tỏ Phan Châu Trinh rất quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của nước nhà. Chính vì vậy mà ông muốn cải tạo xã hội Việt Nam lúc đương thời theo con đường cải lương...
  • Di chúc Hồ Chí Minh: Vấn đề dân chủ và "Thực hành dân chủ rộng rãi" với bối cảnh hiện nay

    20/12/2010TS. Hồ Bá ThâmBài viết này tác giả trên cơ sở khẳng định giá trị về tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc và nêu lên những vấn đề cần giải quyết về mặt dân chủ để tạo động lực, đổi mới, hội nhập và phát triển thành công...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Người cầm quyền ưa tập trung, người dân ưa dân chủ

    29/10/2010Minh QuangTập trung dân chủ không phải là đặc thù của một loại hình nhà nước nào. Điều cốt yếu là có cơ chế để đảm bảo người cầm quyền phải thượng tôn hiến pháp và pháp luật...
  • Chiến lược “dân dã”

    21/10/2010Vũ KhoanNhân ba văn kiện chuẩn bị Đại hội XI được công bố để thu thập ý kiến toàn dân, tôi đã chuyện trò với nhiều người dân bình thường để xem tâm tư của họ ra sao...
  • Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội

    20/10/2010GS. Nhà giáo ND Nguyễn Ngọc LanhCách hành văn trong dự thảo Cương Lĩnh khiến mọi người buộc phải hiểu rằng khi nào ở VN có CNXH hiện thực, các tiêu chí trên cũng mới hiện thực. Trong khi đó, dự thảo Cương Lĩnh lại nhấn mạnh (một sự thật) là: Thời kỳ quá độ sẽ rất dài, rất phúc tạp, phải dò dẫm và tất nhiên rất gian khổ… Liệu có vì thế mà sinh nản lòng cho mọi người?

  • Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

    15/10/2010TS. Hồ Bá ThâmVấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
  • Phát huy dân chủ để hạn chế lạm quyền, độc quyền

    15/10/2010Minh CườngNắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ

    14/11/2009Nguyễn Trần BạtXây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • xem toàn bộ