Hãy thư giãn và vui nhiều hơn

09:53 CH @ Thứ Tư - 11 Tháng Hai, 2015

Không khí tết đã đến gần.

Mọi người xung quanh tôi đều có vẻ tất bật hơn. Người đàn ông tranh thủ kiếm thêm nhiều tiền. Người phụ nữ lo tính toán các khoản chi tiêu. Lũ trẻ nhỏ hớn hở bàn tính sẽ mua đồ gì, đi chơi đâu. Tôi không thuộc nhóm nào trong số đó, nhưng quả thật tôi rất hứng thú với ngày tết.

Tôi nhận ra từ vài năm trước rằng trong khoảng thời gian này, tức là khoảng hai tuần trước Giáng sinh kéo dài đến một tuần sau tết, đừng nên mong mọi dịch vụ bạn yêu cầu sớm hoàn thành.

Hoặc nếu muốn được phục vụ trước, bạn phải trả thêm tiền. Lúc này ai cũng bận. Mọi dịch vụ đều trở nên quá tải. Rút kinh nghiệm, tôi đã học được cách bố trí công việc lên sớm hơn hoặc tạm hoãn một số việc đến qua tết.

Tôi dành thời gian tương đối rảnh rỗi trong dịp tết để quan sát mọi hoạt động quanh mình. Dịp này, các bà nội trợ có vẻ căng thẳng hơn. Để chuẩn bị cho tết, họ phải tính toán rất nhiều khoản chi tiêu.

Không chỉ mua thêm thực phẩm để làm cơm mời khách với những món ngon hơn ngày thường, họ còn phải cân nhắc cả các khoản chi phí đi lại gần xa. Giá gas, giá xăng tăng, giá vé tàu xe cũng tăng.

Ngoài ra, người phụ nữ còn phải tính đến việc mua quần áo mới cho chồng con và bản thân mình. Họ cũng phải dành ra những khoản tiền mừng tuổi cho các bậc cao niên và cho lũ trẻ con. Có vẻ như việc mừng tuổi năm sau thường tốn nhiều hơn năm trước. Chuẩn bị ngày tết là niềm hạnh phúc, nhưng cũng đi kèm với rất nhiều nỗi lo cho nhiều gia đình.

Trẻ con thì chẳng phải bận tâm gì. Chúng chờ được nhận những chiếc phong bao lì xì màu đỏ, mơ đến quần áo và đồ chơi mới. Lũ trẻ sẽ cố gắng cư xử thật ngoan để được khen.

Như đứa bé cạnh nhà tôi chẳng hạn. Thường chẳng mấy khi cháu chào tôi. Nhưng gần đây bỗng nhiên cháu chào thường xuyên, có lẽ để nhắc tôi đừng quên lì xì đầu năm mới. Đây chắc là lúc chúng thấy hạnh phúc nhất trong năm.

Người nước ngoài không bị ảnh hưởng mấy trong không khí chộn rộn của tết. Dịp này chúng tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi để thưởng thức vẻ đẹp của đường phố mà không phải lo lắng gì về việc chuẩn bị cho tết hoặc làm thêm. Trên thực tế, với chúng tôi đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi cộng thêm sau kỳ nghỉ Giáng sinh. Đây đúng là lúc thư giãn tuyệt vời.

Năm hết tết đến. Lời chúc của tôi đến với những người bạn Việt Nam là mong họ thư giãn và vui chơi nhiều hơn trong dịp này. Hãy tìm thời gian rảnh rỗi để thưởng thức hoa xuân và những trang trí đẹp mắt quanh bạn.

Bạn thư giãn thì những người quanh bạn cũng đỡ bị áp lực. Tôi nghĩ chẳng có món quà nào tuyệt vời hơn sự yên tĩnh của tâm hồn. Tôi hy vọng người Việt Nam sẽ giảm bớt sự lo lắng và vội vã để tận hưởng những niềm vui bên gia đình. Hãy có những ngày tết thật thoải mái và hạnh phúc.

Chúc mừng năm mới!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết cũ Hà Nội, còn gì hôm nay?

    22/01/2014Hoàng Hồng MinhCái Tết của mới mấy chục năm về trước, vừa mới hôm qua đây, đã như vô cùng xa lạ với cái Tết hôm nay... Con người mình đã đổi thay? Cảm xúc của mình đã đổi thay? Bản thân cái Tết đã đổi thay? Hay là tất cả mấy cái đó?
  • Hồn Tết vơi đi

    02/02/2019Đào Vân ViệtLại sắp Tết rồi! Nhớ những lúc giao thừa. Hình như năm nào bà cũng đi ra đi vào, rồi phàn nàn với con cháu rằng thế này thì bỏ hết tết à! Năm nào cũng vậy, sau khi sắp xong mâm cỗ giao thừa là con cháu tản đi hết...
  • Tết là cái phúc cho dân tộc

    12/02/2018Đỗ ĐứcCòn nhớ hồi bé, cứ mong bao giờ đến Tết. Đến Tết để có một bộ quần áo mới, Tết để được mừng tuổi, dù chỉ vài xu vài hào. Ngày Tết, có bánh chưng bánh mật, được đi xem hội...
  • Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền

    18/01/2017Huỳnh Kim BửuTrước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm.
  • Tết – hỡi cô mặc cái yếm xanh…

    24/02/2016Vũ BằngTại sao Tết lại đặt vào ngày cuối và đầu năm âm lịch, mà không đặt vào ngày nào ấm áp như Đoan Ngọ hay Thất Tịch?
  • Tết nhất xưa, các cụ chưa thấy…

    15/02/2013Trần Giang PhươngTiết xuân, đầu xuân hái lộc, xin lộc, hành hương... các cụ xưa chỉ làm nghi thức. Nay người đông của khó, lại sợ kém chị kém em, nên bon chen nườm nượp làm cho bằng được.
  • Từ "Cái Tết của mèo con" tới cái Tết của... Nguyễn Đình Thi

    05/02/2011Hoàng NguyênGiản dị nhưng trong trẻo và đầy cảm xúc, Cái Tết của mèo con là tác phẩm duy nhất mà cố nhà văn Nguyễn Đình Thi viết tặng thiếu nhi trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Ít ai biết, câu chuyện được đưa vào SGK này đã lấy “nguyên mẫu” từ một chú mèo thật, với những con người thật...
  • Những câu chúc Tết vui cho Tết Tân Mão

    04/02/2011V.N (Tổng hợp)Năm mới, ai cũng muốn gửi đến người thân, bạn bè những lời chúc Tết nhiều ý nghĩa. Ngoài những câu chúc Tết thông thường, xin giới thiệu một số câu chúc Tết vui dùng cho Tết Tân Mão năm nay...
  • Tết Hà Nội đầu thế kỷ XX

    02/02/2011Thành HuếNằm lặng lẽ trong một con ngõ nhỏ phố Ngô Quyền (Hà Nội), ngôi nhà giản dị của nhà Hà Nội học (HNH) Nguyễn Vinh Phúc ấm áp thân tình. Giữa miên man sách báo được xếp tràn trên các bậc cầu thang và các bằng khen treo kín tường, ông ngồi trầm tư, kể về cách người Hà Nội ăn Tết từ những năm đầu thế kỷ XX...
  • Tết quê

    01/02/2011Hoàng Giang - Anh Tuấn“Về quê ăn tết” đâu chỉ là khái niệm đi - về mà là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn...
  • Tết, chính và phụ

    31/01/2011TS Nguyễn Quang ATết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất đối với người Việt. Phần cốt yếu nhất, quan trọng nhất của Tết liên quan đến mặt tinh thần, văn hoá, tâm linh. Phần phụ là phần vật chất...
  • Tết này về đi, con gái!

    31/01/2011Biết không con gái? Tết năm ngoái, khi mẹ bạn Nga, mẹ bạn Bích tất tả đun nước, dọn bánh vì bạn con mình đến chơi đông thì mẹ một mình, cầm cái remote TV chuyển hết kênh này đến kênh khác…
  • Tết Dân tộc, nghĩ về Dân tộc

    25/01/2011Thanh Giang
    Trong dịp đón mùa xuân mới, mọi người nghĩ đến gia đình một phần thì nghĩ tới nước nhà mười phần. Suy nghĩ ấy tăng dần bởi vận mệnh dân tộc ta đang đứng trước những thách thức lớn trong, ngoài nước; tình hình kinh tế xã hội đang có những thách thức. Thách thức quả là nhiều và đáng ngại, khiến lòng dân phải lo, nỗi lo dân tộc có thể bị tụt hậu, lo cho biên cương tổ quốc, nạn tham nhũng lan tràn, môi trường sống bị thu hẹp, sự phân hoá giàu nghèo tăng dần…
  • Nhân ngày Tết độc lập, nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc

    05/09/2010Trung NgônCó lúc, với không ít người, bản sắc văn hóa dân tộc là điều gì đó xa vời, không thiết thực. Cứ như là câu chuyện chung chung của những người khác, của thế hệ khác, sau này. Nhưng bây giờ thì “cuộc xâm lăng văn hóa” đã xộc đến từng vùng quê, gõ cửa từng nhà, gây bao nông nỗi cho những con người, những số phận...
  • Đàn ông Tây ăn tết ta

    10/02/2010Nguyễn Việt HàCó thể khẳng định rằng, nhà nào ở Ta có được rể Tây thì hầu như nhà đó đang sở hữu một hạnh phúc. Nguyên nhân tương đối dễ giải thích. Thứ nhất, ở những chàng Tây, do ướt đẫm truyền thống nịnh đầm nên bọn họ chẳng bao giờ biết đánh vợ. Ngược lại, những tay bị vợ Việt cho ăn đòn thường hơi bị đông. Thứ hai, không biết có phải đang bị đá trên sân khách hay không đám rể ngây thơ này thường yêu quý hố vợ mẹ vợ em vợ anh vợ, thậm chí bố của bố vợ, mẹ của mẹ vợ một cách chân thành đến kinh ngạc. Cứ xem cung cách mấy ông rể Tây đi ăn tết ta là dễ dàng nhận thấy.
  • xem toàn bộ