Nếu sự tình không như mong muốn, hãy tin ông trời có an bài khác cho bạn!

09:58 SA @ Thứ Ba - 22 Tháng Tám, 2017

.Cuộc đời vốn rất công bằng. Đừng bao giờ nghĩ bạn bất hạnh. Bởi vì phía trước lúc nào cũng sẽ có con đường và ngày mai Mặt trời vẫn luôn luôn toả sáng...

.

1. Ai ai rồi cũng phải tự mình vượt qua một khoảng thời gian không có ai giúp đỡ, không người ủng hộ hay ân cần hỏi han. Nhưng chỉ có như vậy người ta mới có thể kiên cường vượt qua giông tố.
Cây tùng, cây bách chốn thâm u nào cần người thăm hỏi mà quanh năm vẫn tươi xanh màu lá? Cây mai giữa sương tuyết, gió rét không cần bè bạn vẫn đơm hoa đúng dịp Xuân.
.
2. Khi có thể vượt qua giông bão, đó chính là “Lễ trưởng thành” của bạn. Ngược lại, nếu không qua được, phải giữa chừng bỏ dở thì hãy tin rằng vẫn còn một cơ hội thứ hai. Thất bại không phải là sự kết thúc. Sự kết thúc thực sự chính là chấp nhận thất bại.
.
.
3. Chớ nên tranh luận với kẻ ngốc, nếu không sẽ không thể biết rõ ai là kẻ ngốc. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là bản lĩnh.
4. Không ai có thể giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn. Thời gian cũng không khiến bạn có thể trưởng thành. Tất cả là ở bản thân mình, là phúc hay hoạ, là vui hay buồn, là mạnh mẽ hay yếu ớt. Chỉ có không ngừng tiến bước, tu dưỡng phẩm hạnh, rèn giũa tài hoa, bạn mới tìm được hạnh phúc chân chính của riêng mình.
5. Hãy đọc một cuốn sách hay, hãy bước chân ra ngoài phố, cảm nhận nhiều hơn, nhìn ngắm nhiều hơn. Nếu có thể hãy đến một vùng đất khác, đến một khung trời khác xem ngắm. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, khi tầm mắt rộng mở bạn sẽ thấy những quan niệm trước đây của mình thực chỉ là “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi.
.
.
6. Không chìm đắm trong quá khứ, không cuồng nhiệt ngóng đợi tương lai. Hãy tận hưởng từng giây phút hiện tại và làm tốt những việc cần làm. Và bạn sẽ thấy rằng sinh mệnh của mình tồn tại không vô nghĩa.
.
7. Nếu như mọi sự tình không được như mong muốn, bạn hãy tin tưởng rằng ông trời nhất định còn có an bài khác. Cuộc đời cũng sẽ mở cho bạn một lối đi khác. Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng, xe đến chân núi ắt có đường. Chỉ cần có lòng tin, bạn sẽ còn tất cả.
.
8. Không kể bạn đã gặp phải ai, người đó đều sẽ phải xuất hiện trong cuộc đời của bạn. Mọi chuyện tuyệt đối không hề ngẫu nhiên. Người đó đến và sẽ mang cho bạn một bài học, một cảm nhận, một dấu ấn.
.
Cũng như vậy, bất kể phải đi đến đâu thì đó cũng chính là nơi ta cần phải tới. Hãy trải nghiệm những gì cần phải trải nghiệm, gặp người nên gặp.
.
.
9. Duyên phận là một cuốn sách, nếu lật giở mà không để tâm sẽ bị lướt qua, đọc quá chăm chú sẽ khiến người ta rơi nước mắt.
.
10. Ngày hôm qua chỉ là một bóng ảnh, sau một thời gian cũng sẽ dần mờ nhạt. Thời gian lại giống như một người khách qua đường, ghi nhớ rồi lãng quên. Cuộc sống cũng giống như một cái phễu, có được rồi lại mất.
.
Trên đời vốn không có chuyện bất bình, mà chỉ có cái tâm bất bình. Không trách móc, oán hận, hãy thản nhiên với hết thảy và xem mọi chuyện như khói mây. Rồi bạn sẽ nhận ra, đời người rốt cuộc rồi cũng như một cơn gió thoảng, khởi lên rồi tan biến, đến rồi đi, từ cát bụi sinh ra rồi lại hoà mình vào cát bụi.
.
11. Lý tưởng chính như một ngọn đèn, thắp lên rồi vụt tắt. Tình cảm giống như một cơn mưa, mưa xuống rồi cũng khô đi. Bạn bè chính như một tầng mây, tụ hội rồi lại tan đi mất. Buồn khổ chính là một vò rượu, uống say rồi cũng tỉnh.
.
Cô đơn chính là một vì sao, sau khi lấp lánh rồi cũng vụt tắt. Lẻ loi tựa như một vầng trăng, mọc lên rồi lại lặn. Cái tuổi trăm năm cũng như giấc mộng, mệt mỏi vất vả trăm năm rồi cũng đến lúc phải ngủ quên thôi…"
(Nguồn: Internet)
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người Việt và triết lý sống “phúc đức tại Mẫu”

    11/08/2019Nguyễn Thị Minh TháiChữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội, và kết dính keo sơn với hai chữ phúc-đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu.Chữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội, và kết dính keo sơn với hai chữ phúc-đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu...
  • Triết lý Mỹ: Cứ làm mới biết được hay không

    23/10/2018Nguyễn Công Thảo"Không có có câu hỏi nào ngu ngốc", vấn đề là bạn có thể đưa ra "câu trả lời thông minh" hay không mà thôi...
  • Triết lý sống của người Paris: Người hạnh phúc là người không có quá nhiều ham muốn

    05/04/2017An HòaNgười Paris luôn được thế giới biết đến là có phong thái lịch sự, văn hóa ăn mặc, giao tiếp đều rất trang trọng, lịch lãm… Ngay những ngôi nhà, bờ tường cũng thể hiện một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Nền văn hóa ấy phải chăng đã hình thành nên cả cách sống của người Paris?
  • Bi hài của triết lý

    12/06/2016Nguyễn Tất ThịnhMột vị giáo sư được xem là danh tiếng, cuối đời sự nghiệp đI đến đâu dù trên giảng đường hay lúc chuyện trò bông phèng, đều giả lả rằng: Khi còn trẻ thì thỉnh giáo linh tinh học, đến bây giờ thì đI giảng sinh sự học. Lớp trẻ cười thích thú với những điều ông nói về cuộc sống, quan hệ nhân quần rất mang màu sắc triết học...
  • Triết lý giáo dục trong những cuốn sách kinh điển

    10/04/2016Cao Việt DũngNền giáo dục Việt Nam nơi đào tạo ra rất nhiều đứa trẻ được nuông chiều nhưng không thực sự được tôn trọng, tự tin vì rất nhiều thứ khác ngoài nền tảng kiến thức và bản lĩnh cá nhân, chắc chắn cần có các thay đổi. Lời gợi ý đúng đắn rất có thể sẽ đến từ những cuốn sách như thế này.
  • Một số vấn đề triết lý hiện đại

    28/12/2015Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác...
  • Tản mạn về triết lý đời thường

    11/12/2015Trường GiangXin đừng ai nghĩ rằng con người bình thường chỉ biết sống theo thói quen, chỉ biết chống đỡ bị động mọi khó khăn cản trở để tồn tại. Không, nghìn lần không; con người dẫu thấp kém đến mấy vẫn có những suy nghĩ, thậm chí vẫn có những chính kiến, thiên hướng sống rõ ràng...
  • Những triết lý sống hay của Mahatma Gandhi

    20/07/2015Mahatma Gandhi là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Dưới đây là những triết lý sống hay của ông...
  • Triết lý hạnh phúc của tôi

    10/06/2015Sampson Gordon "Sam" Berns (23.10.1996 - 10.01.2014) là một người mắc một chứng bệnh khá hiếm gặp, chứng bệnh "Lão hóa sớm". Sam đã phải vượt qua tất cả những trở ngại ấy, và khi được hỏi "Đâu là điều quan trọng nhất mà cậu muốn mọi người biết về cậu?", cậu trả lời thật đơn giản: "Tôi sống rất hạnh phúc...
  • Suy ngẫm về triết lý quân sự của nước mạnh

    04/03/2015Nguyễn Tất ThịnhKhẩu ngôn của Alexandros vĩ đại (vị vua gần như cả đời trên lưng ngựa chiến, kiến tạo Đế Quốc rộng lớn của Hy Lạp): ‘Ta suy nghĩ ! Ta đi đến ! Ta nhận ra ! Ta chinh phục ! Ta ghi danh !’ – tuy ngắn gọn thế, nhưng có thể nói là ‘phương châm quân sự’ của các nước lớn mạnh (rộng ra là tư tưởng quân sự của các nước còn lại khi thực hành chiến tranh một cách chính thống)...
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Niềm tin và triết lý Galile

    20/09/2014Nguyễn Tất ThịnhÔng dậy rất sớm, như mỗi ngày từ khi còn rất trẻ. Mảnh vườn nhỏ của ngôi nhà ông hướng về phía chính Đông, ông ngồi đó trên một chiếc ghế bành rộng, chăm chú và đắm đuối nhìn lên bầu trời trước mặt. Điều khiến ông như thế, hấp dẫn ông không phải là hình ảnh người vợ đẹp tần tảo chu đáo, đã thành thói quen còn dậy sớm hơn để chuẩn bị cho ông chút gì ăn sáng trước khi ông đến với học trò của mình...
  • Bốn trụ cột là triết lý giáo dục của UNESCO?

    09/09/2014Vũ Cao ĐàmMột số nhà nghiên cứu cho rằng, nội dung “Bốn trụ cột” là: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống” trong bản báo cáo nổi tiếng của Jacques Delors năm 1996 chính là nội dung triết lý giáo dục của UNESCO. Nhưng có nhiều đồng nghiệp đọc xong “Bốn trụ cột” đó nghi ngờ: “Có phải như thế là triết lý giáo dục không?”...
  • Những triết lý "để đời" từ một vụ cướp ngân hàng

    24/06/2014Bài viết thuật lại diễn biến một vụ cướp tại ngân hàng được cho là ở Quảng Châu (Trung Quốc), với những tình huống và những phương án xử lý cùng những bài học thâm thúy...
  • Gọi tên triết lý giáo dục

    14/05/2014TS. Giáp Văn DươngTriết lý giáo dục của hệ thống hiện thời là đào tạo con người công cụ. Đây là cái sai nghiêm trọng nhất trong những cái sai của hệ thống giáo dục này.
  • Tạ Thị Ngọc Thảo và triết lý của doanh nhân Phật tử

    03/04/2008Tiếp tục những trăn trở của một người đi trước dành cho giới trẻ, chị Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ với bạn đọc một cách sống và làm việc theo triết lý nhà Phật trong thời đại cạnh tranh ý tưởng...
  • xem toàn bộ