Bốn trụ cột là triết lý giáo dục của UNESCO?

10:52 SA @ Thứ Ba - 09 Tháng Chín, 2014

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nội dung “Bốn trụ cột” là: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống” trong bản báo cáo nổi tiếng của Jacques Delors năm 1996 chính là nội dung triết lý giáo dục của UNESCO. Nhưng có nhiều đồng nghiệp đọc xong “Bốn trụ cột” đó nghi ngờ: “Có phải như thế là triết lý giáo dục không?”...

Xuất xứ bản báo cáo của Jacques Delors

Như mọi người đều biết, với tư cách là một Ủy ban của Liên Hiệp Quốc về Văn hóa, Khoa học và Giáo dục, UNESCO đã dành nhiều mối quan tâm cho những nghiên cứu về giáo dục. Chúng ta dễ dàng tìm được trên mạng những công trình nghiên cứu rất quan trọng của UNESCO về chủ đề này.

Chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI, UNESCO đã thành lập Nhóm chuyên trách nghiên cứu về Giáo dục cho thế kỷ XXI (Task Force on Education for the Twenty-first Century). Kết quả, năm 1996, Chủ tịch Ủy ban UNESCO về Giáo dục cho thế kỷ XXI (UNESCO Commission on Education for the Twelty-First Century) Jacques Delors đã công bố bản báo cáo có tiêu đề tiếng Anh là: Learning: The Treasure Within1, có thể dịch sang tiếng Việt là “Học tập: Một tài sản tiềm ẩn”(từ đây gọi tắt là Báo cáo).

Đọc kỹ Báo cáo, chúng ta dễ dàng nhận ra, đây không phải một bản báo cáo viết đơn thuần về “Learning”, nghĩa là “Học tập”, mà nó bàn về một nội dung bao quát hơn, đó là “Giáo dục”.

Tôi thấy lạ, nên tìm đọc bản tiếng Pháp, và đã nhận ra có một sự khác biệt rất quan trọng: Bản tiếng Pháp có tiêu đề là “L’Education: Un Trésor est caché Dedans”, có thể dịch sang tiếng Việt là “Giáo dục: Một tài sản đang được cất giấu tiềm ẩn”.

Như vậy, một bản bàn về “Education”, còn một bản bàn về “Learning”. Chẳng lẽ “Education” lại đồng nhất nghĩa với “Learning”?

Trước hết, tôi nghi ngờ vốn từ vựng tiếng Anh của mình. Vì vậy, tôi đã tra cứu rất kỹ các Từ điển Oxford và Từ điển Cobuild, không thấy một từ điển nào đồng nhất “Education” với “Learning” . Chẳng hạn, Oxford Advanced Learner’s Dictionary định nghĩa “Education” là “A process of teaching, training and learning, especially in schools or colleges, to improve knowledge and develop skills”, nghĩa là “Education” có nghĩa rộng hơn “Learning” rất nhiều.

Chúng ta chưa hiểu được vì sao cùng một bản báo cáo lại có những cái tên khác biệt nhau như thế với hai ngôn ngữ. Chúng ta biết, Jacques Delors là người Pháp, chắc ông hiểu rất sâu sắc sự phân biệt giữa khái niệm “Education” trong tiếng Pháp với khái niệm “Learning” trong tiếng Anh. Trong tiếng Pháp cũng có thể tìm được một khái niệm tương đương với “Learning”, là “Étude”. Đọc kỹ cả hai bản và so sánh, chúng ta thấy bản tiếng Pháp và bản tiếng Anh có đôi chỗ khác biệt nhau: Bản tiếng Pháp bàn về toàn bộ mối quan hệ giữa “Quá trình giáo dục” (Processus éducatif) với các quá trình xã hội khác, trong khi bản tiếng Anh chỉ bàn về “Quá trình học tập” (Learning process).

NỘI DUNG CỐT LÕI CỦA BẢN BÁO CÁO

Bản báo cáo xác định giáo dục tiểu học phải được ưu tiên tuyệt đối, và nhấn mạnh vai trò bản lề của giáo dục trung học trong quá trình học tập của thế hệ trẻ. Báo cáo xác nhận vai trò trung tâm của giáo dục là người thầy (nguyên văn đoạn này như sau: The central role of teachers and the need to improve their training, status, và nêu rõ sự cần thiết phải cải thiện quá trình đào tạo, vị thế và điều kiện làm việc cho giáo viên), và cần thiết sử dụng công nghệ để phục vụ giảng dạy.

Báo cáo gồm ba phần với nội dung như sau:

Phần 1. “Các quan điểm”, gồm các nội dung:
Từ cộng đồng địa phương đến xã hội toàn cầu
Từ gắn kết xã hội đến tham gia dân chủ
Từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người

Phần 2. “Các nguyên tắc”, gồm các nội dung:
Bốn trụ cột của giáo dục
Học tập suốt đời

Phần 3. “Phương hướng”, gồm các nội dung:
(1) Từ giáo dục tiểu học đến đại học
(2) Người thầy và sự tìm tòi các triển vọng
(3) Lựa chọn giáo dục: yếu tố chính trị
(4) Hợp tác quốc tế: giáo dục trong ngôi làng toàn cầu”.

Trong phần “Các nguyên tắc” của Báo cáo, tác giả đưa ra “Bốn trụ cột của giáo dục”, mà nhiều tác giả Việt Nam đã xem đó là “Triết lý giáo dục” của UNESCO. Đó là:

(1) Học để chung sống2
(2) Học để biết
(3) Học để làm, và
(4) Học để tồn tại

Thực ra, chúng tôi không thấy UNESCO viết ở đâu, rằng bốn cột trụ đó được gọi là “Triết lý giáo dục của UNESCO”. Không những thế, đọc toàn bộ Báo cáo, chúng ta có thể nhận ra, tất cả các nội dung, quan điểm được nêu trong Báo cáo đều mang tính triết lý.

Một điều nữa: Đọc rất kỹ các nội dung của Báo cáo, ngoài việc khẳng định “Vai trò trung tâm của người thầy” (The central role of teachers), chúng tôi chưa phát hiện chỗ nào nói về “Lấy người học làm trung tâm” như một số học giả nói là đã viện dẫn từ nội dung của Báo cáo này.

KẾT LUẬN RÚT RA TỪ BẢN BÁO CÁO

Tóm lại, hoàn toàn có thể nói, Báo cáo của Jacques Delors quả thật là một tuyên ngôn triết lý về giáo dục thế kỷ XXI. Nó chứa đựng triết lý về mục đích của sự học, về bản thân sự học, triết lý về bản chất hệ thống giáo dục, từ tiểu học đến đại học và hệ thống giáo dục trong môi trường xã hội, chứ không chỉ có nội dung về “bốn trụ cột” như một số nhà nghiên cứu đã viện dẫn.

Từ những phân tích trên đây về tư tưởng phát triển giáo dục của thế kỷ XXI, chúng tôi cho rằng, bàn về triết lý giáo dục, chúng ta cần đề cập cả sáu mối quan hệ như UNESCO đã đề cập trong Báo cáo vừa viện dẫn trên đây.

Có thể nói, liên quan triết lý giáo dục, bản báo cáo của UNESCO đã xem xét sáu mối quan hệ:

(1) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Văn hóa;
(2) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Quyền công dân;
(3) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Gắn kết xã hội;
(4) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục, Lao động và Việc làm;
(5) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Phát triển;
(6) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục, Nghiên cứu và Khoa học.

Đến đây, chúng ta nhận ra, sự hiểu lầm “Bốn trụ cột” là triết lý có lẽ là do người ta đã chuyển ngữ “Education” từ bản tiếng Pháp thành “Learning” trong bản dịch tiếng Anh. Điều này khiến một số đồng nghiệp xem “Bốn trụ cột” về “Learning” là toàn bộ tư tưởng của văn bản có tên tiếng Anh là “Learning”.

Tôi xin mạnh dạn khẳng định nguyên bản được viết bằng tiếng Pháp, và bản tiếng Anh chắc chắn là bản dịch, vì Jacques Dulors là người Pháp, ông có thể đã không viết bản khởi thảo bằng tiếng Anh.

---

1Xem: unesdoc.unesco.org/images/0010/001095/ 109590eo.pdf

2Nhiều tài liệu của chính UNESCO lại trình bày theo một trật tự khác: Học để biết, Học để làm, Học để tồn tại, Học để chung sống.

Nguồn:Tia Sáng
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết lý giáo dục trong những cuốn sách kinh điển

    10/04/2016Cao Việt DũngNền giáo dục Việt Nam nơi đào tạo ra rất nhiều đứa trẻ được nuông chiều nhưng không thực sự được tôn trọng, tự tin vì rất nhiều thứ khác ngoài nền tảng kiến thức và bản lĩnh cá nhân, chắc chắn cần có các thay đổi. Lời gợi ý đúng đắn rất có thể sẽ đến từ những cuốn sách như thế này.
  • Gọi tên triết lý giáo dục

    14/05/2014TS. Giáp Văn DươngTriết lý giáo dục của hệ thống hiện thời là đào tạo con người công cụ. Đây là cái sai nghiêm trọng nhất trong những cái sai của hệ thống giáo dục này.
  • Khủng hoảng giáo dục là do không có triết lý giáo dục

    17/04/2014Nhà giáo Ưu tú, TS Lê Vinh DanhTS Lê Vinh Danh thu hút tôi vào một hướng khác, đó là những suy tư của ông đối với nền giáo dục nước nhà. Ông cho rằng khủng hoảng lớn nhất của hệ thống giáo dục VN trong vòng 60 năm qua là việc không chỉ ra được triết lý của nền giáo dục...
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Triết lý giáo dục của người Việt

    02/11/2012Tống Văn CôngCách đây mấy thập kỷ, khi giáo dục bắt đầu lâm vào khủng hoảng, người ta cho phục hồi câu “tiên học lễ, hậu học văn”, một triết lý giáo dục của nho giáo từng được cả châu Á vận dụng, nhưng lần này đã không cứu vãn nỗi đà xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam...
  • Triết lý giáo dục

    24/02/2012Kim ĐịnhVấn đề giáo dục và văn hóa khỏi nói ai cũng nhận là quan trọng. Vì vậy ngoài bộ quốc gia giáo dục còn có nhiều hội nghị giáo dục cũng nhóm họp để tìm giải đáp cho những vấn đề liên hệ...
  • Một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thế kỷ 21 và dân tộc Việt Nam ngày nay

    12/11/2010TS. Bùi Trân Phượng...nếu có tác giả nào, từ cách đây gần 80 năm đã chủ trương một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thời đại chúng ta vào đầu thế kỷ 21 và cần thiết cho dân tộc Việt Nam ngày nay, đó chính là nhà toán học - triết gia người Anh Alfred North Whitehead (1861-1947). Là đồng tác giả với Bertrand Russell của bộ sách ba quyển Nguyên lý toán học (Principia Mathematica, 1910, 1912, 1913), ông đã đóng góp có ý nghĩa vào luận lý học và thần học thế kỷ 20.
  • Năm học mới và triết lý giáo dục cũ

    18/08/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNăm học mới đã gần đến, các trường học khắp cả nước đang chuẩn bị đón học sinh khai giảng. Tuy nhiên, năm nay hơi bị trục trặc vì dịch cúm H1N1. Các thầy giáo và học sinh, cả cha mẹ học sinh nữa đang chờ đón nhiều thay đổi ở năm học này, nhưng có lẽ sẽ khó có đột phá nào quan trọng Cỗ xe giáo dục đang đi theo đường ray hiện tại, rất khó chuyển hướng. Cỗ xe ấy có quán tính rất lớn.
  • Về triết lý giáo dục

    28/07/2009Nguyên NgọcTheo tôi, nguyên nhân đầu tiên, sai lầm đầu tiên và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục. Nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Tôi cho rằng đang có vấn đề hết sửa nghiêm túc ở chỗ này, nơi lâu nay ta tưởng mọi sự đã chẳng còn có chuyện gì phải bàn nữa.
  • “Hoa Anh Đào Nhật bản và cô hàng bánh rán bán rong” hay một triết lý giáo dục mới

    21/04/2009PhD. Nguyễn Thế HùngHình như có một sự liên lạc mơ hồ giữa điệu múa “Hoa Anh Đào khô” của Nhật Bản với các gánh hàng quà rong nhan nhản trên khắp các phố phường Hà Nội. Điệu múa “Hoa Anh Đào khô” cho phép chúng ta nhìn sâu sắc hơn những đặc điểm tâm lý cơ bản dân tộc của Việt nam. Những đặc điểm ấy chi phối mỗi người dân Việt nam chúng ta hàng ngày, hàng giờ, trong mọi hoạt động. Những đặc điểm này làm nên lịch sử và văn hóa của đất nước chúng ta. Nhưng vì những đặc điểm này là máu thịt của ta, nên ta quá quen biết chúng, đến độ xem các đặc điểm tâm lý ấy là tầm thường.
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Lại chuyện triết lý giáo dục

    11/10/2007Nguyên NgọcMấy hôm nay bỗng lại thấy xôn xao lên chuyện triết lý giáo dục. Có lẽ là vì vừa có cuộc hội thảo về chuyện triết lý giáo dục do một cơ quan nào đó của Bộ GD-ĐT tổ chức, mà quả thật nếu không có một bài báo tường thuật lại khá sơ sài thì chẳng ai biết nó diễn ra ở đâu, vì sao, để làm gì.
  • xem toàn bộ